Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 4390
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI Đề 1: Thời gian 120 phút Câu 1: (2đ) Hãy chỉ ra nét độc đáo trong cách diễn đạt của các nhà thơ qua những câu thơ sau : a. Chiều đi trên đồi êm như tơ Chiều đi trong lòng êm như mơ ( Xuân Diệu ) b. Đoạn trường chia lúc phân kì Vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh ( Nguyễn Du) a. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo ( Nguyễn Khuyến) Câu 2 (8đ) Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có ý kiến cho rằng: “ Với Truyện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc : từ nghệ thuật dẫn truyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên , con người.’’ ( Bồi dưỡng Ngữ văn 9 .Tr36-NXB Giáo dục) B»ng hiÓu biÕt cña m×nh qua mét sè ®o¹n trÝch ®· häc vÒ “ TruyÖn KiÒu “ trong ch­¬ng tr×nh Ng÷ v¨n 9 - TËp I, h·y tr×nh bµy ý kiÕn cña em vÒ nhËn xÐt trªn. Gîi ý Câu 1 (2đ): - Nhận xét chung: Đặc sắc trong nghệ thuật diễn đạt của các nhà thơ là sử dụng nghệ thuật điệp thanh và cách gieo vần độc đáo tạo nên tính nhạc trong thơ, gợi lên sự ngân vang có tác dụng sâu sắc trong việc bộc lộ cảm xúc - Nét riêng : a. Hai câu thơ sử dụng dụng toàn thanh bằng có tác dụng trong việc diễn tả cảm giác êm ái, nhẹ nhàng, mỏng manh của không gian buổi chiều êm đềm ,mênh mang. b. Câu thơ của Nguyên Du lại sử dụng toàn thanh trắc gợi tả cái khó khăn, trúc trắc, gập ghềnh của đường đi, nghe như có tiếng vó ngựa đang rong ruổi c. Nguyễn Khuyến lại đem đến chất nhạc trong cách gieo vần “eo” khá thú vị. Câu thơ có hình ảnh của làn nước trong lạnh lẽo, chiếc thuyền bé tẻo teo của làng quê.Cảnh mùa thu êm đềm xinh xắn trong veo qua cái nhìn của nhà thơ. Câu 2 : (8đ) Luận điểm 1: Với Truyện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc : Trước hết là ở nghệ thuật dẫn truyện - Trung tâm của văn bản không phải là sự việc mà là nhân vật ,lời văn kể chuyện theo hướng thuyết minh hành động,tâm lí của nhân vật.Phương thức kể và tả được kết hợp một cách nhuần nhuyễn, lời kể không đơn thuần là giới thiệu nhân vật, kể việc mà còn là lời đối thoại, độc thoại,nhận xét đánh giá, cũng có khi là bình luận. Khi lại là lời kể lời thuyết minh về lai lịch tính nết nhân vật . ( d/c : Giới thiệu chị em Thúy Kiều, Mã Giám Sinh) - Ngôi kể thứ ba với điểm nhìn nghệ thuật linh hoạt khi thì kể theo điểm nhìn từ bên ngoài . Khi lại được nhìn với điểm nhìn bên trong (d/c: Kể về đức hạnh của chị em Kiều, lời thoại của Mã Giám Sinh, về không gian lễ hội trong tiết thanh minh ) Luận điểm 2: Với Truyện Kiều, nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc qua nghệ thuật miêu tả thiên nhiên - Cảnh không đơn thuần là cảnh mà tả cảnh là tạo không gian để bộc lộ tâm trạng nhân vật,cảnh luôn gắn với người Đó là cảnh nhuốm màu tâm trạng hiu hắt đang diễn ra trong tâm hồn nàng Kiều.(Kiều ở lầu Ngưng Bích ) - Khi tả cảnh Nguyễn Du còn có khả năng gợi lên một cảnh tượng trong truyện giúp người đọc hình dung ra cảnh qua những ngôn từ ước lệ. ( Cảnh ngày xuân) - Nghệ thuật tả cảnh đạt đến bậc thầy giàu tính tạo hình (Cảnh ngày xuân)
