Đề kiểm tra số 1 môn Hóa học Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS An Khánh

docx 2 trang thaodu 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 1 môn Hóa học Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS An Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_so_1_mon_hoa_hoc_lop_8_de_1_nam_hoc_2018_2019_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra số 1 môn Hóa học Lớp 8 - Đề 1 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS An Khánh

  1. PHÒNG GDĐT HOÀI ĐỨC ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 NĂM HỌC 2018 – 2019 TRƯỜNG THCS AN KHÁNH MÔN: HÓA HỌC- Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề). Họ và tên : . Lớp : Đề: 01 Điểm Lời phê của giáo viên Bằng số Bằng chữ PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Đốt cháy 3,2g lưu huỳnh trong một bình chứa 1,12 lít khí O2( đktc). Thể tích khí SO2 thu được là: A. 4,48lít B. 2,24 lít C. 1,12 lít D. 3,36 lít Câu 2. Số gam KMnO4 cần dùng để điều chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là: A. 14,3g B. 31,6g C. 20,7g D. 42,8g Câu 3. Một oxit của photpho có thành phần phần trăm khối lượng của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142đvC. Công thức hóa học của oxit là: A. P2O4. B. P2O5 C. PO2. D. P2O3. Câu 4. Điều nào khẳng định sau đây là đúng khi nói về “không khí”: A. Không khí là một đơn chất. B. Không khí là một hỗn hợp. C. Không khí là một hợp chất. D. Không khí là một chất tinh khiết. Câu 5. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp: A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4 B. CuO + CO → Cu + CO2 C. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 +3 H2O. D. SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O. Câu 6. Dãy chất nào đều là oxit axit: A. SO2, CO2, SO3, CuO. B. SO2, P2O5, CO2, N2O5. C. K2O, SO3, P2O3, NO D. CaO, Fe3O4, H2O, BaO. PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2đ): Hoàn thành các PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào đã học. a. Fe + O2 Fe3O4. b. Al(OH)3 Al2O3 + H2O. c. KClO3 KCl + O2 d. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2. Câu 2: (2đ) Đốt cháy hoàn toàn 19,2g Cu trong bình chứa khí O2 thu được đồng(II) oxit. a. Viết PTHH b. Tính thể tích khí O2 (ở Đktc) cần dùng. c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế lượng oxi trên. Câu 3: (3đ) Đốt cháy 4,8g Mg với 16g oxi tạo thành magie oxit. a. Viết PTHH b. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành. c. Thể tích các khí thu được sau phản ứng.