Đề kiểm tra thử lần 1 môn Hóa học Lớp 11 - Đề 5 (Kèm đáp án)

pdf 4 trang thaodu 4190
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thử lần 1 môn Hóa học Lớp 11 - Đề 5 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_thu_lan_1_mon_hoa_hoc_lop_11_de_5_kem_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra thử lần 1 môn Hóa học Lớp 11 - Đề 5 (Kèm đáp án)

  1. – LTH ê s .M Câu 1: Biểu đồ sau đây biểu diễn nhiệt độ sôi của một số chất khí trong không khí. Khoảng 78% thể tích không khí là nitơ, 21% là oxi và phần còn lại là lượng nhỏ các khí khác Một mẫu không khí được làm lạnh đến một nhiệt độ nhất định. Kết quả là thể tích khí giảm gần 22% sau khi một số khí ngưng tụ. Nhiệt độ làm lạnh mẫu có thể là A. −100ºC. B. −190ºC. C. −160ºC. D. −220ºC. Câu 2: Trong công nghiệp, người ta điều chế axit photphoric có độ tinh khiết cao bằng cách nào sau đây? A. Đốt cháy photpho để được P2O5, rồi cho P2O5 tác dụng với nước. B. Cho H2SO4 đặc tác dụng với quặng apatit. C. Dùng HNO3 đặc oxi hoá photpho. D. Nhiệt phân quặng photphorit trong không khí. Câu 3: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau? to A. C + 4HNO3 (đặc)  CO2 + 4NO2 + 2H2O. B. Fe2O3 + 3C 2Fe + 3CO. C. C + O2 CO2. D. Ca + 2C CaC2. Câu 4: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Khí amomiac ít tan trong nước nên tạo thành dung dịch có tính bazơ yếu. B. Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước có thể dùng H2SO4 đặc, CaO, P2O5. C. Tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nước và là chất điện li mạnh. D. Nitơ là chất khí không màu, nặng hơn không khí và tan rất ít trong nước. Câu 5: Sản phẩm thu được khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp muối gồm NaNO3 và Fe(NO3)3 là: A. NaNO2, Fe2O3, NO2, O2. B. Na2O, Fe2O3, NO2, O2. C. NaNO2, Fe(NO2)3, O2. D. NaNO2, Cu, NO2, O2. – – 1
  2. – LTH Câu 6: Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với HNO3 và H3PO4? (xem như điều kiện cần thiết cho phản ứng có đủ) A. CaO, KCl, Ag. B. Na2O, Mg, KOH. C. MgO, Cu, Ca(NO3)2. D. CuO, Fe(NO3)3, Zn. Câu 7: Photpho đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây? to A. 3Ca + 2P  Ca3P2. B. 2P + 5Cl2 2PCl5. C. 4P + 5O2 2P2O5. D. 6P + 5KClO3 3P2O5 + 5KCl. Câu 8: Cho các tính chất sau: (a) Có tính axit và tính oxi hóa mạnh. (b) Tinh thể trong suốt, không màu và dễ chảy rửa. (c) Tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. (d) Bốc khói mạnh trong không khí ẩm. (e) Kém bền, có mùi khai, xốc và nhẹ hơn không khí. Axit nitric có những tính chất là: A. (a), (b), (e). B. (a), (c), (d). C. (a), (b), (c). D. (b), (c), (e). Câu 9: Công thức hóa học của phân urê là A. (NH2)2CO. B. K2CO3. C. NaNO3. D. NH4Cl. Câu 10: Chọn phát biểu đúng về cacbon. A. Kim cương có khả năng hấp phụ mạnh các chất khí và chất tan trong dung dịch. B. Trong các dạng thù hình, than chì hoạt động hơn cả về mặt hóa học. C. Trong các phản ứng oxi hóa – khử, cacbon thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử, tuy nhiên, tính khử là chủ yếu. D. Cacbon phản ứng mạnh với các chất ở nhiệt độ thường và khá trơ khi đun nóng. Câu 11: NH3 phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? (điều kiện phản ứng coi như có đủ) A. AlCl3, HNO3, O2. B. O2, KOH, HClO4. C. HCl, NaCl, H3PO4. D. H2S, NaOH, Cl2. Câu 12: Phản ứng giữa HNO3 và kim loại không thể tạo ra hợp chất nào sau đây của nitơ? A. NO2. B. N2O. C. N2O5. D. NO. Câu 13: Hiện tượng xảy ra khi cho mảnh kim loại Cu vào dung dịch HNO3 đặc là A. không có hiện tượng gì. B. mảnh đồng tan, dung dịch có màu xanh, có khí H2 thoát ra. C. mảnh đồng tan, dung dịch có màu vàng, có khí không màu thoát ra. D. mảnh đồng tan, dung dịch có màu xanh, có khí màu nâu thoát ra. Câu 14: Kim loại nào sau đây phản ứng được với axit nitric đặc, nguội? A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Mg. Câu 15: Công thức hóa học của magie nitrua là A. Mg3N2. B. Mg2N3. C. Mg(NO3)2. D. Mg(NO2)2. Câu 16: Vị trí của nguyên tố cacbon (Z = 6) trong bảng tuần hoàn là A. ô thứ 6, chu kì 2, nhóm IIA. B. ô thứ 6, chu kì 3, nhóm IIA. C. ô thứ 6, chu kì 3, nhóm IVA. D. ô thứ 6, chu kì 2, nhóm IVA. Câu 17: Dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch đựng riêng biệt: amoni sunfat, amoni clorua, kali clorua, sắt (III) nitrat (chỉ với một lần thử) A. KOH. B. Ba(OH)2. C. NH3. D. NaCl. – – 2