  2. Luận điểm 3: Với Truyện Kiều , nghệ thuật tự sự đã có những bước phát triển vượt bậc qua nghệ thuật miêu tả con người: - Nghệ thuật tả người phong phú và đa dạng hơn, giàu tính tạo hình, lúc tả theo bút pháp ước lệ tượng trưng khi tả theo bút pháp tả thực tùy theo từng tuyến nhân vật phản diện hoặc chính diện. Khi miêu tả chị em Thúy Kiều Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ với từ ngữ mĩ lệ để tôn vinh cái đẹp.( d/c) + Khi kể về nhân vật phản diện thì Nguyễn Du lại chú ý đến chi tiết hiện thực để người đọc dễ hình dung ra nhân vật với nét ngoại hình và tính cách rõ nét (Mã Giám Sinh mua Kiều) + Cũng có khi miêu tả tâm lí gắn với hành động của nhân vật: (Mã Giám Sinh mua Kiều) + Khi cần Nguyễn Du lại tập trung miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ mềm mại - nghệ thuật miêu tả nội tâm (Mã Giám Sinh mua Kiều) Đề 2 : Thời gian 150 phút Câu 1: (2điểm) Vẻ đẹp độc đáo của hai câu thơ sau: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu (Sang thu – Hữu Thỉnh) Câu 2: ( 3điểm) Thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa , Nguyễn Du đã từng viết: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung 1.Em hiểu như thế nào về ý thơ trên ? 2. Qua số phận nàng Vũ trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ , em có suy nghĩ gì về “ phận đàn bà “ trong xã hội xưa và nay? Câu 3 : ( 5điểm) Trăng trong thơ hiện đại Việt Nam qua một số văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 –tậpI. Gîi ý Câu 1: (2điểm) - Câu thơ là cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước không gian giao mùa từ hạ sang thu . - Nghệ thuật nhân hoá kết hợp với liên tưởng tưởng tượng hợp lí đầy sáng tạo làm nên hình ảnh thơ đẹp: “ đám mây mùa hạ, vắt nửa mình ” - Nhà thơ đã lấy cái hưũ hình “đám mây”để diễn tả cái vô hình “không gian và thời gian chuyển mùa từ hạ sang thu”. Không gian vào thu vẫn còn chút mây vương của mùa hạ. - Đám mây như chiếc cầu nối hữu tình: mềm mại điệu đà duyên dáng giữa đôi bờ “ hạ- thu”. Người đọc cảm nhận được thời khắc chuyển mùa thật đẹp : hạ chưa đi hẳn mà thu cũng chưa thực sự vào mùa ,chỉ mới chớm sang. Câu 2: (3điểm) 1. Giải thích ý thơ: - Niềm thương cảm của Nguyễn Du dành cho những người phụ nữ. “Phận” là thân phận,“mệnh” là số phận do trời định.“Lời bạc mệnh”là “lời chung ” dành cho những người phụ nữ => Đó là kiếp “ đàn bà” đều phải chịu đắng cay, khổ cực. 2. Trình bày suy nghĩ về số phận người phụ nữ xưa và nay: Luận điểm 1: Suy nghĩ về nhân vật Vũ Thị Tiết : khái quát ngắn gọn - Vũ Thị Thiết là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa: đức hạnh đủ đầy mà có cuộc đời oan trái.Vốn con nhà kẻ khó thuộc tầng lớp bình dân nhưng cũng như bao người phụ nữ khác nàng cũng có khát khao,có ước mơ giản dị muôn đời:Thú vui nghi gia nghi thất. Nàng hội tụ vẻ đẹp chuẩn mực của xã hội : công, dung, ngôn, hạnh lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc nhưng lại gặp bất hạnh. Luận điểm 2: Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội xưa - Người phụ nữ muốn có hạnh phúc, muốn nuôi dưỡng hạnh phúc nhưng họ bất lực trước những thế lực vô hình.Họ sống trong thế bị động.Mọi niềm vui nỗi buồn,hạnh phúc,đau khổ đều phụ thuộc vào đàn ông.Trong gia đình Vũ Thị Thiết (nói riêng) và xã hội phong kiến nói chung,người phụ nữ như nàng không có quyền được bảo vệ mình huống chi là quyền quyết định hạnh phúc của mình. Luận điểm 3: Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay
