Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trãi

doc 4 trang thaodu 2750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_12_ma_de_001_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 001 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trãi

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN ĐỊA LÝ 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : Lớp : Mã đề 001 Câu 1: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh/thành có đàn lợn đông nhất ở Đông Nam Bộ là A. TP. Hồ Chí Minh. B. Đồng Nai. C. Bình Dương. D. Bình Phước. Câu 2: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất vùng Đông Nam Bộ là A. Thủ Dầu Một. B. TP. Hồ Chí Minh. C. Biên Hòa. D. Bà Rịa – Vũng Tàu. Câu 3: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp Thanh Hóa không có ngành nào sau đây? A. Thủy hải sản. B. Lương thực. C. Sản phẩm chăn nuôi. D. Đường sữa, bánh kẹo. Câu 4: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cảng biển nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Kiên Lương. B. Cái Lân. C. Dung Quất. D. Vũng Áng. Câu 5: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, loại hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị hàng xuất – nhập khẩu của nước ta là A. lương thực, thực phẩm. B. nguyên, nhiên, vật liệu. C. máy móc, thiết bị, phụ tùng. D. hàng tiêu dùng. Câu 6: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, mỏ đồng thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Tốc Tát. B. Tùng Bá. C. Na Dương. D. Sinh Quyền. Câu 7: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, Khu kinh tế ven biển nào sau đây thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Vũng Áng. B. Nhơn Hội. C. Định An. D. Vân Phong. Câu 8: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc tỉnh Bình Thuận? A. Sông Hinh. B. Vĩnh Sơn. C. Hàm Thuận – Đa Mi. D. A Vương. Câu 9: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, trung tâm công nghiệp nào ở Đông Nam Bộ có ngành sản xuất ôtô? A. Vũng Tàu. B. Thủ Dầu Một. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Biên Hòa. Câu 10: Địa danh nào sau đây là tên một điểm công nghiệp ở nước ta? A. Tĩnh Túc. B. Hạ Long. C. Quy Nhơn. D. Thái Nguyên. Câu 11: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, quốc lộ nối liền Kon Tum với Quảng Ngãi là A. 25. B. 26. C. 19. D. 24. Câu 12: Thế mạnh về tự nhiên lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng là A. tài nguyên khí hậu. B. tài nguyên khoáng sản. C. tài nguyên nước. D. tài nguyên đất. Câu 13: Công trình thủy lợi lớn được xây dựng trên thượng lưu sông Sài Gòn là A. hồ Trị An. B. kênh Vĩnh Tế. C. hồ Dầu Tiếng. D. hồ Thác Bà. Câu 14: Nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta là A. cây thực phẩm. B. cây ăn quả. Trang 1/4 - Mã đề 001
  2. C. cây công nghiệp. D. cây lương thực. Câu 15: Nước ta có mấy ngư trường trọng điểm? A. 7 B. 5. C. 6. D. 4. Câu 16: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật để phát triển những ngành công nghiệp nào? A. Sản xuất hàng tiêu dùng. B. Chế biến nông – lâm – thủy sản. C. Cơ khí và luyện kim. D. Khai khoáng và thủy điện. Câu 17: Vùng tập trung than nâu ở nước ta là A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 18: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta xảy ra vào A. nửa cuối thế kỉ XX. B. nửa cuối thế kỉ XIX. C. nửa đầu thế kỉ XX. D. đầu thế kỉ XXI. Câu 19: Con sông có trữ năng thủy điện lớn nhất Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. sông Đà. B. sông Chảy. C. sông Lục Nam. D. sông Gâm. Câu 20: Với mức tăng dân số như hiện nay, mỗi năm nước ta có thêm A. hơn 1 triệu lao động. B. hơn 3 triệu lao động. C. hơn 2 triệu lao động. D. hơn 4 triệu lao động. Câu 21: Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là A. công nghiệp, thương mại. B. du lịch, công nghiệp. C. thương mại, du lịch. D. hành chính, quân sự. Câu 22: Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của dải đất phía tây đất nước là A. Đường 14. B. Đường 9. C. Đường 1A. D. Đường Hồ Chí Minh. Câu 23: Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ đứng thứ 2 cả nước, sau A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên. Câu 24: Sau Đổi mới, thị trường buôn bán nước ta được mở rộng theo hướng A. chú trọng thị trường truyến thống. B. đa dạng hóa, đa phương hóa. C. tập trung vào các thị trường mới. D. coi trọng thị trường Châu Âu. Câu 25: Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài từ thành phố Đà Nẵng đến tỉnh A. Khánh Hòa. B. Bà Rịa – Vũng Tàu. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận. Câu 26: Việc xây dựng các hồ thủy điện ở Tây Nguyên có ý nghĩa lớn trong việc A. bảo vệ tài nguyên rừng quý giá. B. mở rộng chuyên canh cây công nghiệp. C. giải quyết nước tưới vào mùa khô. D. phân bố dân cư và nguồn lao động. Câu 27: Ý nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Hồng? A. Giáp với khu vực Tây Nam Trung Quốc. B. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. C. Giáp với vịnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. D. Giáp với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 28: Ý nào sau đây không đúng khi nói về vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên? A. Vừa giáp với Lào và với Campuchia. B. Nằm sát Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Kề bên vùng Đông Nam Bộ. D. Giáp với Biển Đông rộng lớn. Câu 29: Vùng nông nghiệp nào chuyên môn hóa sản xuất cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới? A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ. Câu 30: Cho biểu đồ: Trang 2/4 - Mã đề 001
  3. Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Khối lượng vận chuyển hàng hóa phân theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 2005 – 2014. B. Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 2005 – 2014. C. Cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa theo ngành vận tải của nước ta giai đoạn 2005 – 2014. D. Quy mô, cơ cấu khối lượng vận chuyển ngành vận tải của nước ta giai đoạn 2005 – 2014. Câu 31: Cơ sở nhiên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam là A. than nâu. B. dầu mỏ. C. khí tự nhiên. D. than đá. Câu 32: Hoạt động khai thác thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là do A. mạng lưới sông dày đặc. B. có nhiều bãi tôm, bãi cá. C. lao động có trình độ cao. D. ít thiên tai xảy ra. Câu 33: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không có đặc điểm nào sau đây? A. Tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. B. Có hiệu quả cao về kinh tế – xã hội. C. Tác động mạnh tới các ngành khác. D. Là ngành có thế mạnh lâu dài. Câu 34: Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc A. đẩy mạnh thâm canh. B. trồng và bảo vệ rừng. C. giải quyết vấn đề thực phẩm. D. cải tạo đất đai. Câu 35: Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU DÂN SỐ PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN CỦA NƯỚC TA (Đơn vị: %) Năm Thành thị Nông thôn 1990 19,5 80,5 1995 20,8 79,2 2000 24,2 75,8 2005 26,9 73,1 2010 30,5 69,5 2014 33,1 66,9 Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên? A. Tỷ lệ dân số thành thị của nước ta không tăng. B. Tỷ lệ dân số nông thôn của nước ta tăng chậm. C. Chênh lệch tỷ lệ dân số nông thôn và thành thị dần rút ngắn. D. Tỷ lệ dân số nông thôn của nước ta tăng nhanh. Trang 3/4 - Mã đề 001
  4. Câu 36: Vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong phát triển nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ. B. tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ. C. khai thác kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. D. tình trạng ô nhiễm môi trường biển. Câu 37: Nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là A. điều kiện khí hậu. B. thị trường tiêu thụ. C. độ cao địa hình. D. truyền thống canh tác. Câu 38: Vấn đề quan tâm nhất khi thực hiện khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của Đông Nam Bộ là A. bảo vệ tốt môi trường tự nhiên. B. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ. C. chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. D. thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Câu 39: Cho biểu đồ: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG ĐIỀU, CAO SU, CÀ PHÊ CỦA NƯỚC TA Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng điều, cao su và cà phê trong giai đoạn 2010 – 2014? A. Sản lượng điều lớn hơn sản lượng cao su. B. Sản lượng cao su lớn hơn sản lượng cà phê. C. Sản lượng cà phê liên tục tăng. D. Sản lượng điều liên tục tăng. Câu 40: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Đơn vị: nghìn ha) Năm 2010 2013 2014 Đồng bằng sông Hồng 1150,1 1129,9 1122,8 Đồng bằng sông Cửu Long 3945,9 4340,3 4246,6 (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, Nhà xuất bản Thống kê, Việt Nam 2016) Để thể hiện diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột ghép. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề 001