Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 2670
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng giáo dục và đào tạo Nam Trực (Có đáp án)

  1. PHòNG GD&ĐT NAM TrựC Đề kiểm tra học CHÂT Lượng học kỳ ii TRƯỜng thcs hồng quang Năm học 2016-2017 Môn VĂN 7 Phần I. Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Câu 1: Bài văn “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” được viết trong thời kì nào ? A. Thời kì kháng chiến chống Mỹ B. Thời kì kháng chiến chống Pháp C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc D. Những năm đầu thế kỷ XX Câu 2: Vấn đề nghị luận của bài văn “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” nằm ở vị trí nào ? A. Câu mở đầu tác phẩm B. Câu mở đầu đoạn 2 C. Câu mở đầu đoạn 3 D. Phần kết thúc Câu 3: Bài viết “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào ? A. Bữa ăn, công việc B. Đồ dùng, căn nhà C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết D. Cả 3 phương diện trên Câu 4: Trong câu :” Xa xa sau lũy tre làng, thấp thoáng mái chùa cổ kính “ có mấy trạng ngữ A . Một B .Hai C . Ba D . Bốn Câu 5 : Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính của câu bằng dấu phảy . Đúng hay sai ? A.Đúng B . Sai
  2. Câu 6 : Trong các câu sau , câu nào là câu đặc biệt ? A .Trên cao bầu trời không một gợn mây. C . Một đêm mùa xuân B. Hoa sữa tỏa ngát hương thơm . D . Trời mưa to Câu 7: Câu đặc biệt là gì ? A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ C. Là câu chỉ có chủ ngữ D. Là câu chỉ có vị ngữ Câu 8: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt A. Bộc lộ cảm xúc B. Gọi đáp C. Làm cho lời nói được ngắn gọn D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng Phần II. Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1( 2 điểm) :Cho đoạn văn : [ ] giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị : “ Không có gì quý hơn độc lập tự do, “ Nước Việt Nam ta là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi” Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai ? b. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? c. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. C Câu 2 ( 5 điểm) : Nhân dân ta thường nói “ Có chí thì nên ” . Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
  3. Đáp án + Biểu điểm Phần I. Trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 B A D B B C B C Phần II. Tự luận Câu 1: a. Đoạn văn trên được trích trong bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của nhà văn Phạm Văn Đồng. b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận, chứng minh. c. Cảm nhận: - Giới thiệu đoạn trích, khái quát nội dung đoạn trích - Để chứng minh cho sự giản dị trong lời nói và bài viết. Tác giả đã dẫn chứng câu nói nổi tiếng của Bác “ Không có gì quý hơn độc lập tự do chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Đó là những câu nói cô đọng, hàm súc, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. - Bác đã dùng cách nói giản dị để nói về những điều lớn lao, vì bác muốn quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. - Những lời nói và bài viết của Bác có tác dụng lôi cuốn cảm hóa lòng người - Qua đây cho chúng ta hiểu về phẩm chất tốt đẹp của Bác – Sự giản dị vĩ đại của vị lãnh tụ cách mạng. Câu 2 1. Yêu cầu : a) Thể loại: chứng minh b) Nội dung: chứng minh tính đúng dắn của câu tục ngữ “ Có chí thì nên ” 2. Dàn bài a) Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống b) Thân bài: Giải thích qua khái niệm thế nào là có chí thì nên Chứng minh: Dẫn chứng gương Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Ngọc Kí hoặc những tấm gương tiêu biểu. Dẫn chứng trong văn học.
  4. c) Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng ý chí bắt đầu từ việc nhỏ để khi ra đời làm được việc lớn. Biểu điểm: Phần I. Trắc nghiệm 3 điểm. Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Phần II. Tự luận 6 - 7 điểm : bài viết giải thích và chứng minh được nội dung của câu tục ngữ. Hành văn trôi chảy giàu hình ảnh, sai không quá 3 lỗi chính tả. 4 - 5 điểm : bài viết giải thích và chứng minh được nội dung câu tục ngữ, hành văn đôi chỗ còn lủng cũng, lặp từ, sai không quá 5 lỗi chính tả. 2 - 3 điểm: đã có giải thích và chứng minh nội dung câu tục ngữ nhưng còn sơ sài, hành văn nghèo nàn, sai không quá 7 lỗi chính tả. 0 - 1 điểm : bài viết yếu, sai nhiều lỗi chính tả.