Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

doc 3 trang thaodu 8071
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_209_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Mã đề 209 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu

  1. TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Năm học 2019 - 2020 Môn: Vật lý – Lớp 11 Thời gian làm bài: 60 phút; (Không kể thời gian phát đề) Đề thi có: 28 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận, gồm 3 trang Mã đề thi 209 I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1: Công của lực điện không phụ thuộc vào: A. Hình dạng của đường đi. B. Vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. C. Độ lớn điện tích bị dịch chuyển. D. Cường độ của điện trường. Câu 2: Hạt tải điện trong kim loại là: A. ion dương. B. ion âm. C. electron tự do. D. ion dương và electron tự do. Câu 3: Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương, ion âm và electron tự do là dòng điện trong: A. Chất điện phân. B. Chất bán dẫn. C. Chất khí. D. Kim loại. Câu 4: Một nguồn điện có suất điện động 2 V thì khi thực hiện một công 10 J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là: A. 20 C B. 20C C. 50 C D. 5 C Câu 5: Dùng ấm điện có ghi (220V - 1000W) ở điện áp 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 25oC. Biết hiệu suất của ấm là 90%, nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), thời gian đun nước là: A. 698,33 s B. 565,65 s C. 628,5 s D. 567 s Câu 6: Dùng một cặp nhiệt điện sắt – Niken có hệ số nhiệt điện động là 32,4µV/K có điện trở trong r = 1Ω làm nguồn điện nối với điện trở R = 19Ω thành mạch kín. Nhúng một đầu vào nước đá đang tan, đầu kia vào nước đang sôi. Cường độ dòng điện qua R là: A. 0,162mA B. 0,324mA C. 0,162A D. 0,162A Câu 7: Hai quả cầu kim loại mang các điện tích lần lượt là q 1 và q2, cho chúng tiếp xúc nhau. Sau đó tách chúng ra thì mỗi quả cầu mang điện tích: q1 q2 q1 q2 A. q B. q = q1 + q2 C. q D. q = q1 - q2 2 2 Câu 8: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch: A. Không đổi so với trước. B. Giảm về 0. C. Tăng rất lớn. D. Tăng giảm liên tục. Câu 9: Đương lượng điện hoá của niken là 3.10-4 g/C. Khi cho một điên lượng 10C chạy qua bình điện phân có anốt làm bằng niken thì khối lượng của niken bám vào catốt là: A. 0,3.10-3g B. 3.10-3g C. 3.10-4g D. 0,3.10-4g Câu 10: Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 2,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là: A. 3A. B. 3/5 A. C. 0,5 A. D. 2 A. Câu 11: Dòng điện không đổi là dòng điện có : A. Chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. B. Chiều không thay đổi theo thời gian. C. Cường độ không thay đổi theo thời gian. D. Điện lượng tỉ lệ nghịch với thời gian. Câu 12: Khi mắc n nguồn nối tiếp, mỗi nguồn có suất đện động E và điện trở trong r giống nhau thì suất điện động và điện trở của bộ nguồn cho bởi biểu thức: Trang 1/3 - Mã đề thi 209
  2. r r A. E nE và r nr B. E E và r C. E nE và r D.E E và r nr b b b b n b b n b b Câu 13: Nếu khoảng cách từ điện tích điểm tới điểm đang xét tăng lên gấp 2 lần thì cường độ điện trường tại điểm đó sẽ: A. Tăng lên 4 lần. B. Giảm đi 4 lần. C. Tăng lên 2 lần. D. Giảm đi 2 lần. -6 Câu 14: Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1 = 8.10 C và -6 q2 = -2.10 C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng cách nhau trong không khí cách nhau 10 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là: A. 0,144 N B. 14,4 N C. 0,081 N D. 8,1 N Câu 15: Hai điểm A và B nằm trên đường sức trong một điện trường đều cách nhau 2m. Độ lớn của cường độ điện trường đó là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa A và B là: A. UAB = 3000V B. UAB = 500V C. UAB = 2000V D. UAB = 1000V Câu 16: Nguyên tử đang có điện tích là – 1,6.10 -19C, khi nhận thêm 2 êlectron thì nó: A. Trong hòa về điện. B. Vẫn là một iôn âm. C. Có điện tích không xác định được. D. Là iôn dương. Câu 17: Hạt tải điện trong chất điện phân là: A. ion dương và ion âm. B. electron. C. electron và ion dương. D. electron, ion dương và ion âm. Câu 18: Điện dung của tụ điện được tính bởi công thức: U Q A. B. CU C. D. QU Q U Câu 19: Công của dòng điện có đơn vị là: A. J/s B. kWh C. kVA D. W Câu 20: Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện 65µV/K đặt trong không khí ở 20 0C, còn mối kia được nung nóng đến nhiệt độ 232 0C. Suất nhiệt điện của cặp này là: A. 137,8mV B. 13,78mV C. 13,78V D. 1,378mV Câu 21: Bình điện phân nào có hiện tượng dương cực tan: A. FeCl3 với anốt bằng đồng B. AgNO3 với anốt bằng đồng C. CuSO4 với anốt bằng bạc D. AgNO3 với anốt bằng bạc Câu 22: Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là: 1 1 A. UMN = B. UMN = UNM C. UMN = - UNM D. UMN = U NM U NM Câu 23: Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong môi trường: A. Không khí ở điều kiện chuẩn. B. Nước nguyên chất. C. Dầu hỏa. D. Chân không. Câu 24: Hai bình điện phân mắc nối tiếp với nhau trong một mạch điện, bình 1 chứa dung dịch CuSO4 có các điện cực bằng đồng, bình 2 chứa dung dịch AgNO3 có các điện cực bằng bạc. Trong cùng một khoảng thời gian nếu lớp bạc bám vào catot của bình thứ 2 là m2 = 41,04g thì khối lượng đồng bám vào catot của bình thứ nhất là bao nhiêu. Biết ACu = 64, nCu = 2, AAg = 108, nAg = 1. A. 12,16g B. 18,24g C. 24, 32g D. 6,08g Câu 25: Đơn vị của hằng số Farađây là: A. g/mol B. mol/g C. C/mol D. mol/C Câu 26: Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào: A. Tăng khi nhiệt độ giảm. Trang 2/3 - Mã đề thi 209
  3. B. Tăng khi nhiệt độ tăng. C. Không đổi theo nhiệt độ. D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại. Câu 27: Trong các bán dẫn loại nào mật độ electron tự do và mật độ lỗ trống bằng nhau: A. Bán dẫn loại n B. Bán dẫn tinh khiết C. Hai loại bán dẫn loại p và bán dẫn loại n D. Bán dẫn loại p Câu 28: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường? A. V.m B. C C. N D. V/m II. TỰ LUẬN:(3 điểm) Bài 1 (2đ): Cho mạch điện như hình vẽ: Có nguồn điện ( = 12V; r = 0,4 ), R1 = 9, R2 = 6 và một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4/Cu và điện trở của bình điện phân Rp = 4. Tính: a/ Cường độ dòng điện qua mạch chính? b/ Khối lượng đồng thoát ra ở điện cực trong 16 phút 5 giây? (Biết ACu = 64 và nCu = 2, F = 96500C/mol) c/ Hiệu suất của nguồn? Bài 2 (1đ): Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M trong không khí cách điện tích điểm q = 2.10-8 C một khoảng 3 cm. Vẽ hình. HẾT Họ và tên: Số báo danh: . Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 3/3 - Mã đề thi 209