Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2019-2020

doc 2 trang thaodu 5860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_11_de_2_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Đề 2 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ 2 - KIỂM TRA HỌC KÌ 1-VẬT LÍ 11-2019-2020 I. TRẮC NGHIỆM : Câu 1: Hai quả cầu kim loại nhỏ kích thước giống nhau tích điện q1 = 5µC ; q2 = (-3) µC, cho tiếp xúc với nhau. Số electron dịch chuyển giữa hai điện tích là: A. 2,5.1013 hạt B. 1,25. 1013hạt C. 1,25. 1019hạt D. 0,625.1013hạt Câu 2: Phát biểu nào sau đây về đường sức của điện trường là sai ? A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường. B. Các đường sức điện có thể là đường cong kín hoặc không kín tùy vào từng trường hợp. C. Cũng có khi đường sức không kết thúc ở điện tích âm mà kết thúc ở vô cùng. D. Các đuờng sức của điện trường đều là các đường thẳng song song cách đều nhau. Câu 3: Chọn câu sai: Khi nhiệt độ vật dẫn kim loại tăng thì A. điện trở vật dẫn kim loại đó tăng. B. các ion dương trong nút mạng dao động nhiệt mạnh lên. C. các êlectron tự do được tạo ra nhiều hơn. D. điện trở suất vật dẫn kim loại đó tăng. Câu 4: Lực điện trường là lực thế vì: A. Công của lực điện trường không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích di chuyển. B. Công của lực điện trường không phụ thuộc vào đường đi của điện tích di chuyển. C. Công của lực điện trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích di chuyển mà chỉ phụ thuộc vào vị trí đầu và vị trí cuối. D. Công của lực điện trường phụ thuộc vào cường độ điện trường. Câu 5: Vai trò của lực lạ bên trong nguồn điện là: A. Làm các electron di chuyển ngược chiều điện trường. B. Làm các electron di chuyển cùng chiều điện trường. C. Làm các điện tích dương di chuyển cùng chiều điện trường. D. Làm các điện tích dương di chuyển cùng chiều điện tích âm. Câu 6: Một mạch điện có điện trở R = 10Ω. Hiệu điện thế hai đầu mạch là 20 V. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở là: A. 40W B. 4W C. 2W D. 200W Câu 7: Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn khi có dòng điện chạy qua : A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện qua vật dẫn. B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua vật dẫn. C. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua vật dẫn. D. Tỉ lệ nghịch với bình phương cường độ dòng điện qua vật dẫn. Câu 8: Một nguồn có (ξ; r ) mắc với điện trở R = r thành mạch kín thì cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn đó thành ba nguồn giống nhau mắc nối tiếp, mỗi nguồn có (ξ; r )thì cường độ dòng điện trong mạch là I’bằng: A. 3I B. 2I C. 1,5I D. 2,5I Câu 9: Chọn phát biểu sai. A. Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế được duy trì trong một thời gian dài. B. Pin, ắcquy, tụ điện là những nguồn điện thường dùng. C. Nguồn điện nào cũng có hai cực: cực dương và cực âm. D. Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế, nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Câu 10: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat AgNO3 có điện cực bằng bạc. Cường dộ dòng điện qua bình điện phân là 2A. Khối lượng Ag được giải phóng khỏi catod là m = 4,4 g. Biết bạc có A = 108; n = 1 Thời gian điện phân là: A. 965 s B. 2965 s C. 1966s D. 3965s Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau. B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất. C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện. D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 – T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện. Câu 12: Đưa vật A nhiễm điện dương lại gần quả