Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 4600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_2019_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn kiểm tra: VĂN 7 Thời gian: 90phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ 2 I.Trắc nghiệm: (3 điểm) Câu 1: Dòng nào nói không đúng đặc điểm chung về nghệ thuật của ca dao? A. Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống, hoặc lục bát biến thể. B. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật quen thuộc: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, nói quá C. Có hiện tượng trùng lặp kiểu kết cấu toàn bài, kết cấu trong từng dòng, từng hình ảnh. D. Ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng, mang nét cổ kính. Câu 2: “Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ và cảm thông với số phận đau khổ của họ” là nội dung chính của bài thơ trung đại nào đã học? A. Nam quốc sơn hà C. Bánh trôi nước B. Phò giá về kinh D. Bạn đến chơi nhà Câu 3: Dòng nào nói đúng về nội dungchính của bài thơ “Tiếng gà trưa”? A. Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu B. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước C. Tình yêu những sự vật giản dị chốn làng quê D. A và B E. Cả A, B, C Câu 4: Văn bản “Mùa xuân của tôi” (Vũ Bằng) thuộc thể loại nào? A.Truyện ngắn B. Kí C. Tùy bút D. Hồi kí Câu 5: Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào? “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” A. Điệp ngữ nối tiếp C. Điệp ngữ chuyển tiếp B. Điệp ngữ cách quãng D. Điệp ngữ liên tiếp Câu 6: Bước nào sau đây không thuộc các bước làm bài văn biểu cảm? A. Tìm hiểu đề, xác định đối tượng biểu cảm và nội dung biểu cảm B. Xác định sự việc chính và các nhân vật có liên quan C. Lập dàn ý, sắp xếp các ý biểu cảm theo bố cục D. Viết bài, sử dụng từ ngữ, câu văn biểu cảm để trình bày những suy nghĩ và cảm xúc về đối tượng. II. Tự luận:(7 điểm) Bài 1: (3 điểm) Cho đoạn thơ sau:“Trên đường hành quân xa” a) Hãy chép 6 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh b) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu xuất xứ của văn bản? c) Chỉ ra điệp ngữ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên và cho biết đó là dạng điệp ngữ nào? Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp điệp ngữ trên. Bài 2: (4 điểm) Chọn 1 trong 2 đề: Đề 1: Phát biểu cảm nghĩ của con về bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. Đề 2: Biểu cảm về một món ăn ngon của Hà Nội mà con đã từng được thưởng thức. Hết – (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm và thu lại đề sau khi kiểm tra) Họ tên học sinh: Lớp:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ 2 I. Hướng dẫn chung Dưới đây chỉ là những định hướng, trong quá trình chấm bài, giáo viên cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm để định điểm bài của học sinh chính xác, hợp lí. Cần khuyến khích đối với những bài làm sáng tạo, giàu chất văn. II. Đáp án và thang điểm: Câu Nội dung Điểm Phần I Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm (Trắc Câu 1 2 3 4 5 6 3 đ nghiệm) Đáp án D C D C C B Phần II Bài 1: (Tự luận) a. Chép lại chính xác đoạn thơ (sai từ 3- 4 lỗi trừ 0,25 điểm; sai 0.5 đ trên 4 lỗi không cho điểm) b. Hoàn cảnh sáng tác: thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ 0.25đ Xuất xứ: In trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) 0.25đ c. - Điệp ngữ: “nghe” lặp lại 3 lần 0.25đ - Điệp ngữ cách quãng 0.25đ Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về: - Hình thức: 0.5đ + Lùi đầu dòng, đánh số câu + Đủ số câu yêu cầu + Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy - Nội dung: 1.5đ + Tạo nhịp thơ nhanh, dồn dập như bao nhiêu cảm xúc ào ạt trào dâng trong tâm hồn người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa (0.5 đ) + Nhấn mạnh, làm nổi bật sự biến đổi của tâm trạng người chiến sĩ trước âm thanh bình dị, quen thuộc: cảm giác như nắng trưa xao động, cảm giác như quên hết mệt mỏi, cảm giác cả bầu trời thơ ấu hiện về trong hiện tại. 0.5 điểm + Nó cho thấy người chiến sĩ không chỉ nghe bằng thính giác thông thường mà còn nghe bằng cảm xúc, bằng tâm hồn, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức tràn về. 0.25 điểm => Điệp ngữ nhấn mạnh tác dụng của âm thanh tiếng gà đến tâm hồn người lính: Niềm xôn xao, xúc động dâng trào, gợi lại những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. 0.25 điểm Bài 2: Đề 1: Phát biểu cảm về bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh: 1. Mở bài (0.5 điểm): Giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng của 0.5đ Hồ Chí Minh. 2. Thân bài (3 điểm): a. Biểu cảm về hai câu đầu: (Kết hợp biểu cảm về nội dung lẫn 1đ nghệ thuật) - Người đọc như choáng ngợp trước vẻ đẹp của bức tranh đêm rằm tháng giêng: khung cảnh thiên nhiên rộng lớn: bầu trời,
  3. mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng và ngập tràn ánh sáng của trăng, ngập tràn sắc xuân. - Thán phục trước việc sử dụng nghệ thuật đặc sắc của Bác: + điệp từ “xuân” (3 lần trong nguyên tác) + bút pháp chấm phá: chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng (gần nghệ thuật của thơ trung đại) nhưng lại khám phá ra vẻ đẹp trong sự vận động hài hòa của cảnh vật (nét hiện đại). Cảm nhận vẻ đẹp của một thi sĩ: say sưa trước vẻ đẹp của trăng trong đêm rằm tháng giêng với một phong thái ung dung, bình thản. b. Biểu cảm về hai câu sau: (Kết hợp biểu cảm về nội dung lẫn 1đ nghệ thuật) - Bất ngờ trước hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác: “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” (Giữa dòng bàn bạc việc quân). - Một không gian vừa như thực vừa như mơ: trăng, sương - Niềm cảm phục Bác: luôn thường trực nỗi lo việc nước nhưng vẫn dành tình cảm cho thiên nhiên cảnh vật. - Thích thú trước vẻ đẹp và sự đa nghĩa trong hình ảnh khép lại bài thơ: “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”: + Con thuyền thơ - con thuyền ánh sáng: được tắm trong vẻ đẹp của trăng, ngập tràn ánh trăng Huyền ảo lãng mạn. + Con thuyền cách mạng với tương lai tươi sáng Thể hiện sự lạc quan, niềm tin phơi phới về cuộc kháng chiến. c. Biểu cảm về hình ảnh nhà thơ qua tác phẩm: 1 đ - Khâm phục tài năng thơ điêu luyện, cách sử dụng các chất liệu thơ cổ điển mà hiện đại. - Yêu mến và trân trọng Bác: Ở Người phẩm chất thi sĩ, chiến sĩ kết hợp hài hòa, thống nhất Con người đã biết vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn cảnh với phong thái ung dung tự tại và niềm tin vào tương lai tươi sáng. 3. Kết bài (0.5 điểm): Nêu khái quát cảm nhận hoặc mở rộng, 0.5đ liên hệ. Đề 2: 1. MỞ BÀI: Giới thiệu món ăn cụ thể, ấn tượng của em đối với 0.5đ món ăn ấy 2. THÂN BÀI: - Cảm nghĩ trước khi thưởng thức món ăn: cảm xúc, nhận xét 0.75 đ về hương vị, màu sắc, hình dáng món ăn - Cảm nghĩ khi thưởng thức món ăn: mùi vị trong miệng, cảm 0.75 đ giác lúc được ăn - Suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị (văn hóa, tinh thần – nếu có) của 0.75 đ món ăn: món ăn ấy có ý nghĩa đặc biệt nào trong đời sống của con; món ăn ấy nói lên nét đẹp văn hóa nào trong đời sống người Hà Nội, dân tộc - Suy nghĩ, mong muốn về cách thưởng thức món ăn, giữ gìn 0.75 đ và lưu truyền món ăn ấy 3. KẾT BÀI: Khẳng định lại tình cảm của mình 0.5đ