Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Đề số 1 - Năm học 2019-2020

doc 2 trang thaodu 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Đề số 1 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_11_de_so_1_nam_hoc_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Đề số 1 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ 1-KIỂM TRA HỌC KÌ 1-2019 2020 I-Trắc nghiệm Câu 1: Một bóng đèn Compact – UT 40 có ghi 220V-11 W, giá trị 11 W này là gì A. quang năng mà đèn tỏa ra. B. nhiệt lượng mà đèn tỏa ra. C. điện áp đặt vào hai đầu bóng đèn.D. công suất của đèn. Câu 2: Chọn câu sai A. Mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định, thay đổi được B. Suất điện động là một đại lượng luôn luôn dương. C. Đơn vị của suất điện động là vôn (V). D. Mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định, không đổi. Câu 3 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cách mạ một huy chương Bạc: A. Dùng muối CuS04. B. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt C. Dùng huy chương làm catốt D. Dùng huy chương làm anốt Câu 4: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho A. khả năng tác dụng lực điện của nguồn điện. B. khả năng tích điện cho hai cực của nó. C. khả năng dự trữ điện tích của nguồn điện. D. khả năng thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện. Câu 5: Khi mắc vào hai cực của acqui điện trở mạch ngoài R1 = 14Ω, thì hiệu điện thế giữa hai cực của acqui là U1 = 28V. Khi mắc vào hai cực của acqui điện trở mạch ngoài R2 = 29Ω, thì hiệu điện thế giữa hai cực của acqui là U2 = 29V. Điện trở trong của acqui là A. r = 10Ω. B. r = 1Ω. C. r = 11Ω. D. r = 0,1Ω. Câu 6 Cho hai điện tích điểm trái dấu, cùng độ lớn nằm cố định thì A. không có vị trí nào cường độ điện trường bằng 0. B. vị trí có điện trường bằng không nằm tại trung điểm của đoạn nối hai điện tích. C. vị trí có điện trường bằng 0 nằm trên đường nối hai điện tích và phía ngoài điện tích dương. D. vị trí có cường độ điện trường bằng 0 nằm trên đường thẳng nối hai điện tích và phía ngoài điện tích âm. Câu 7- Khi một điện tích q = -2 C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện sinh công -6 J, hiệu điện thế UMN là A.12 V. B. -12 V. C. 3 V. D. -3 V Câu 8- Đưa một quả cầu Q tích điện dương lại gần đầu M của một khối trụ kim loại MN. Tại M và N sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu chạm tay vào điểm I, trung điểm của MN? A. Điện tích ở M và N không thay đổi B. Điện tích ở M và N mất hết C. Điện tích ở M còn, ở N mất hết D. Điện tích ở M mất, ở N còn Câu 9 Hiện tượng hồ quang điện được ứng dụng A. trong kĩ thuật hàn điện. B. trong kĩ thuật mạ điện. C. sơn tĩnh điện. D. trong ống phóng điện tử. 0 Câu 10- Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số αT = 48 ( V/K) được đặt trong không khí ở 20 C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ t0C, suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt khi đó là E = 6 (mV). Nhiệt độ của mối hàn còn là: A. 1250C. B. 398K. C. 1450C. D. 418K. Câu 11-Cách tạo ra tia lửa điện là A. nung nóng không khí giữa hai đầu tụ điện được tích điện. B. đặt vào hai đầu của hai thanh than một hiệu điện thế khoảng 40 V đến 50V. C. tạo một điện trường rất lớn khoảng 3.106V/m trong chân không. D. tạo một điện trường rất lớn khoảng 3.106V/m trong không khí. Câu 12- Khi sạc pin cho điện thoại di động thì hầu hết điện năng được biến đổi thành A. năng lượng hóa học và nhiệt năng. B. năng lượng hóa học và quang năng. C. nhiệt năng và quang năng. D. nhiệt năng và năng lượng từ. Câu 13 : Một sợi dây bằng nhôm có điện trở 120 ở nhiệt độ 200C, điện trở của sợi dây đó ở 1790C là 204 . Tìm hệ số nhiệt điện trở của nhôm là: A.4,8.10-3K-1 B. 4,4.10-3 K-1 C. 4,3.10-3K-1 D. 4,1.10-3K-1 Câu 14- Một bàn là dùng điện 220V. Có thể thay đổi giá trị điện trở của cuộn dây trong bàn là như thế nào để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi: A. giảm 4 lần B. tăng 4 lần C. giảm 2 lần D. tăng gấp đôi Câu 15- Dùng bếp điện có công suất P = 700 W và hiệu suất H = 80 % để đun 1,7 lít nước cho đến khi sôi ở 0 100 C. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kgK. Sau thời gian 16 phút thì nước sôi, nhiệt độ ban đầu t1 của nước là A. 250C. B. 200C. C. 350C. D. 150C.