  3. – LTH Câu 18: Hãy chọn phát biểu k ô trong các phát biểu sau: A. Phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat ( NO3 ) và ion amoni ( NH4 ). B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và NH4H2PO4. C. Một loại phân chứa KNO3 và Ca(H2PO4)2 được gọi là phân phức hợp. D. Phân urê là loại phân đạm tốt nhất. Câu 19: Chia 26,1 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Al thành hai phần bằng nhau. - Phần 1: tác dụng với hỗn hợp dung dịch HCl và H2SO4 dư thu được 15,12 lít khí H2 (đktc). - Phần 2: tác dụng vừa đủ với x lít dung dịch HNO3 1M thu được 4,48 lít hỗn hợp X (đktc) gồm hai khí có tỉ khối hơi so với hiđro là 14,75; trong đó có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí. Giá trị của x là (cho Mg = 24; Al = 27; N = 14; O = 16; H = 1) A. 1,60. B. 1,70. C. 1,55. D. 1,75. Câu 20: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 theo tỉ lệ 1 : 4 về thể tích. Thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 từ hỗn hợp X. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của X so với Y là 0,9. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là (cho N = 14; O = 16; H = 1) A. 30%. B. 20%. C. 25%. D. 15%. Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam Cu vào 189 gam dung dịch HNO3 50% thu được dung dịch X + (không có ion NH4 ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 1000 ml dung dịch KOH 1,6M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 121,5 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là (cho Cu = 64; K = 39; N = 14; O = 16; H = 1) A. 37,71%. B. 36,89%. C. 38,60%. D. 27,09%. Câu 22: Cho bốn dung dịch riêng biệt X, Y, Z, T chứa các chất khác nhau trong số bốn chất: NaNO3, H2SO4, K2SO4, HNO3. Thực hiện thí nghiệm phân biệt các dung dịch trên thu được kết quả sau: X Y Z T Không đổi Không đổi Quỳ tím Hóa đỏ Hóa đỏ màu màu Không hiện Không hiện Dung dịch Ba(OH) Kết tủa trắng Kết tủa trắng 2 tượng tượng Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là: A. H2SO4, K2SO4, HNO3, NaNO3. B. HNO3, NaNO3, K2SO4, H2SO4. C. H2SO4, NaNO3, HNO3, K2SO4. D. K2SO4, NaNO3, HNO3, H2SO4. Câu 23: Cho 10,32 gam Mg tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,792 lít hỗn hợp khí gồm N2O và N2 (đktc) có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 19 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là (cho Mg = 24; N = 14; O = 16; H = 1) A. 63,64. B. 78,88. C. 65,24. D. 58,52. Câu 24: Cho m gam P2O5 tác dụng với 774 ml dung dịch NaOH 5M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 2,8m gam chất rắn khan. Giá trị của m là (cho P = 31; O = 16; H = 1; Na = 23) A. 142. B. 85,2. C. 42,6. D. 71. Câu 25: Phản ứng giữa HNO3 đặc, nóng, dư với P tạo ra khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng được cân bằng thì tổng hệ số các chất trong phương trình hóa học của phản ứng (số nguyên, tối giản) là – – 3
  4. – LTH A. 18. B. 13. C. 16. D. 11. Câu 26: Để điều chế 450 gam dung dịch HNO3 6,3% cần dùng m gam NaNO3 chứa 15% tạp chất trơ tác dụng với axit H2SO4 đặc. Biết hiệu suất phản ứng đạt 75%. Giá trị của m là (cho Na = 23; N = 14; O = 16; H = 1) A. 60,0. B. 40,4. C. 52,8. D. 36,7. Câu 27: Một loại phân bón chứa kali clorua được sản xuất từ quặng xinvinit thường chỉ có phần trăm khối lượng K2O (tương ứng với lượng K có trong phân bón đó) là 47%. Phần trăm khối lượng của KCl trong phân bón đó là (cho K = 39; Cl = 35,5; O = 16) A. 75,0%. B. 73,2%. C. 94,0%. D. 74,5%. Câu 28: Cho 32,2 gam hỗn hợp oxit kim loại gồm ZnO và CuO tác dụng với cacbon thu được hỗn hợp khí X gồm CO và CO2 và 25,8 gam các sản phẩm khử Y. Sục hỗn hợp X vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ khối hơi của X so với heli là (cho Zn = 65; Cu = 64; Ca = 40; O = 16; C =12; H = 1; He = 4) A. 8,67. B. 8,33. C. 7,33. D. 9,67. Câu 29: Cho phương trình phản ứng hóa học sau: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2 + H2O với tỉ lệ số mol của NO : N2 là 2 : 1. Sau khi cân bằng với hệ số nguyên, tối giản, tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là A. 23. B. 45. C. 30. D. 28. Câu 30: Cho bột than dư vào m gam hỗn hợp hai oxit Fe2O3 và CuO đun nóng. Phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4 gam hỗn hợp kim loại và 1,68 lít khí CO duy nhất (đktc). Giá trị của m là (cho Fe = 56; Cu = 64; O = 16; C = 12) A. 5,2. B. 5,0. C. 5,3. D. 2,5. HẾT – – 4