Đề kiểm tra một tiết (Tiết 75) môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần Tiếng Việt
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết (Tiết 75) môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mot_tiet_tiet_75_mon_ngu_van_lop_9_phan_tieng_vi.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết (Tiết 75) môn Ngữ văn Lớp 9 - Phần Tiếng Việt
- KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 75) MÔN: NGỮ VĂN 9 – PHẦN TIẾNG VIỆT Thời gian 45 phút (Đề 1) Câu 1. Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi: Chồng vừa ngồi xem bóng đá vừa nói: - Đội này chỉ có một chân sút, thành ra mấy lần bỏ lỡ cơ hội ghi bàn. Vợ nghe thấy liền than thở: - Rõ khổ! Có một chân thì còn chơi bóng làm gì cơ chứ! Câu hỏi: a. Tìm một trường từ vựng đã được sử dụng trong văn bản. (1đ) b. Trong câu trả lời, người vợ đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? (1đ) c. Người chồng sử dụng từ một chân theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu chuyển thì chuyển theo phương thức nào? (1đ) Câu 2: (2điểm) Chuyển các lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau sang lời dẫn gián tiếp: a. Sáng hôm qua Lan khoe với tôi: “ Mẹ mình mới mua cho mình bộ sách giáo khoa lớp 9”. b. Nam đã hứa với tôi như đinh đóng cột: “ Sáng mai tôi sẽ đi học”. Câu 3:(2điểm) Phân tích cái hay của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn Thương nhau tre chẳng ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người (Tre Việt nam - Nguyễn Duy) Câu 4: (3điểm) Viết một đoạn văn kể chuyện, trong đó nhân vật chính thay đổi cách xưng hô với người đối thoại hai lần. (gạch chân từ ngữ xưng hô) ĐÁP ÁN Câu 1. (3 điểm) a. Trường từ vựng đã được sử dụng trong văn bản: Các sự vật, sự việc liên quan đến bóng đá: đội, chân sút, ghi bàn, chơi bóng. (1đ) b. Trong câu trả lời, người vợ đã vi phạm phương châm (hội thoại) quan hệ. (0,5đ) Vì người chồng nói một đàng mà người vợ hiểu một nẻo. (0,5đ) c. Người chồng sử dụng từ một chân theo nghĩa chuyển (0,5đ). Chuyển theo phương thức hoán dụ. (0,5đ) Câu 2: (2điểm) a) Sáng hôm qua, Lan khoe với tôi rằng mẹ bạn ấy mới mua cho bạn ấy bộ sách giáo khoa lớp 9. b) Theo đó HS có thể chuyển bằng cách khác. Câu 3: (2 điểm) - Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ là: nhân hoá và điệp ngữ. (1đ)
- - Nhân hoá cây tre: “ thân bọc lấy thân, tay ôm tay níu”cây tre quấn quýt nhau trong gió bão gợi lên tình yêu thương đoàn kết giữa con người với con người trong cuộc sống.(1đ) Câu 4: (3điểm) HS viết đoạn văn đề tài tự chọn nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Đoạn văn viết theo phương thức tự sự. - Sử dụng cách xưng hô trong hội thoại theo yêu cầu của đề. - Đoạn văn viết có nội dung trong sáng, sinh động KIỂM TRA 1 TIẾT (Tiết 75) MÔN: NGỮ VĂN 9 – PHẦN TIẾNG VIỆT Thời gian 45 phút (Đề 2) Câu 1. (3 điểm) Cho đoạn trích sau, trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần” Mặn nồng một vể một ưa Bằng lòng khách mới tuỳ cơ dặt dìu Rằng: “ Mua ngọc đến lam Kiều Sinh nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?” Mối rằng: “ đáng giá nghìn vàng Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!” a. Trong đoạn trích trên, nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm “ phương châm hội thoại’’ nào? Tại sao? (1đ) b. Trong các câu thơ trên, câu thơ nào sử dụng lời dẫn trực tiếp, nhờ dấu hiệu ngữ pháp nào mà em biết? ( 2 đ) Câu 2. (1 điểm) Vẽ sơ đồ tư duy về cấu tạo từ. (xét về đặc điểm cấu tạo) Câu 3: (2 điểm ) Chuyển các lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp a. Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi : - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? (Nguyên Hồng) b. Sáng hôm qua Lan khoe với tôi: “ Mẹ mình mới mua cho mình bộ sách giáo khoa lớp 9”. Câu 4: (4 điểm ) Viết 1 đoạn văn ( từ 5 đến 7câu ) bằng cách vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích nét nổi bật của việc dùng từ trong những câu thơ sau : Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhơ cuối ghềnh bắc ngang . Sè sè nấm đất bên đường , Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh . ( Nguyễn Du, Truyện Kiều )
