Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Phú Mỹ (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 3450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Phú Mỹ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Phú Mỹ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD-ĐT PHÚ TÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS PHÚ MỸ NĂM HỌC: 2015 – 2016 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: Ngữ văn – KHỐI: 8 Thời gian: 90 phút ĐỀ BÀI: I. Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm , mỗi câu đúng được 0,25 điểm) Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng hoặc đúng nhất hay sắp xếp thứ tự dòng các chữ cái đúng ô yêu cầu, hay điền các số vào khoảng trống (dấu nhiều chấm) vào tờ giấy làm bài : Câu 1: Hai dòng thơ sau có gì đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả ? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu ( Vũ Đình Liên, Ông đồ ) A. Tả cảnh có chọn lọc B. Tả kết hợp với kể C. Tả cảnh ngụ tình D. Tả cảnh ảm đạm, buồn Câu 2: Trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục của Mô-li-e, tính cách gì của ông Giuốc-đanh là đáng cười ? A. Mặc áo ngược hoa B. Bị lợi dụng C. Cởi áo, mặc áo theo nhịp của dàn nhạc D. Tính cách lố lăng, muốn học đòi làm sang Câu 3: Câu : “Tôi ở lại với anh ít hôm được chứ ?” (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) là câu gì ? A. Câu cảm thán C. Câu cầu khiến B. Câu nghi vấn D. Câu trần thuật Câu 4: Câu: “Qua tập thơ Nhật kí trong tù, có thể thấy hầu như không lúc nào, Bác không đau đáu nỗi niềm đất nước.” là câu gì? A. Câu phủ định C. Câu cầu khiến B. Câu nghi vấn D. Câu trần thuật Câu 5: Câu: “Qua tập thơ Nhật kí trong tù, có thể thấy hầu như không lúc nào, Bác không đau đáu nỗi niềm đất nước.” biểu thị ý gì của người viết về vấn đề được nói đến ? A. Phủ định B. Khẳng định C. Phủ định của phủ định D. Bác bỏ Câu 6: Hãy nối cột bên trái với cột bên phải cho đúng với bài thơ Ngắm trăng( phần dịch thơ) của Hồ Chí Minh (bằng cách ghi các chữ số hàng bên phải đúng với các khoảng trống ngay sau dòng các chữ cái) : A. Trong tù không rượu cũng . (1) nhà thơ. B. Cảnh đẹp đêm nay, khó . (2) cửa sổ, C. Người ngắm trăng soi ngoài . (3) không hoa, D. Trăng nhòm khe cửa ngắm . . . (4) hững hờ;
  2. Câu 7 : Xét về mục đích nói, câu “Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.” thuộc kiểu câu : A. câu trần thuật C. câu nghi vấn B. câu cảm thán D. câu cầu khiến Câu 8: Xác định các kiểu câu của các dòng sau (bằng cách ghi chữ số hàng bên phải đúng với khoảng trống ngay sau dòng các chữ cái). A. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. (1) Câu cầu khiến B. Bạn có thể giúp mình một tay không? (2) Câu cảm thán C. Hãy đi với mình. (3) Câu trần thuật D. Cảnh mặt trời mọc trên biển đẹp xiết bao . (4) Câu nghi vấn Câu 9 : Văn bản Bản án chế độ thực dân pháp phản ánh số phận của ai ? A. Người nghèo khổ trên thế giới B. Người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới C. Người kéo xe và người nô lệ trên thế giới D. Những người lính trên thế giới Câu 10: Về phân loại rác thải, trong các loại rác sau, loại nào thuộc rác độc hại? A. Chai nhựa, thủy tinh, sành sứ, kim loại, B. Rau củ thối, lá cây, đồ ăn thừa, rác nhà bếp,giấy, xác gia cầm, C. Đồ chơi hư, đồ điện tử hư, D. Bình ắc-quy, thuốc trừ sâu, pin, hóa chất, Câu 11 : Qua các tư liệu sau : những đứa con yêu,bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do, ( Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu ) Em có nhận xét gì về nghệ thuật dùng từ của tác giả? A. Cánh nói giàu hình ảnh với ý chế giễu B. Khoa trương, với ý ca ngợi , biểu dương C. Cách nói nhại lời,với ý chế giễu, mỉa mai D. Hàm ý mỉa mai, phê phán thái độ tráo trở Câu 12: Dòng thơ sau diễn tả được điều gì về nội dung? Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. ( Tế Hanh, Quê hương ) A. Khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống mạnh mẽ B. Niềm tự hào, tin yêu quê hương, đất nước, yêu làng quê, yêu dân chài C. Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, đầy chất thơ, nghệ thuật so sánh độc đáo D. Hoạt động mạnh mẽ của con thuyền ra khơi, mang lấy sức sống, hơi thở của làng chài II. Phần tự luận: (7.0 điểm) Đề 1: Thuyết minh về một loài vật nuôi mà em yêu thích. Đề 2: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. (Gợi ý: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “ Non sông Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp em hiểu lời dạy trên như thế nào?) ( Học sinh chọn một trong hai đề) (Hết)
