Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 10

docx 3 trang thaodu 6130
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_hoa_hoc_lop_10.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 10

  1. Câu 1: Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được n1 mol kết tủa. Thí nghiệm 2: Cho dung dịch NH3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n2 mol kết tủa. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được n3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hai chất X, Y lần lượt là: A. NaCl, FeCl2 . B. Al(NO3)3, Fe(NO3)2. C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2, Al(NO3)3. Câu 2: Điện phân dung dịch X chứa 3a mol Cu(NO3)2 và a mol KCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng catot tăng 12,8 gam thì dừng điện phân, thu được dung dịch Y. Cho 22,4 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N +5) và 16 gam hỗn hợp kim loại. Giả thiết hiệu suất điện phân là 100%. Giá trị của a là A. 0,096. B. 0,128. C. 0,112. D. 0,080. Câu 3: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Zn. B. Hg. C. Ag. D. Cu. Câu 4: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Na. B. Ca. C. Al. D. Fe. Câu 5: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại mặt nạ phòng độc. Chất X là A. đá vôi. B. lưu huỳnh. C. than hoạt tính. D. thạch cao. Câu 6: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là A. FeCl3. B. MgCl2. C. CuCl2. D. FeCl2. Câu 7: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2. Câu 8: Oxit nào sau đây là oxit axit? A. Fe2O3. B. CrO3. C. FeO. D. Cr2O3. Câu 9: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm? A. Na. B. Al. C. Ca. D. Fe. Câu 10: Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là A. 7,0. B. 6,8. C. 6,4. D. 12,4. Câu 11: Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là A. 175. B. 350. C. 375. D. 150. Câu 12: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H + + OH → H2O? A. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O. B. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O. C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O. D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O. Câu 13: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm. (c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4. (d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1 Câu 14: Cho các chất sau: CrO3, Fe, Cr(OH)3, Cr. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Dung dịch X gồm KHCO3 1M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 1M và HCl 1M. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch X, thu được V lít khí CO2 và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là A. 82,4 và 1,12. B. 59,1 và 1,12. C. 82,4 và 2,24. D. 59,1 và 2,24.
  2. Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung nóng Cu(NO3)2. (b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). (c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng. (g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4. B. 5. C. 6. D. 2. Câu 17: Để m gam hỗn hợp E gồm Al, Fe và Cu trong không khí một thời gian, thu được 34,4 gam hỗn hợp X gồm các kim loại và oxit của chúng. Cho 6,72 lít khí CO qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 1,7 mol HNO3, thu được dung dịch chỉ chứa 117,46 gam muối và 4,48 lít hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối của T so với H2 là 16,75. Giá trị của m là A. 27. B. 31. C. 32. D. 28 Câu 18. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất? A. Ag. B. Al C. Fe. D. Cu. Câu 19. Trong các chất sau, chất gây ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải sinh hoạt là A. CO. B. O3. C. N2. D. H2. Câu 20. Công thức của sắt(II) hiđroxit là A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3. Câu 21. Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH? A. Al(OH)3. B. AlCl3. C. BaCO3. D. CaCO3. Câu 22. Crom có số oxi hóa +6 trong hợp chất nào sau đây? A. NaCrO2. B. Cr2O3. C. K2Cr2O7. D. CrSO4. Câu 23. Cho 4,48 lít khí CO (đktc) phản ứng với 8 gam một oxit kim loại, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kim loại và hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 20. Giá trị của m là A. 7,2. B. 3,2. C. 6,4. D. 5,6. Câu 24. Cho 375 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,6. B. 7,8. C. 3,9. D. 19,5. Câu 25. Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot. (b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu. (c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa. (d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. (e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 26. Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là A. 1,76. B. 2,13. C. 4,46. D. 2,84. Câu 27. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 28. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2. (b) Cho Al2O3 vào lượng dư dung dịch NaOH. (c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2. (d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
  3. (e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3. (g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 29. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào nước (dư), thu được 0,896 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ hoàn toàn 1,2096 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được 4,302 gam kết tủa. Lọc kết tủa, thu được dung dịch Z chỉ chứa một chất tan. Mặt khác, dẫn từ từ CO2 đến dư vào Y thì thu được 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 6,79. B. 7,09. C. 2,93. D. 5,99. Câu 30. Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16% theo khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 2M (dư), thu được dung dịch Y và còn lại 0,27m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 165,1 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 40. 48. C. 32. D. 28.