Đề kiểm tra Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 99

doc 2 trang thaodu 4280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 99", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_ngu_van_lop_6_tiet_99.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 99

  1. Tiết 99 ĐỀ A ĐỀ KIỂM TRA VĂN 6 TRẮC NGHIỆM: (3 điểm ) Câu l: "Bài học đường đời đầu tiên " là sáng tác của nhà văn nào? A. Tạ Duy Anh B. TÔ Hoài C. Đoàn Giỏi D. Vũ Tú Nam Câu 2: Đoạn văn " Vượt thác " muốn làm nổi bật điều gì? A. Cảnh vượt thác B. Cảnh dòng sông .theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau, tập trung vào cảnh vượt thác. C Vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ. D. Vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của dượng Hương Thư đang chinh phục thác dữ. Câu 3: Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ " ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Trước Cách mạng tháng 8 B. Trong thời kỳ chống pháp C Trong thời kỳ chống Mĩ D. Khi đất nước hoà bình Câu 4: Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là kẻ khinh thường bạn? A. Không giúp Dế Choắt đào hang B. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ C Rũ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc D. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối Câu 5: Em hiểu như thế nào về câu văn : “ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững riêng nói của mình thì chẳng khác gì nắm dược chìa khoá chốn lao tù” ? A. Dân tộc ấy sẽ không bị đồng hoá bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình. B. Tiếng nói sẽ giúp dân tộc ấy không đánh mất đi bản sắc văn hoá của mình. C Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước và điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để mở cánh cửa nô lệ. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Trong bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ ", tại sao trong đêm ấy Bác Hồ không ngủ? A. Bác lo cho những chiến sĩ ở ngoài chiến trường. B. Bác lo lắng cho chiến dịch C Bác thương đoàn dân.công đêm phải ngủ lại trong rừng D. Cả A, B, C đều đúng Câu 7: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu sau đây: “ Biết chị Cốc đi rồi, tôi mới mon men bò lên” A. Diệp ngừ B. Thậm xưng C. So sánh D). Nhân hoá Câu 8 : Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình trong bài bức tranh của em gái tôi " ? Ạ. Ngạc nhiên, hành diện, xấu hổ B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện. C. Ngạc nhiên, tức tối, xấu hổ D. Tức tối, xấu hổ, hãnh diện Câu 9 : An-phông-xơ Đo-đê là nhà văn của nước nào? A. Dục B. Anh C. Pháp D. Mĩ Câu l0: Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ “được miêu tả từ những phương diện nào? A. Vẻ mặt, dáng hình B. Cử chỉ, hành động C. Lời nói, vẻ mặt, dáng hình D. Dáng vẻ, hành động, lời nói Câu 11 : Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích "Sông nước Cà Mau " là ở đâu? A. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch. B. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch. C Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh. D. Ngồi một nơi và tướng tượng ra. Câu 12: Nhận xét nào sau đây đúng đặc sắc nghệ thuật miêu tả của đoạn trích "Vượt thác "? A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông. B. Phối hợp cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người. C Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của con sông. D. Làm nổi bật hình ảnh của con người trong tư thế hoạt động. II. TỰ LUẬN : (7 điểm) Câu 1 : Nêu xuất xứ và nội dung của văn bản “Vượt thác ” (2 điểm ) Câu 2 : Trình bày những nét đặc sắc nổi bật về nghệ thuật và nêu ý nghĩa của văn bản “Buổi học cuối cùng ” ( 2 điểm ) Câu 3 : Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong các văn bản đã học ở học kỳ 2. (3 điểm )
  2. Tiết 99 ĐÊ B ĐỀ KIỂM TRA VĂN 6 I. TRẮC NGHIÊM: (3 điểm) Câu l: "Bài học đường đời đầu tiên " được trích từ tác phẩm nào? A. Dế Mèn phiêu lưu ký B. Vượt thác C. Cây tre Việt Nam D. Sông nước Cà Mau Câu 2: Trước cái chết thường tâm của Dế Choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào? A. Buồn rầu và sợ hãi B. Thương và ăn năn hối hận C Than thở và buồn phiền D. Nghĩ ngợi và xúc động Câu 3: So sánh "Như một pho tượng đồng đúc " và "Như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" về dượng Hương Thư cho thấy ông là người như thế nào? A. Chậm chạp nhưng mạnh khoẻ khó ai địch nổi. B. Mạnh khoẻ, không sợ khó khăn, gian khổ. C Khoẻ mạnh, vững chắc, dũng mảnh, hào hùng. D. Dày dạn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác. . ' Câu 4: Nhận xét nào sau đây không thể hiện đúng bài học của truyện "Bức tranh của em gái tôi " ? A. Cần vượt qua lòng tự ty trước tài năng của người khác. B. Trân trọng và vui mừng trước thành công của người khác. C Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua tính ích kỷ của cá nhân. D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác. Câu 5: Doạn trích "Sông nước Cà Mau " trích từ tác phân nào? A. Rừng U Minh B. Quê nội C. Đất rừng Phương D. Đất phương Nam Câu 6: Nhân vật trung tâm của bài tho "Đêm nay Bác không ngủ " là ai? A. Anh đội viên 1 B. Đoàn dân công C. Anh đội viên và Bác HỒ D. Bác HỒ Cầu 7: Nhận xét nào không đúng với nhân vật Kiều Phương trong "Bức tranh của em gái tôi "? A. Hồn nhiên, hiếu động B. Tài hội hoạ hiếm có. C Tình cảm trong sáng D. Không quan tâm đến anh Câu 8: Em hiểu như thế nào về nhan đề buổi học cllôí cùng " ? A. Buổi học cuối cùng của một môn học tiếng Pháp. B. Buổi học cuối cùng của một học kỳ. C Buổi học cuối cùng của một năm học. D. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến trường mới. Câu 9: Truyện "Bức tranh của em gái lôi " được kể bằng lời của ai? A. Lời người em, ngôi thứ hai B. Lời người anh, ngôi thứ nhất C Lời tác giả, ngôi thứ ba D. Lời người dẫn truyện, ngôi thứ 2 Câu 10: Trình tự nào thể hiện đúng tâm trạng của người anh khi xem bức tranh vẻ em gái mình? A. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện B. Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ C Ngạc nhiên, tức tối, xấu hổ D. Tức tối, hãnh diện, xấu hổ Cân 11: Trong câu văn : "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn ", những cụm động từ : Chèo thoát, đổ ra, xuôi về có tác dụng gì? A. Thông báo hoạt động của người chèo thuyền. B. Miêu tả sự hùng vĩ của sông ngòi, kênh rạch. C. Thông báo hành trình của con thuyền. D.Thông báo trạng thái hoạt động của con thuyền trong những khung cảnh sông ngòi, kênh rạch khác nhau. Câu 12: Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ " là của tác giả nào? A. Minh Huệ B. TỐ Hữu C. Tế Hanh D.Viễn Phương II. TỰ LUẬN : (7 điểm) Câu 1 : Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”. Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết : “Đêm nay Bác không ngủ, Vì một lẽ thường tình. Bác là Hồ Chí Minh ” (2 điểm ) Câu 2 : Trình bày những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”của Tô Hoài (2 điểm ) Câu 3 : Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong các văn bản đã học ở học kỳ 2. (3 điểm )