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: Ngữ văn – KHỐI: 8 – NĂM HỌC: 2015 – 2016 Phần I: Trắc nghiệm: (12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng 3.0 điểm) Câu số Đáp án Câu số Đáp án 1 C 7 A 2 D 8 A(3),B(4),C(1),D(2) 3 B 9 B 4 A 10 D 5 B 11 C 6 A(3),B(4),C(2),D(1) 12 A Phần II: Tự luận (7 điểm) I. Tinh thần chung: 1. Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản, học sinh có thể nêu những ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lý thì vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá. 2. Hướng dẫn chấm chỉ định ra một số mức điểm. Các mức điểm khác, giáo viên dựa vào hai mức điểm trên và dưới để quyết định. Đối với bài tự luận, giáo viên chấm bài trên tinh thần xem xét, đánh giá tổng thể toàn vẹn bài làm, không đếm ý cho điểm. Không quá bám sát câu chữ trong quá trình chấm. II. Yêu cầu: 1 Yêu cầu về kỹ năng: - Bài viết trình bày có bố cục đầy đủ các phần: MB, TB, KB. - Trình bày mạch lạc, ít sai chính tả, ngữ pháp. - Bài văn thuyết minh : học sinh thuyết minh làm rõ được các đặc điểm về nguồn gốc, cấu tạo các bộ phận, đặc tính, lợi ích, vai trò, về đối tượng cần thuyết minh. Thuyết minh có kết hợp với tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Bài văn nghị luận: lập luận giải thích, yêu cầu lập lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục, sắp xếp các luận điểm hợp lý để làm rõ nội dung của đề bài. 2 Yêu cầu về nội dung: HS tập trung làm nổi bật các ý sau: Đề 1: Thuyết minh về một loài vật nuôi mà em yêu thích. 1. Mở bài: giới thiệu về giống vật nuôi chọn thuyết minh. 2. Thân bài: Thuyết minh về: - Nguồn gốc (kết hợp với tự sự) - Đặc điểm ngoại hình, cấu tạo các bộ phận của cơ thể (kết hợp với miêu tả) - Các giống chó, đặc điểm riêng từng loại - Đặc tính, cách nuôi dưỡng - Lợi ích và sự gắn bó, tình cảm với con người( kết hợp với biểu cảm) - . Đề 2: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. 1. Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần nghị luận
  4. 2. Thân bài: -Luận điểm 1: giải thích câu nói của Bác Hồ + Một đất nước tươi đẹp là một đất nước như thế nào? + Muốn đất nước tươi đẹp, sánh vai cùng nước bạn cần phải có những những yếu tố nào? + Giáo dục và thế hệ trẻ đóng vai trò như thế nào? -Luận điểm 2: Vì sao việc học tập của thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai của đất nước + Thanh niên, học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước + Vốn tri thức được học và nếp đạo đức được nhà trường giáo dục là yếu tố quan trọng để xây dựng đất nước + Là một thế hệ giỏi giang, có đạo đức, hứa hẹn trở thành nhũng công dân tốt -Luận điểm 3: Hiểu lời dạy của Bác ta phải làm gì? + Chúng ta phải chăm chỉ học tập, học giỏi,xác định được động cơ, mục đích và phương pháp học tập đúng đắn. + Mỗi người cần có những ước mơ, có hoài bão, để hướng tới chân trời khoa học mới. 3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề: xác định việc học là quan trọng, cần nổ lực học tập để xây dựng nước nhà. III. Chuẩn cho điểm: -Điểm 7: Đạt được những yêu cầu đã nêu, bài có sáng tạo. Vận dụng kết hợp tốt 3 yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài viết. -Điểm 5.5:Đạt được những yêu cầu đã nêu, có thể còn sai sót không đáng kể. Về hình thức: Có bố cục rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Không thực hiện đúng yêu cầu về kỹ năng, kiểu bài không đạt mức điểm này. -Điểm 3,5: Cơ bản trình bày được yêu cầu của đề, còn thiếu các phương thức kết hợp miêu tả, biểu cảm vào bài tự sự (Hoặc nêu được khoảng nữa số theo yêu cầu). Bố cục đầy đủ, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. -Điểm 2: Nội dung sơ sài chung chung Bố cục không rõ ràng, bài văn chưa rõ ý. -Điểm 00: Bài viết không đâu vào đâu, không có ý. -Không làm bài bỏ giấy trắng.