cầu kim loại B ban đầu trung hoà về điện được nối với đất bởi một dây dẫn. Hỏi điện tích của B như nào nếu ta cắt dây nối đất sau đó đưa A ra xa B: A. B mất điện tích. B. B tích điện âm. C. B tích điện dương. D. B tích điện dương hay âm tuỳ vào tốc độ đưa A ra xa. / Câu 13: Cho hai quả cầu kim loại giống hệt nhau tiếp xúc nhau. Sau khi tiếp xúc, điện tích các quả cầu là q1 = / -7 q2 = -2,5.10 C. Hỏi trước khi tiếp xúc, điện tích các quả cầu lần lượt có thể có các giá trị nào sau đây? -7 -7 -7 A. q1= 0 ; q2 = -5.10 C B. q1= -2,5.10 C ; q2= -5.10 C -7 -7 -7 -7 C. q1= +5.10 C ; q2= -5.10 C D. q1= +2,5.10 C ; q2= -5.10 C
  2. Câu 14-. Chọn phát biểu sai? A. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron. B. Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron. C. Vật cách điện là vật hoàn toàn không có các êlectron. D. Vật trung hòa là vật có tổng đại số tất cả các điện tích bằng không. Câu 15. Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là sự va chạm của A. các êlectron tự do với chỗ mất trật tự của ion dương nút mạng. B. các êlectron tự do với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn. C. các ion dương nút mạng với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn. D. các ion dương chuyển động định hướng dưới tác dụng của điện trường với các êlectron. Câu 16. Dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật Ôm khi điện phân dung dịch A. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại. B. axit có anốt làm bằng kim loại đó. C. muối kim loại có catốt làm bằng kim loại đó. D. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại đó. Câu 17. Trong các dòng điện sau đây: I. Dòng điện qua dây dẫn kim loại (nhiệt độ không thay đổi) E1 ,r1 II. Dòng điện qua bình điện phân có dương cực tan III. Dòng điện trong chất khí Dòng điện nào tuân theo định luật Ôm? R A. I, III. B. I, II, III. C. I và II. D. II, III. A B E2 ;r2 Câu 18- Cho đoạn mạch như hình vẽ. Biết E1 6V , r1 2 , E2 3V , r2 3 . Để không có dòng điện chạy qua nguồn E2 thì điện trở R phải có giá trị A. 4 Ω. B. 0,67 Ω. C. 2 Ω. D. 1 Ω. Câu 19: Mắc nối tiếp hai bình điện phân, bình thứ nhất đựng dung dịch CuSO4, bình thứ hai đựng dung dịch AgNO3. Sau một giờ, lượng đồng giải phóng ở catot của bình thứ nhất là 0,32g. Khối lượng bạc giải phóng ở catot thứ hai có giá trị nào sau đây. Cho Cu = 64, Ag = 108. A. 1,08 g B. 108 g C. 5,4 g D. 0,54 g Câu 20:Đặt vào hai đầu mạch điện gồm biến trở R nối tiếp với điện trở R 0 một hiệu điện thế U AB không đổi, khi biến trở R có giá trị R1= 1 hoặc R2 = 4  thì công suất toả nhiệt trên biến trở là như nhau. Tìm R0 A. 2  . B. 5 . C. 16 . D. 4 . II. TỰ LUẬN:  Bài 1: Điện tích q đặt tại điểm A trong không khí gây ra tại điểm B một cường độ điện trường E . Nếu -6 -2 đặt tại B điện tích q0 = 10  C. thì nó chịu tác dụng lực F hướng từ B về A và có độ lớn F = 10 N. a/ Cường độ điện trường E tại điểm B có phương, chiều như thế nào ? Tính độ lớn E ? b/ Tìm độ lớn điện tích q đặt tại điểm A , biết AB = 30cm Bài 2 : Cho mạch điện như hình vẽ , trong đó bộ nguồn gồm n pin giống nhau mắc nối tiếp. Mỗi pin (ξ=1,5 V; r = 0,5Ω). Đ1(1,2 V- 0,72W) có điện trở R1; Đ2 (1,2 V- 0,48W) có điện trở R2; R3 = 9Ω; R4 = 4Ω. R5 là bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 có cực dương tan. Bỏ qua điện trở dây nối và các điện trở không thay đổi theo nhiệt độ. Cho các đèn sáng bình thường . a/ Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của đèn 1 và đèn 2 ? b/ Tính khối lượng Ag giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân sau thời gian 32 phút 10 giây ? Biết Ag có A = 108 và n = 1 c/ Tính số pin của bộ nguồn?