Đề kiểm tra một tiết môn Vật lí Lớp 6
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Vật lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mot_tiet_mon_vat_li_lop_6.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết môn Vật lí Lớp 6
- Phần I: (3 điểm) Em hãy ghi chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng nhất vào trong bảng trả lời sau: Câu 1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng hòn bi sắt A. Khối lượng hòn bi tăng. B. Khối lượng hòn bi giảm. C. Khối lượng riêng hòn bi giảm. D. Khối lượng riêng hòn bi tăng. Câu 2: Trong cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng? A. Khí, lỏng, rắn B. Rắn, lỏng, khí. C. Lỏng, rắn, khí. D. Rắn, khí, lỏng. Câu 3: Ta dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác trẻ em có bị sốt hay không? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế thuỷ ngân. C. Nhiệt giai. D. Nhiêt kế y tế. Câu 4: Trong nhiệt giai Xexiút nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu? A. 00C B. 1000C C. 320C D. 2120C. Câu 5: Trong các vật dưới đây, vật nào có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt? A. Nhiệt kế y tế. B. Nhiệt kế thủy ngân. C. Quả bóng bàn. D. Băng kép. Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng: A. Khối lượng của chất lỏng tăng. C. Thể tích chất lỏng tăng. B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. D. Cả câu A, B, C đều đúng. Câu 7: Các máy cơ đơn giản thường dùng là: A. Mặt phăng nghiêng. B. Đòn bẩy. C. Ròng rọc. D. Cả câu A, B, C đều đúng. Câu 8: Tại sao không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh? A. Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn. B. Vì khối lượng của không khí nóng lớn hơn. C. Vì trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn . D. Vì trọng lượng riêng của không khí nóng lớn hơn . Câu 9: Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta phải để một khe hở ở chổ tiếp giáp giữa hai thanh ray? A. Vì không thể hàn hai thanh ray được. C. Vì để lắp các thanh ray được dễ hơn. B. Vì nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra. D. Vì chiều dài thanh ray không đủ. Câu 10: Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt: A. Giống nhau. B. Khác nhau. C. Không nở. D. Cả câu A, B, C đều sai. Câu 11: Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các cách sau đây? A. Hơ nóng nút. B. Hơ nóng cổ lọ. C. Hơ nóng đáy lọ. D. Cả A, B, C sai. Câu 12: Tại sao khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng? A. Vì khối lượng của vật tăng. B. Vì thể tích của vật tăng. C. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật tăng. D. Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật giảm. Phần II : Tự luận (7 điểm) Câu 2: (2đ). Ghép ý đúng ở cột A với ý đúng ở cột B: Cột A Cột B 1. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng A. nở vì nhiệt khác nhau 2. Chất rắn khác nhau B. đo nhiệt độ 3. Nhiệt giai C. là 1 thang đo nhiệt độ 4. Nhiệt kế dùng để D. thì phồng lên. Trả lời: 1 - ; 2 - ; 3 - ; 4 - Câu 3: (1đ). Hãy tính: 39OC = ? OF Câu 4: (1đ). Vì sao nhiệt kế y tế chỉ có GHĐ từ 35oC đến 42oC? Câu 5: (1đ). Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
- Bài làm