- ĐÁP ÁN Câu 1. (3 điểm) a. Nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm “phương châm lịch sự’’, thể hiện ở cách trả lời cộc lốc. (1 điểm) b. *Những câu thơ sử dụng cách dẫn trực tiếp. Hỏi tên, rằng: “ Mã Giám Sinh” (0,25đ) Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần” (0,25đ) Rằng: “ Mua ngọc đến Lam Kiều (0,25đ) Sinh Nghi xin dạy bao nhiêu cho tường” (0,25đ) Mối rằng: “ Giá đáng nghìn vàng (0,25đ) Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!” (0,25đ) *Nhận biết được là nhờ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. (0,5đ) Câu 2. (1 điểm) - HS có thể vẽ như sau: - Vẽ đúng ở mỗi mức độ được (0.25đ) x 4 mức = 1.0đ Câu 3. (2 điểm) HS chuyển các lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp a. Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi tôi rằng có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ tôi không. (1 điểm) b. Sáng hôm qua, Lan khoe với tôi rằng mẹ bạn ấy mới mua cho bạn ấy bộ sách giáo khoa lớp 9. Câu 4. (4 điểm) - Viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu qui định được. (0,5 điểm) - Chỉ ra được các từ láy mà tác giả sử dụng trong các câu thơ được: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu . (0,5 điểm) - Giới thiệu khái quát chung về các câu thơ : + Bốn câu thơ là hình ảnh của cảnh vật trên đường chị em Thuý Kiều du xuân trở về . Cảnh vật ấy cũng thấm đẫm tâm trạng cả nhân vật. (1 điểm) -Phân tích được nét nổi bật của việc dùng từ láy của bốn câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du : (2 điểm)
- + Cái nao nao của dòng nước, cái nho nhỏ của nhịp cầu đã gợi tả được những đường nét của cảnh vật . Cái nao nao đó cũng là cảm giác bâng khuâng xao xuyến của Thuý Kiều như báo trước một điều gì sẽ xảy ra . + Nguyễn Du rất tài tình khi dùng từ láy : sè sè , rầu rầu đẻ miêu tả nấm mồ của Đạm Tiên vì thế người đọc hình dung ra một nấm mồ gần như sát mặt đất , ở trên là nhừng ngọn cỏ úa vàng , xen lẫn màu xanh đang còn sót lại . Đó là hình ảnh một nấm mồ vô chủ đáng thương . + Cảnh đang nói cho nỗi lòng của nàng Kiều. Sè sè , rầu rầu trong câu thơ diễn tả được tâm trạng se sắt, rầu rĩ của Thuý Kiều trước số phận một con người tài hoa bạc mệnh.
- Câu 2: ( 3,0 điểm) Thế nào là ẩn dụ ? Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? Vận dụng kiến thức đã hoc về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau - Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn ( Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo ) - Mặt trời của bắt thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưn ( Nguyễn Khoa Điềm- Khút hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) a) Thế nào là ẩn dụ ? Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? 1,0 điểm - Ẩn dụ là gọi tên sự vật ,hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. - Có hai kiểu ẩn dụ thường gặp + Ẩn dụ hình tượng + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác 0,25 điểm b) phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau 0,25 điểm Gươm mài đá, đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn ( Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo ) 0,75 điểm Câu 2 + Nguyễn Trãi đã sữ dụng biện pháp nói quá trong 2 câu. ( 3 điểm ) + Biện pháp nói quá trên đã nhấn mạnh sự lớn mạnh không ngừng của nghĩa quân, đó cũng là ý chí ,nghị lực, quyết tâm của nghĩa quân không gì ngăn cản nổi trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. “Mặt trời của bắt thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” 0,75 điểm ( Nguyễn Khoa Điềm- Khút hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) + Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng biện pháp ẩn dụ trong câu thơ thứ 2 + “mặt trời” nhằm chỉ em bé lớn trên lưng mẹ. Hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ thể hiện sự gắn bó giữa người mẹ với đứa con. Đó là nguồn sống, sự tin yêu , tin tưởng của người mẹ đối với ngày mai.