  5. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: Ngữ văn - KHỐI: 8 NĂM HỌC: 2015-2016 I. MỤC TIÊU Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 8. Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 8 học kì II theo 3 nội dung Văn học, Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh. II. HÌNH THỨC 1. Hình thức : kiểm tra trắc nghiệm và tự luận. 2. Cách tổ chức kiểm tra : học sinh làm bài tại lớp. III. THIẾT LẬP MA TRẬN 1. Liệt kê các đơn vị bài học : a/. Phần Văn Thơ hiện đại (7 tiết) - Nhớ rừng (2 tiết) - Ông đồ (1 tiết) - Quê hương (1 tiết) - Khi con tu hú (1 tiết) - Tức cảnh Pác Bó (1 tiết) - Ngắm trăng (1 tiết) Văn nghị luận (7 tiết) - Chiếu dời đô (1 tiết) - Hịch tướng sĩ (2 tiết) - Nước Đại Việt ta (1 tiết) - Bàn luận về phép học (1 tiết) - Thuế máu (2 tiết) Văn học nước ngoài (2 tiết) - Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục (2 tiết) Chương trình địa phương (1 tiết) - An Giang và vấn đề rác thải sinh hoạt hiện nay (1 tiết) Tổng kết phần văn (1 tiết) b/. Tiếng Việt : (15 tiết ) - Câu nghi vấn (2 tiết) - Câu cầu khiến (1 tiết) - Câu cảm thán (1 tiết) - Câu trần thuật (1 tiết) - Câu phủ định (1 tiết) - Hành động nói (2 tiết) - Hội thoại (2 tiết)
  6. - Lựa chọn trật tự từ trong câu (2 tiết) - Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgíc) (1 tiết) - CTĐP : Từ ngữ xưng hô địa phương (1 tiết) - Ôn tập phần Tiếng Việt học kỳ II (1 tiết) c/. Phần Làm văn : (11 tiết) * Văn thuyết minh (6 tiết) - Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh (1 tiết) - Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) (1 tiết) - Thuyết minh một danh lam thắng cảnh (1 tiết) - CTĐP : Thuyết minh thắng cảnh, di tích lịch sử địa phương AG (2 tiết) - Ôn tập về văn bản thuyết minh (1 tiết) Đề tài : - Thuyết minh về một loài vật nuôi. - Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều, kéo co, ) * Văn nghị luận : (7 tiết) - Ôn tập về luận điểm (1 tiết) - Viết đoạn văn trình bày luận điểm (1 tiết) - Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm (1 tiết) - Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (1 tiết) - Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (1 tiết) - Tìm hiểu về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận (1 tiết) - Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (1 tiết) Đề tài : - Suy nghĩ về vai trò của những người lãnh đạo (từ Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ) - Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (từ Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp) - Suy nghĩ về vai trò, tầm quan trọng, của sách với đời sống con người. - Tuổi trẻ là tương lai của đất nước - Văn học và tình thương - Hãy nói không với các tệ nạn xã hội - Mục đích học tập của bản thân 2. Xây dựng khung ma trận : PHẦN TRẮC NGHIỆM Mức độ Vận Vận Nhận Thông dụng dụng Cộng biết hiểu Chủ đề/Nội dung thấp cao *Phần Văn: - Ông đồ 1 - Quê hương 1 - Ngắm trăng 1 - Thuế máu 1 1
  7. - Ông Giuốc – đanh mặc lễ 1 phục - An Giang và vấn đề rác thải 1 sinh hoạt hiện nay *Phần tiếng Việt: - Câu nghi vấn 1 - Câu cầu khiến - Câu cảm thán 1 - Câu trần thuật 1 - Câu phủ định 1 1 Số câu 7 5 12 Số điểm 1,75 1,25 3,0 PHẦN TỰ LUẬN Mức độ Vận Vận Nhận Thông dụng dụng Cộng biết hiểu Chủ đề/Nội dung thấp cao -Thuyết minh/Nghị luận 1 1 Số câu 1 1 Số điểm 7,0 7.0 . IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA V. HƯỚNG DẪN CHẤM