  3. - Ngày nay trong xã hội mới,xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng,đánh giá ngang với đàn ông.Pháp luật đã bảo vệ họ - Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó.Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ.Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới:tự mình quyết định hạnh phúc,tương lai,cuộc đời mình. - Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đinh không hẳn đã chấm hết,người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới Câu 3: (5điểm) Luận điểm 1: Liên hệ so sánh trăng trong thơ nói chung từ đó nhận xét : Trăng trong các văn bản đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp trong sáng,người bạn tri kỉ của con người trong cuộc sống chiến đấu ,lao động và cuộc sống sinh hoạt đời thường Luận điểm 2: Trăng trong thơ Chính Hữu qua bài thơ Đồng chí - Trăng là biểu tượng của hiện thực (cuộc chiến đấu) và lãng mạn (thiên nhiên tươi đẹp) - Là biểu tượng của tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ thời kì kháng chiến chống Pháp,là người bạn trong đêm rừng thời tiết khắc nghiệt. - Là nhan đề cho cả tập thơ Luận điểm3: Trăng trong thơ Huy Cận qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá -Trăng là hình tượng thiên nhiên đẹp kì vĩ nhưng gần gũi gắn bó với con người là cánh buồm chuyên trở nâng bổng niềm vui hào hứng trong lao động của những người dân chài(d/c) -Trăng đã làm nên một bức tranh sơn mài về biển vàng biển bạc,với những loài cá biển đa dạng phong phú (d/c) Đó là một bức tranh tươi sáng rực rỡ sắc màu,lung linh huyền ảo Luận điểm4: Trăng trong thơ Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng -Trăng xuyên suốt bài thơ với hình ảnh đẹp về thiên nhiên tươi đẹp với không gian rộng lớn,khoáng đạt của : đồng , sông , bể , rừng -Trăng là quá khứ hồn nhiên , hòa với cây cỏ đầy nghĩa tình -Trăng trong hiện tại vẫn đẹp ,vẫn như thuở nào, là hiện thân của thiên nhiên vĩnh hằng của quá khứ vẹn nguyên thủy chung.(d/c) -Xuất hiện trong đêm hòa bình với cuộc sống hiện đại trong một đêm xảy ra sự cố người bạn ấy nghiêm khắc nhắc nhở con người đừng quên qúa khứ đừng quên tình nghĩa. Trăng đã thanh lọc tâm hồn con người thức tỉnh lương tâm con người.Trong cái im lặng của trăng trước vầng trăng tròn vành vạnh con người chợt giật mình.(d/c) -Trăng là hình tượng thơ đa nghĩa:Thiên nhiên tươi đẹp, quá khứ thủy chung tình nghĩa,là vẻ đẹp vĩnh hằng của cuộc sống,là người bạn tri kỉ của con người. Đề 3 Thời gian 90 phút Câu 1: ( 2 ,5 điểm) Trong Truyện Kiều có hai câu thơ: Dưới cầu nước chảy trong veo Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha Hai câu thơ trên gợi cho em nhớ đến hai câu thơ nào trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” (Ngữ Văn 9 – Tập I )? Cảnh được miêu tả trong những câu thơ trên có hoàn toàn giống nhau không ? Qua đó em có nhận xét gì về ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du? Câu 2 : (7,5điểm) “ Thơ là chiều sâu, là sự chắt lọc, kết tinh ” ( Nguyễn Văn Hạnh). Từ đó em hãy trình bày cảm nhận của mình về chiều sâu suy ngẫm trong đoạn thơ sau: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
  4. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa ! Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ? ( Trích ‘‘Bếp lửa’’ - Bằng Việt , Ngữ văn 9 - Tập 1 Gîi ý Câu 1: (2, 5điểm) - Chép đúng hai câu thơ: Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang - Cảnh trong những câu thơ trên không hoàn toàn giống nhau. Ở hai câu thơ đầu tiên : Cảnh có cái gì đó tha thiết , lưu luyến, vương vấn của tâm trạng con người. - Hai câu thơ trong đoạn trích Cảnh ngày xuân cũng là cây cầu, dòng nước nhưng tất cả hình ảnh đều mang dáng dấp nho nhỏ, phảng phất nỗi buồn của lòng người. - Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du: Cảnh vật hiện lên mang đầy tâm trang. (Cảnh được nhìn qua tâm trạng của nhân vật.). Đó là tài năng trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du Câu 2: ( 7,5điểm) Luận điểm 1: Suy ngẫm vê hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa: - Từ bếp lửa cháu suy ngẫm về ngọn lửa. Điệp từ , giọng thơ xúc động gợi chiều sâu của cảm xúc : từ bếp lửa bà nhen đã sáng bừng lên ngọn lửa bất diệt ngọn lửa của tình yêu thương, của niềm tin bền bỉ Luận điểm 2: Suy ngẫm sâu sắc về hình ảnh người bà gắn với bếp lửa và thể hiện tình yêu thương của cháu: - Giọng thơ sâu lắng bùi ngùi mang đầy hoài niệm suy tư Hình ảnh bà hiện về qua hồi ức vẫn dáng vẻ tảo tần, chịu thương chịu khó lặng lẽ hi sinh cả một đời cho gia đình, cho cháu con - Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng rơm rạ mà bà còn nhóm lên trong cháu bao niềm yêu thương, nhóm lên bao nghĩa tình, và đặc biệt bà còn nhóm dậy cả trong cháu những ước mơ hoài bão, khát khao của tuổi thơ, bà đã mở rộng tâm hồn cháu bằng ngọn lửa ấm áp của trái tim bà. Điệp từ nhóm kết hợp với nhịp thơ nhanh gợi ra bao cảm xúc dạt dào, - Cảm xúc ấy sáng bừng lên chất trí tuệ, hình ảnh bếp lửa đã ngang với điều kì diệu thiêng liêng Luận điểm3:. Niềm thương nhớ của cháu : - Kết thúc đoạn thơ là câu hỏi tu từ, hình ảnh thơ giàu sức gợi đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ. - Từ việc lưu giữ kỉ niệm cùng cảm xúc trào dâng cuối cùng kết đọng lại thành tâm niệm suy tư, thành điểm tựa tinh thần và từ tình cảm gắn bó với người bà đã được nâng lên thành tình yêu thương gắn bó sâu sắc với quê hương, đất nước. Đề 4 Thời gian 150 phút Câu 1: (2,0điểm) Đánh giá của em về hành động tự vẫn của nàng Vũ trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Câu 2: ( 3,0điểm) Bài học làm người em vẫn nhớ ghi “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” đã được cha ông ta kết luận bằng những lời ca mộc mạc mà đầy ý nghĩa : Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này Cơm cha áo mẹ chữ thầy Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao Suy nghĩ của em về bài học trên. Câu 3 : ( 5,0 điểm) Qua văn bản “ Cảnh ngày xuân” và “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Ngữ văn 9 – Tập 1), em hãy chứng minh rằng “ Cảnh vật và tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du bao giờ cũng vận động chứ không tĩnh tại” ( Ngữ văn 9 nâng cao)
  5. * Tìm ý, lập dàn ý: Câu 1: (2,0 điểm) * Hành động của nàng Vũ rất đáng thương bởi: - Nàng không còn cách nào để minh oan trước sự đa nghi cố chấp của chồng - Khi mà nhân cách và phẩm hạnh của nàng bị phủ nhận , khi mà hạnh phúc vợ chồng không có khả năng cứu vãn ,trong một xã hội mà người phụ nữ không có quyền tự được bảo vệ, và không có ai đủ sức để bảo vệ cho mình thì chỉ còn biết tìm đến cái chết để chứng minh tấm lòng trong sạch của mình. *Hành động của nàng cũng đáng giận bởi: - Nàng đã từ bỏ con nhỏ yêu thương, từ bỏ hạnh phúc mà mình từng vun đắp và khao khát - Nàng tỏ ra thụ động, không giám bày tỏ một cách kiên trì nhằm làm thay đổi ý nghĩ của người chồng để rồi tự chọn một cái chết oan khuất cho mình. Câu 2: (3,0điểm) * Nêu được ý nghĩa bài ca dao: - Đề cao công ơn nuôi dạy của cha mẹ, thầy cô ( người nuôi dưỡng, dạy dỗ) - Lời nhắc nhở về đạo làm người ( làm con, làm trò ) *Luận bàn: - Bài học trong bài ca dao trên giàu tính nhân văn, có gía trị và luôn luôn đúng. Đó là bài học làm người thấm nhuần với mỗi chúng ta từ thuở lọt lòng cho đến suốt đời - Mỗi người phải biết ơn sinh thành nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, ơn dạy dỗ của thầy cô - Cho đến ngày nay bài học này vẫn còn nguyên giá trị: Biểu hiện tình cảm, thái độ của con cái với cha mẹ, của học sinh với thầy cô giáo. Phê phán những