Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - GDCS - NV02 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương (Có đáp án)

pdf 3 trang thaodu 3811
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - GDCS - NV02 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_gdcs_nv02_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - GDCS - NV02 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ II - Năm học: 2018 - 2019 TỈNH BÌNH DƯƠNG Môn thi: NGỮ VĂN 6 - GDCS Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao phát đề) (Đề thi gồm có 01 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) ĐỀ THI THỬ HKII - NV02 Cho đoạn văn sau: “Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 - Tập hai) a) Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,5 điểm) c) Nêu nội dung chính của đoạn trích? (0,5 điểm) d) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? Việc sử dụng biện pháp tu từ ấy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả của nhà văn? (0,5 điểm) e) Em có cảm nhận như thế nào về khung cảnh được khắc họa trong đoạn trích trên, trình bày dưới dạng đoạn văn (Khoảng 6-7 dòng)? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ? Xác định kiểu hoán dụ trong câu thơ sau: “Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh” (Tố Hữu) Câu 2: (1,0 điểm) Hãy chỉ ra lỗi sai và chữa lại cho đúng mỗi câu sau: a) Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, một dân tộc anh hùng. b) Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông và bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh. Câu 3: (5,0 điểm) Từ văn bản “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi. Em hãy miêu tả hình ảnh một con sông mà em biết ở nơi em sống./. Hết (Thí sinh không sử dụng tài liệu - giám thị không giải thích gì thêm)
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Gồm 02 trang) Phần Ý Đáp án Điểm a) Trích từ: “Vượt thác” 0,25 điểm Tác giả: Võ Quảng 0,25 điểm b) Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự 0,5 điểm c) Nội dung chính: Miêu tả cuộc vượt thác của Dượng Hương 0,5 điểm Thư và hình ảnh quãng sông ở vùng rừng núi d) Biện pháp tu từ: nhân hóa “phóng”, “sẵn sàng”, “vùng vằng” 0,25 điểm Tác dụng: Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, I 0,25 điểm qua đó thấy được sự dữ dội của dòng nước e) Cảm nhận theo ý sau: - Hình ảnh đặc sắc, miêu tả tinh tế 0, 25 điểm - Khung cảnh thiên nhiên hết sức hùng vĩ và dữ dội 0,25 điểm - Cảnh vượt thác của Dượng Hương Thư hết sức tài ba, là một 0,25 điểm người dũng cảm, vượt qua thác dữ - Sự chống chọi với thiên nhiên của vùng nước ở rừng núi 0,25 điểm 1 - Khái niệm: Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm 0,5 điểm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt - Có 4 kiểu hoán dụ 0,25 điểm - Câu thơ thuộc kiểu: Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa 0,25 điểm đựng: + Trái đất: Vật chứa đựng + Nhân loại: Vật bị chứa đựng II 2 a) Lỗi sai: Thiếu Chủ ngữ 0,25 điểm Sửa lại: Trải qua mấy nghìn năm đấu tranh chống ngoại xâm, 0,25 điểm dân tộc ta là một dân tộc anh hùng. b) Lỗi sai: Thừa quan hệ từ “và” và thiếu chủ ngữ câu thứ 2 0,25 điểm Sửa lại: Bỏ từ “và”, thay bằng dấu phẩy. Thêm chủ ngữ 0,25 điểm Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, nó bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh. 3 Gợi ý: - Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng ,trưa, chiều, tối - Các em hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn. MB: Giới thiệu dòng sông cần miêu tả 0,5 điểm TB: Tả dòng sông
  3. a) Buổi sớm: 1,0 điểm - Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương. - Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ. - Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm. - Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang. - Tiếng mái chèo khua nước lao xao. - Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước. - Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ. - Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng. - Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp. b) Buổi trưa: 1,0 điểm - Sông xanh thẳm, chảy hiền hoà. - Mặt nước lấp lánh ánh nắng, soi bóng hàng tre ở hai bên bờ. - Những chú cá thài bai lặng lò' dưới nước. - Khung cảnh yên bình. - Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ. - Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo. - Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng. - Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. c) Buổi chiều: 1,0 điểm - Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông. - Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ. - Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh. - Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương. - Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông. - Dòng sông lấp lánh nắng chiều. - Nước sông như rạng rõ' hơn, phản chiếu ánh hoàng hôn. d) Buổi tối: 1,0 điểm - Mặt nước nhấp nhánh ánh đèn bên đường toả bóng. - Những chú cá bống tùng toẵng. - Khung cảnh nên thơ. KB: Nêu cảm nghĩ của em: 0,5 điểm - Em rất yêu dòng sông quê ngoại. - Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người. *Lưu ý: Học sinh có thể viết văn theo ý riêng của mình. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ các ý như thang điểm đưa ra. Khuyến khích các bài văn có tính sáng tạo. Hết