Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 002 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trãi
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 002 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_12_ma_de_002_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Địa lý Lớp 12 - Mã đề 002 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Trãi
- SỞ GD & ĐT QUẢNG BÌNH KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN ĐỊA LÝ 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : Lớp : Mã đề 002 Câu 1: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, địa phương nào sau đây có tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất? A. Quảng Trị. B. Quảng Bình. C. Nghệ An. D. Hà Tĩnh. Câu 2: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế? A. Cha Lo. B. Nậm Cắn. C. Na Mèo. D. A Đớt. Câu 3: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất vùng Đông Nam Bộ là A. Thủ Dầu Một. B. Bà Rịa – Vũng Tàu. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Biên Hòa. Câu 4: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy nhiệt điện thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Phả Lại. B. Cà Mau. C. Phú Mỹ. D. Bà Rịa. Câu 5: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, mỏ đá quý thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. Na Dương. B. Tốc Tát. C. Lục Yên. D. Yên Châu. Câu 6: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có đàn trâu đông nhất vùng Bắc Trung Bộ là A. Quảng Bình. B. Nghệ An. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Trị. Câu 7: Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ được cung cấp nguồn khí thiên nhiên từ bể trầm tích A. Trung Bộ. B. Thổ Chu – Mã Lai. C. Nam Côn Sơn. D. Cửu Long. Câu 8: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, sân bay Buôn Ma Thuột thuộc tỉnh nào sau đây? A. Gia Lai. B. Đắk Lắk. C. Lâm Đồng. D. Khánh Hòa. Câu 9: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, trung tâm công nghiệp Quy Nhơn không có ngành nào sau đây? A. Sản xuất vật liệu xây dựng. B. Khai thác, chế biến lâm sản. C. Điện tử. D. Chế biến nông sản. Câu 10: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào có quy mô dân số lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ? A. Vinh. B. Đông Hà. C. Đồng Hới. D. Hà Tĩnh. Câu 11: Đô thị nào được coi là đô thị đầu tiên ở Việt Nam? A. Đà Nẵng. B. Cổ Loa. C. Phú Xuân. D. Thăng Long. Câu 12: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cây trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ là A. cao su. B. cà phê. C. thuốc lá. D. hồ tiêu. Câu 13: Tổng trữ lượng hải sản ở vùng biển nước ta khoảng A. 3,9 – 4,0 triệu tấn. B. 2,9 – 3,0 triệu tấn. C. 4,9 – 5,0 triệu tấn. D. 1,9 – 2,0 triệu tấn. Câu 14: Hai trung tâm du lịch quan trọng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Quy Nhơn, Đà Nẵng. B. Đà Nẵng, Nha Trang. C. Nha Trang, Quy Nhơn. D. Phan Thiết, Đà Nẵng Câu 15: Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? A. 56. B. 58. C. 54. D. 64. Câu 16: Đồng bằng sông Hồng có diện tích gần Trang 1/4 - Mã đề 002
- A. 51,5 nghìn km2. B. 101 nghìn km2. C. 40 nghìn km2. D. 15 nghìn km2. Câu 17: Các trung tâm công nghiệp chính của vùng Bắc Trung Bộ là A. Thanh Hóa – Bỉm Sơn, Vinh, Đà Nẵng. B. Huế, Vinh, Quảng Ngãi. C. Thanh Hóa – Bỉm Sơn, Vinh, Huế. D. Thanh Hóa – Bỉm Sơn, Huế, Quy Nhơn. Câu 18: Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng nào sau đây? A. Đông Nam Bộ. B. Duyên hải miền Trung. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 19: Để ngành công nghiệp nước ta đáp ứng được những nhu cầu Đổi mới của đất nước, ngành công nghiệp nào được ưu tiên phát triển trước? A. Công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản. B. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. C. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí. D. Công nghiệp điện lực. Câu 20: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây không phải là khu công nghiệp? A. Khu công nghệ cao. B. Khu công nghiệp tập trung. C. Khu chế xuất. D. Khu kinh tế mở. Câu 21: Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là A. chè. B. cao su. C. cà phê. D. hồ tiêu. Câu 22: Trong cơ cấu sử dụng đất ở đồng bằng sông Hồng, loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất là A. đất nông nghiệp. B. đất chuyên dùng. C. đất chưa sử dụng. D. đất thổ cư. Câu 23: Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp hiện nay là A. dịch vụ nông nghiệp B. trồng trọt. C. thủy sản. D. chăn nuôi. Câu 24: Cho biểu đồ sau: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG PHÂN THEO NGÀNH KINH DOANH THỜI KÌ 2005- 2014 Trang 2/4 - Mã đề 002
- Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo ngành kinh doanh giai đoạn 2005 – 2014? A. Tỉ trọng dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm nhẹ. B. Dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm tỉ trọng lớn nhất. C. Tỉ trọng dịch vụ và du lịch liên tục tăng. D. Tỉ trọng bán lẻ liên tục giảm. Câu 25: Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là A. công nghệ hiện đại đạt chuẩn quốc tế. B. phục vụ chuyên nghiệp, mạng lưới phân bố hợp lí. C. có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. D. có tính phục vụ cao, công nghệ hiện đại. Câu 26: Việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ cần tránh tổn hại tới ngành A. thương mại. B. ngân hàng. C. thông tin liên lạc. D. du lịch. Câu 27: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta là A. hàng tiêu dùng. B. máy móc, thiết bị. C. lương thực, thực phẩm. D. nguyên liệu, tư liệu sản xuất. Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động nước ta? A. Công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. B. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. C. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo. D. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh. Câu 29: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ VIỆT NAM THEO NHÓM TUỔI (Đơn vị: %) Nhóm tuổi Năm 0 – 14 15 – 59 Từ 60 tuổi trở lên 2009 24,5 66,8 8,7 2014 23,5 66,3 10,2 (Nguồn: Điều tra dân số và nhà ở giữa kì thời điểm 01/4/2014) Theo bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số Việt Nam phân theo nhóm tuổi. A. Tỉ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên tăng. B. Tỉ trọng dân số 15 – 59 tuổi giảm. C. Tỉ trọng dân số 15 – 59 tuổi lớn nhất. D. Tỉ trọng dân số 0 – 14 tuổi tăng. Câu 30: Loại rừng có diện tích lớn nhất ở Bắc Trung Bộ là A. rừng đặc dụng. B. rừng phòng hộ. C. rừng sản xuất. D. rừng tre nứa. Câu 31: Bắc Trung Bộ không có nhiều thuận lợi cho việc phát triển cây lúa vì A. khí hậu khắc nghiệt. B. đồng bằng chủ yếu là đất cát pha. C. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. D. địa hình dốc, cắt xẻ mạnh. Câu 32: Để sản xuất được nhiều nông sản hàng hóa, phương thức canh tác áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là A. quảng canh, cơ giới hóa. B. luân canh và xen canh. C. đa canh và xen canh. D. thâm canh, chuyên môn hóa. Câu 33: Để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho ngành công nghiệp, Đông Nam Bộ đã giải quyết bằng cách nào? A. Sử dụng điện lưới quốc gia và phát triển nguồn điện. B. Xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu và khí. C. Sử dụng điện của các vùng xung quanh. D. Xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Đồng Nai. Câu 34: Khoáng sản phi kim loại đáng kể ở Tây Bắc là A. pirít. B. đá vôi. C. phốtphorít. D. apatit. Trang 3/4 - Mã đề 002
- Câu 35: Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, ngành có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển là A. kinh tế biển B. trồng trọt. C. khai khoáng. D. chăn nuôi. Câu 36: Yếu tố có ý nghĩa quyết định để Trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng chuyên canh chè lớn nhất nước ta là A. truyền thống canh tác lâu đời. B. khí hậu có mùa đông lạnh. C. địa hình đồi núi là chủ yếu. D. đất feralit màu mỡ. Câu 37: Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là A. sự phân hóa theo mùa. B. khô nóng quanh năm. C. sự phân hóa theo độ cao. D. diễn biến thất thường. Câu 38: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có thế mạnh tương đồng về A. trồng cây công nghiệp lâu năm. B. chăn nuôi gia súc tập trung. C. khai thác và chế biến khoáng sản. D. khai thác và chế biến lâm sản. Câu 39: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây? A. Giá trị khai thác thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. B. Giá trị nuôi trồng thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. C. Tình hình phát triển ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. D. Sản lượng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010. Câu 40: Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2014 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 1990 1994 1998 2000 2005 2010 2014 Xuất khẩu 2,4 4,1 9,4 14,5 32,4 74,8 150,2 Nhập khẩu 2,8 5,8 11,5 15,6 36,8 84,8 147,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016) Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu nước ta trong giai đoạn 1990 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ kết hợp. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ miền. HẾT - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề 002