Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Thái Thụy (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 4980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Thái Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_ph.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Thái Thụy (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 THÁI THỤY Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3 điểm “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. (Sách Ngữ văn 7 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Đọc kỹ đoạn văn trên rồi trả lời các câu hỏi: 1) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? 2) Luận điểm chính và phương pháp lập luận chủ yếu của văn bản đó là gì ? 3) Tìm các trạng ngữ trong câu cuối của đoạn văn trên ? 4) Câu đầu của đoạn văn trên có sử dụng biện pháp đảo trật tự từ trong một cụm từ làm phụ ngữ. Hãy chỉ ra từ nào đã được đảo trật tự và nêu tác dụng của biện pháp ấy trong câu văn ? 5) Trong câu cuối của đoạn văn, có một loạt động từ được sử dụng rất thích hợp. Hãy chỉ ra các động từ trong câu văn đó và nêu tác dụng của việc sử dụng các động từ ấy ? II. PHẦN LÀM VĂN 7 điểm Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ trên. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh:
  2. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA THÁI THỤY HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN 7 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3 điểm Câu Nội dung Điểm + Đoạn văn trích trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 0,25 1 + Tác giả: Hồ Chí Minh 0,25 + Luận điểm chính: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là 0,25 2 một truyền thống quý báu của ta. + Phương pháp lập luận chủ yếu: Chứng minh 0,25 Hai trạng ngữ: 0,25 3 - Từ xưa đến nay 0,25 - Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng + Từ được đảo trật tự: nồng nàn 0,25 4 + Tác dụng: Nhấn mạnh lòng yêu nước thiết tha của nhân dân ta. 0,25 + Các động từ: kết thành, lướt qua, nhấn chìm 0,5 5 + Tác dụng: Khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 0,5 II. PHẦN LÀM VĂN: 7 điểm Ý Nội dung Điểm Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ trên. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng văn giải thích làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ; so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được giá trị của câu tục ngữ với mọi người nói chung, với học sinh nói riêng. - Biết cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích. 1 Mở bài: 1,0 - Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện sự ham học hỏi để mở rộng kiến thức, tầm nhìn qua việc phải đi nhiều để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân. Trích dẫn câu TN (Khuyến khích sự sáng tạo trong phần mở bài của hs) 2 Thân bài: 5,0 HS triển khai giải thích câu tục ngữ:
  3. + Nghĩa đen: 2,0 - Đi một ngày đàng là đi xa, đây là cách tính khoảng cách của người 1,0 xưa. Đi xa sẽ học được những điều mới lạ mà ở nơi mình ở chưa có hoặc không có - Học một sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo 1,0 nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ dùng đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Sàng khôn là nhiều điều khôn ngoan, bổ ích + Nghĩa bóng: 2,0 - Tục ngữ thường là những đúc kết kinh nghiệm; ý nghĩa tục ngữ có 1,0 tính khái quát cao: đi xa sẽ thấy được, học được nhiều điều mới lạ, mở rộng thêm tầm hiểu biết càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau. - Câu tục ngữ không chỉ là sự đúc kết kinh nghiệm mà còn là một 1,0 lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng muốn mở rộng hiểu biết, mở rộng tầm nhìn của con người + Trong khi giải thích, cần lấy một số dẫn chứng để khẳng định ý 1,0 nghĩa của câu tục ngữ, đồng thời mở rộng, so sánh với một số câu tục ngữ, ca dao khác có nội dung tương tự hoặc gần gũi 3 Kết bài: 1,0 - Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ. 0,5 - HS có thể liên hệ thực tế: ngày nay giao thông đã thuận tiện, đời 0,5 sống đã được nâng cao nhưng câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị VẬN DỤNG CHO ĐIỂM Điểm 7: - HS vận dụng tốt văn giải thích để làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ; biết so sánh, đối chiếu, biết mở rộng vấn đề, chỉ ra được giá trị của câu tục ngữ với đời sống hiện nay, biết gắn nội dung giải thích với thực tế Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích; diễn đạt tốt. Điểm 5 - 6: - HS biết vận dụng văn giải thích để làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ; có so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra được giá trị của câu tục ngữ với đời sống hiện nay làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ câu tục ngữ này. Biết cách lập luận tương đối chặt chẽ, mạch lạc, có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích. Diễn đạt tương đối tốt, có thể còn mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. Điểm 3 - 4:
  4. - HS đã biết vận dụng văn giải thích để làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ; biết so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra giá trị của câu tục ngữ với đời sống hiện nay có đoạn còn lan man, chưa làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ câu tục ngữ này. Lập luận có đoạn chưa chặt chẽ, mạch lạc, chưa có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích. Còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt. Điểm 1 - 2: - HS chưa biết vận dụng văn giải thích để làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ; chưa biết so sánh, đối chiếu, mở rộng vấn đề, chỉ ra giá trị của câu tục ngữ với đời sống hiện nay nhiều đoạn còn lan man, chưa làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ câu tục ngữ này. Lập luận chưa chặt chẽ, mạch lạc, chưa có dẫn chứng tiêu biểu để khẳng định và làm rõ vấn đề vừa giải thích. Còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng Điểm 0 : Bỏ giấy trắng. Một số điểm lưu ý: - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. - Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả ) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này. - Nội dung câu tục ngữ là một vấn đề lớn và khó, có nhiều khía cạnh cần giải thích và chứng minh thấu đáo. Tuy nhiên, với đối tượng là học sinh lớp 7 nên không yêu cầu cao, chỉ yêu cầu hs biết vận dụng văn giải thích để làm rõ ý nghĩa câu tục ngữ ở hai mặt là nghĩa đen và nghĩa bóng (như đã nêu ở trên). - Với sự phát triển và bùng nổ Công nghệ thông tin như hiện nay, con người dễ dàng hội nhập với thế giới bên ngoài, các em có thể liên hệ việc học hỏi qua mạng Internet, qua tìm hiểu các thông tin trên các phương tiện truyền thông, qua các ứng dụng của điện thoại thông minh - giáo viên cần trân trọng những bài làm có sáng tạo và gắn với thực tế (Cụm từ Đi một ngày đàng ở đây được hiểu với nghĩa rộng mở và linh hoạt hơn ) - Khuyến khích những bài làm sáng tạo. Với bài sao chép lại văn mẫu, không thể cho điểm cao.