Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn

docx 2 trang thaodu 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_2019_2020_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Lê Quý Đôn

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020 TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố H = 1, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, K = 39, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ba = 137 A - PHẦN CHUNG (7,0 ĐIỂM) Câu 1: (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau, ghi rõ điều kiện của phản ứng và cân bằng phương trình (mỗi mũi tên biểu diễn một phương trình hóa học của phản ứng). Sắt (III) sunfua → hidro sunfua → lưu huỳnh đioxit → lưu huỳnh trioxit → axit sunfuric Câu 2: (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong các trường hợp sau a) Khí sunfurơ làm mất màu nước brom. b) Axit sunfuric đặc tác dụng được với phi kim. c) Dùng lưu huỳnh để khử độc thủy ngân. d) Dung dịch axit sunfuric để lâu ngoài không khí bị vẩn đục màu vàng. Câu 3: (2,0 điểm) Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít SO 2 (đktc) vào 100 ml dung dịch NaOH 1,75M thu được dung dịch X chứa m gam muối. Tính giá trị m. Câu 4: (1,0 điểm) Hãy cho biết các phát biểu sau đây đúng (Đ) hay sai (S) (học sinh không cần giải thích): (1) Kim loại sắt tan trong dung dịch H 2SO4 loãng nhưng không tan trong dung dịch H 2SO4 đặc nguội. (2) H2S, SO2, SO3 đều là những chất khí ở điều kiện thường. (3) Để chuyên chở axit sunfuric đặc, nguội có thể dùng thùng là bằng nhôm hoặc sắt. (4) Khí hidro sunfua làm mất màu nước brom. B - PHẦN RIÊNG (3,0 ĐIỂM) B1 - Dành cho các lớp 10A1, 10A2, 10B1, 10B2 Câu 5: (2,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 14,5 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 80% đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. 1
  2. b) Cho dung dịch BaCl 2 dư vào dung dịch Y; sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 99,025 gam chất kết tủa. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu. Câu 6: (1,0 điểm). Hòa tan hoàn toàn 8,53 gam hỗn hợp A, Fe và Mg trong dung dịch H 2SO4 đặc, nóng, dư thu được 7,056 lít SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tính khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng. B2 - Dành cho các lớp 10A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, 10N Câu 5: (2,0 điểm). Hòa tan hoàn toàn 2,36 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al trong dung dịch H2SO4 đặc 80% đặc, nóng, dư. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và 1,792 lít SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. b) Cho dung dịch BaCl2 vào Y; sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 54,755 gam chất kết tủa. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu Câu 6: (1,0 điểm). Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm CuS, FeS, Mg có tỉ số mol tương ứng là 1:2:2 vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít hỗn hợp khí B (đktc). Tính giá trị m. HẾT Học sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào 2