biểu hiện trái đạo hiếu * Bài học: - Mỗi người phải ghi nhớ bài học đó, có hành động cụ thể để xứng với công lao của cha mẹ và thầy cô Câu 3: (5,0đểm) Luận điểm1. Cảnh vật trong thơ Nguyễn Du luôn luôn vận động chứ không tĩnh tại: + Khi miêu tả cảnh Nguyễn Du có khả năng miêu tả khá độc đáo , luôn nhìn cảnh vật trong sự vận động theo thời gian và tâm trạng của nhân vật, cảnh luôn gắn bó với con người: + Trong “ Cảnh ngày xuân « : Trước hết là cảnh ngày xuân : tươi sáng trong trẻo , tinh khôi mới mẻ, tràn đầy sức sống (d/c) +Vẫn là cảnh thiên nhiên ngày xuân nhưng chiều về lại có sự thay đổi theo thời gian , theo tâm trạng của con người : Cảnh chiều xuân mênh mang, nhạt dần (d/c) + Hay nơi lầu Ngưng Bích : Thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng của một kẻ cô đơn cô độc thì cảnh vật có vẻ đẹp hoang vắng mênh mông rợn ngợp ( 6 câu thơ đầu) + Vẫn thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích nhưng trong tám câu cuối ta thấy có sự vận động theo dòng tâm trạng của con người khá tinh tế. Ngòi bút điêu luyện của Nguyễn Du đã thể hiện khá sinh động bức tranh thiên nhiên với những cảnh vật cụ thể . Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ đậm sang nhạt, âm thanh từ tĩnh sang động Luận điểm 2 : Tâm trạng nhân vật trong thơ Nguyễn Du cũng luôn luôn vận động chứ không tĩnh tại * Trong “Cảnh ngày xuân » : Tâm trạng của nhân vật có sự biến đổi theo thời gian và không gian ngày xuân . thiên nhiên ngày xuân tươi đẹp , lễ hội mùa xuân đông vui lòng người cũng nô nức vui tươi, hạnh phúc, hào hứng phấn khởi hoà trong không khí vui vẻ của hội đạp thanh(d/c) - Lễ hội tan, cảnh xuân nhạt dần , tâm trạng con người cũng thay đổi “lần xem , thơ thẩn, nao nao “ * Trong “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” tâm trạng có sự biến đổi khá rõ rệt : - Trước hết là tâm trạng bẽ bàng sau đó là suy tư, tự đối diện với chính nỗi niềm của mình, nơi đất khách quê người tủi hờn ê chề nàng Kiều đã nhớ người yêu và cha mẹ mình (d/c) - Nhớ về những người thân yêu nàng lại nghĩ về cảnh ngộ của mình nỗi niềm ấy được Nguyễn Du miêu tả khá tinh tế : Từ buồn da diết trong nỗi nhớ quê, nhớ người (d/c) -> buồn băn khoăn về thân phận bèo dạt hoa trôi của mình(d/c) -> buồn vô vọng trong cái nhìn nhạt nhoà không hi vọng (d/c) -> Lo sợ hãi hùng về tương lai mờ mịt của mình, tiếng lòng của nàng Kiều đồng vọng vào thiên nhiên (d/c ) Ví dụ 2 : Nghị luận về mẹ . Câu 1: Trong bài thơ “Con cò” nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
  6. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” Ý thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người. *Phân tích đề: Để làm được đề bài này, học sinh cần xác định đúng các yêu cầu sau: - Kiểu bài: Nghị luận xã hội (nghị luận về một vườn đề tư tưởng đạo lí) - Nội dung : Vẻ đẹp (ý nghĩa) của tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người. - Phạm vi: Những hiểu biết và suy nghĩ của cá nhân về tình mẹ trong cuộc sống của mỗi người. * Tìm ý và lập dàn ý: - Dựa trên nội dung bài thơ “Con cò”, đặc biệt là hai câu thơ mang ý nghĩa triết lí sâu sắc khẳng định tình mẹ bao la, bất diệt. Trước mẹ kính yêu, con dù có khôn lớn trởng thành nh thế nào đi chăng nữa thì vẫn là con bé nhỏ của mẹ, rất cần và luôn được mẹ yêu thương, che chở suốt đời. - Khẳng định vai trò của mẹ trong cuộc sống của mỗi người (ý chính): Mẹ là người sinh ra ta trên đời, mẹ nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ chúng ta. Mẹ mang đến cho con biết bao điều tuyệt vời nhất: nguồn sữa trong