Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4170
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – LỚP 8 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (không kể phát đề) Phần I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! Câu 1 (1 điểm) Lời nhận xét viết về bài thơ nào? Tác giả là ai? Câu 2 (1 điểm) Em hãy chép nguyên văn bốn câu thơ mà em thích trong bài thơ ấy? Câu 3 (1 điểm) “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!” thuộc kiểu câu gì? Nó được dùng để làm gì? Câu 4 (3 điểm) Vì sao nói bài thơ trên thể hiện được lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em, thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình? Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm) Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về nội dung lời căn dặn của Bác. HẾT
  2. ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN THI: NGỮ VĂN 8 Phần I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm) Câu 1: (1 điểm) - Bài thơ Nhớ rừng (0,5 điểm) của tác giả Thế Lữ (0,5 điểm). Câu 2: (1 điểm) - Chép nguyên văn 4 câu thơ trong bài Nhớ rừng (1đ) - Sai 2 lỗi chính tả: -0,25đ - Sai 1 từ : -0,25đ - Chép 4 câu thơ không liên tiếp nhau, tối đa chỉ được 0,25đ Câu 3: (1 điểm) - Kiểu câu: cảm thán (0,5đ) - Chức năng: Bộc lộ cảm xúc (0,5đ) Câu 4: ( 3 điểm) - Vì: + tâm trạng ngột ngạt, uất ức, tù túng + nỗi chán ghét thực tại + niềm khát khao tự do HS chỉ cần nêu đúng 2 ý trên cho 1đ - HS thể hiện lòng yêu nước (bằng nhiều cách khác nhau): học tốt, tự hào dân tộc, bảo vệ chủ quyền của tổ quốc, (2đ) Tùy vào cách diễn đạt, trình bày của HS mà GV cho điểm phù hợp với khả năng các em Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm) Một số gợi ý tham khảo: * Mở bài: - Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận ( vấn đề học tập quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người và của đất nước) - Trích lại lời căn dặn của Bác * Thân bài: - Thế nào là học tập? (HS có thể trình bày một số khía cạnh của vấn đề học tập như: Mục đích của việc học tập? Nội dung học tập? Phương pháp học tập? ) - Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp? + Tuổi trẻ là mầm non của đất nước + Thế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương lai + Tuổi trẻ có nhiều nhiệt huyết và khát khao sáng tạo
  3. + Nêu một số tấm gương trẻ tuổi làm rạng danh đất nước như: giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn . + Phê phán một số người trẻ tuổi tự phụ, kiêu căng, ham muốn vật chất tầm thường, đua đòi * Kết bài: - Khẳng định vấn đề nghị luận - Nêu nhận thức, hành động bản thân Tiêu chuẩn cho điểm câu 3 * Điểm 4: - Nội dung bài làm phong phú. Tỏ ra hiểu sâu sắc nội dung vấn đề nghị luận so với trình độ học sinh lớp 8. - Thể hiện kĩ năng làm văn nghị luận .Trình tự lập luận mạch lạc, hợp lí. Biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn. - Bố cục chặt chẽ, cân đối. - Diễn đạt trong sáng, gợi cảm. KHÔNG MẮC LỖI DIỄN ĐẠT * Điểm 3: - Nội dung bài làm khá phong phú. Tỏ ra hiểu tương đối sâu sắc nội dung vấn đề nghị luận - Thể hiện kĩ năng nghị luận . Trình tự lập luận mạch lạc, hợp lí. Biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm và đạt được hiệu quả nhất định. - Bố cục chặt chẽ, cân đối. - Diễn đạt trong sáng. MẮC VÀI LỖI DIỄN ĐẠT NHỎ, KHÔNG ĐÁNG KỂ. * Điểm 2: - Nội dung bài làm tương đối đầy đủ. Tỏ ra hiểu nội dung vấn đề nghị luận nhưng còn hời hợt, không sâu. Chưa đủ các ý chính cần thiết. - Thể hiện kĩ năng làm văn nghị luận ở mức độ trung bình. Trình tự lập luận nhìn chung hợp lí. Có kết hợp vài yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm tuy hiệu quả chưa cao. - Bố cục tương đối rõ ràng tuy có chỗ chưa cân đối. - Diễn đạt nhìn chung rõ các ý tuy đôi chỗ còn dài dòng, lủng củng. MẮC KHÔNG QUÁ 7 LỖI DIỄN ĐẠT CÁC LOẠI. * Điểm 1: - Nội dung bài làm quá sơ sài. Chỉ viết được vài dòng, ý rời rạc. - Tỏ ra chưa nắm vững phương pháp làm văn nghị luận - Diễn đạt tối nghĩa nhiều chỗ không thành câu. * Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai trầm trọng về mặt nhận thức. Hết