  2. Câu 16- Một bàn là (bàn ủi) sử dụng mạng điện có hiệu điện thế U = 220 V và khi hoạt động bình thường có điện trở R = 55  .Mỗi ngày sử dụng bàn là này trung bình là 1 giờ. Với giá 1 kWh điện là 1500 đồng thì riêng tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là đó trong một tháng (30 ngày) là A.39.600 đồng. B. 59.400 đồng. C. 26.400 đồng. D. 79.200 đồng. Câu 17- Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở. Thay đổi điện trở của biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy qua mạch, người ta vẽ được đồ thị như trên hình vẽ. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện lần lượt là A. E = 3 V và r = 1  . B. E = 2 V và r = 1  . C. E = 3 V và r = 0,5  . D. E = 2 V và r = 0,5  Câu 18: Một nguồn điện có suất điện động 12 V và điện trở trong 2 Ω. Nối điện trở R vào hai cực của nguồn điện thành mạch kín thì công suất tiêu thụ trên điện trở R bằng 16 W. Tính hiệu suất của nguồn. A. 67% hoặc 33%. B. 60% hoặc 40%. C. 57% hoặc 43%. D. 70% hoặc 30%. Câu 19-Theo quy ước thì chiều dòng điện là chiều chuyển động của các A. hạt mang điện âm. B. nguyên tử. C. hạt mang điện dương. D. electron. Câu 20 Một thiết bị tiêu thụ điện có công suất định mức 15 W với hiệu điện thế định mức 110 V mắc nối tiếp với bóng đèn có hiệu điện thế định mức 110 V. Cả hai được mắc vào hiệu điện thế của lưới điện là 220 V. Để cho dụng cụ trên làm việc bình thường thì công suất của đèn phải là A. 510 W. B. 51 W. C. 150 W. D. 15 W Câu 21 Nguồn điện có công suất P = 5kW được truyền đi với hiệu điện thế U = 750V đến địa điểm cách xa nguồn. Để tổn hao điện năng trên đường dây không vượt quá 10% công suất tải đi thì điện trở lớn nhất của đường dây tải là A.112,50 Ω. B. 21,25 Ω. C. 212,50 Ω. D. 11,25 Ω. Câu 22 Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ nội năng thành điện năng. B. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ cơ năng thành điện năng. C. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất. D. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất. II-Tự luận Câu 1. Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm 4pin giống nhau mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động e = 1,5V; điện trở trong r = 0,25; R1 = 24; R2 = 12; R3 = 3 là bình điện phân dung dịch AgNO3 /Ag có cực dương tan. Tính: a. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn? b. Tính bề dày của lớp Ag bám vào catôt của bình điện phân sau thời 2 R3 gian 2h 40phút 50 giây. Biết diện tích catôt 20cm , bạc có A = 108; n = 1 và R1 khối lượng riêng 7200kg/m3. c. Công suất tiêu thụ trên R2? -8 -8 R Câu 2: Hai điện tích điểm q1 = – 4.10 C và q2 = 4.10 C đặt tại hai điểm A và B 2 cách nhau một khoảng 40cm trong không khí. Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M trên đường thẳng AB, M cách A 20cm, cách B 60cm.