mát, câu hát thiết tha, những nâng đỡ, chở che, những yêu thương vỗ về, mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời con, là niềm tin, là sức mạnh nâng bước chân con trên đường đời, Công lao của mẹ như nước trong nguồn, nước biển Đông vô tận. (D/c) - Mỗi chúng ta cần phải làm gì để đền đáp công ơn của mẹ? Cuộc đời mẹ không gì vui hơn khi thấy con mình mạnh khoẻ, chăm ngoan, giỏi giang và hiếu thảo. Mỗi chúng ta cần rèn luyện, học tập và chăm ngoan để mẹ vui lòng: vâng lời, chăm chỉ, siêng năng, học giỏi, biết giúp đỡ cha mẹ (d/c) - Phê phán những biểu hiện, những thái độ, hành vi cha đúng với đạo lí làm con của một số người trong cuộc sống hiện nay: cãi lại cha mẹ, ham chơi, làm những việc vi phạm pháp luật để mẹ lo lắng, đau lòng Có thể phê phán tới cả những hiện tượng mẹ ruồng rẫy, vất bỏ con, cha làm tròn trách nhiệm của người cha, người mẹ - Liên hệ, mở rông đến những tình cảm gia đình khác: tình cha con, tình cảm của ông bà và các cháu, tình cảm anh chị em để khẳng định đó là những tình cảm bền vững trong đời sống tinh thần của mỗi người. Vì vậy mỗi chúng ta cần gìn giữ và nâng niu. Tình cảm gia đình bền vững cũng là cội nguồn sức mạnh dựng xây một xã hội bền vững, đẹp tươi. Câu 2: “Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn Bà ru mẹ mẹ ru con Liệu mai sau các con còn nhớ chăng” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy) Từ suy ngẫm trên của nhà thơ Nguyễn Duy, em hãy viết một bài văn ngắn về tình yêu và lòng biết ơn mẹ. *Phân tích đề: Để làm được đề bài này, học sinh cần xác định đúng các yêu cầu sau: - Kiểu bài: Nghị luận xã hội (nghị luận về một vườn đề tư tưởng đạo lí) - Nội dung nghị luận: tình yêu và lòng biết ơn mẹ. - Phạm vi kiến thức: hiểu về ý thơ của Nguyến Duy, những hiểu biết và suy nghĩ của cá nhân về tình mẹ trong cuộc sống của mỗi người. * Tìm ý và lập dàn ý: 1- Giải thích ý thơ của Nguyễn Duy và xác định vấn đề cần bàn luận * Công lao của người mẹ với con là vô cùng lớn lao: - Sữa nuôi phần xác: Nuôi dưỡng con về thể chất - Hát nuôi phần hồn: Nuôi dưỡng con về tinh thần * Lẽ phải ở đời là: Làm con phải yêu thương và thấm thía công ơn mẹ. Vậy vấn đề bàn luận: Đạo làm con là yêu thương và biết ơn mẹ. 2- Nội dung bàn luận: - Khẳng định: Đạo làm con phải yêu thương, biết ơn mẹ là hoàn toàn đúng đắn và mang tính nhân văn cao đẹp vì: + Mẹ là người trao cho con cuộc sống, đưa con đến với thế giới này.
  7. +- Mẹ chắt lọc sự sống của thể chất mình cho con và chăm lo cho con bằng tất cả tình yêu và đức hi sinh của mình. + Tình yêu và sự chăm lo của mẹ cho con bền bỉ, tận tuỵ và vị tha, vượt mọi khoảng cách thời gian, không gian không đòi hỏi đền đáp bao giờ - Những biểu hiện về tình yêu và lòng biết ơn của Con với Mẹ + Cảm nhận và thấm thía những khát vọng mẹ gửi gắm ở con. +Cố gắng học tập và rèn luyện để thực hiện những khát vọng ấy của mẹ, xứng đáng với tình yêu và sự hi sinh của mẹ. + Thương yêu và biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể hàng ngày: giúp đỡ việc gia đình, chăm sóc khi mẹ đau ốm, động viên an ủi mẹ khi mẹ buồn - Liên hệ mở rộng : Dân tộc ta vốn có truyền thống coi trọng tình yêu và sự biết ơn của con với mẹ: nhiều câu ca dao tục ngữ khẳng định điều này: Nghĩa mẹ như nước Nghĩa mẹ bằng trời Và các nhà thơ nhà văn hiện đại đã tiếp tục nguồn cảm hứng vô tận ấy - Phê phán : những thái độ vô ơn, vô cảm trước tình yêu và sự hi sinh của mẹ, có những thái độ việc làm sai trái với mẹ Trên đây chỉ là hai ví dụ cơ bản, thực tế còn có rất nhiều dạng bài trương tự.