Đề kiểm tra trắc nghiệm đánh giá giữa kì môn Lịch sử Lớp 9

docx 8 trang Hoài Anh 16/05/2022 5170
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm đánh giá giữa kì môn Lịch sử Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_trac_nghiem_danh_gia_giua_ki_mon_lich_su_lop_9.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra trắc nghiệm đánh giá giữa kì môn Lịch sử Lớp 9

  1. KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Câu 1: Khu vực Đông Nam Á hiện nay có bao nhiêu nước? A. 9 B. 10 C. 11 D. 12 Câu 2: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước nào? A. Thuộc địa của Mĩ, Nhật. B. Thuộc địa của Pháp, Nhật. C. Thuộc địa của Anh, Pháp, Mĩ. D. Thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. Câu 3: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, trừ nước nào không phải? A. In-đô-nê-xi-a B. My-an-ma C. Thái Lan D. Ma-lay-xi-a Câu 4: Nhật đầu hàng đồng minh vào thời gian nào? A. 8/1945 B. 7/1946 C. 5/1945 D. 8/1846 Câu 5: Tháng 8/1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nước nào sau đây đã giành chính quyền? A. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin. B. Việt Nam, Lào. C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam. D. Việt Nam, Campuchia. Câu 6: Nét nổi bật của tình hình Đông Nam Á từ sau năm 1945 là gì? A. Nhật đầu hàng, các dân tộc ĐNA nổi dậy đấu tranh B. Các nước ĐNA tiến hành chống xâm lược và lần lượt giành được độc lập C. Mĩ can thiệp vào ĐNA và mở rộng chiến tranh Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia D. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 7: Tình hình Đông Nam Á giữa những năm 50 của thế kỉ XX như thế nào? A. Chiến tranh ác liệt. B. Ngày càng phát triển phồn thịnh.
  2. C. Ngày càng trở nên căng thẳng. D. Ổn định và phát triển. Câu 8: Vì sao những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng? A. Mĩ, Anh, Nhật thiết lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO). B. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu. C. Mĩ biến Thái Lan thành căn cư quân sự. D. Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia. Câu 9: Từ những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại như thế nào? A. Việt Nam, Lào, Cạm-pu-chia kháng chiến chống Mĩ. B. Thái Lan, Phi-líp-pin tham gia Khối Quân sự Đông Nam Á (SEATO). C. In-đô-nê-xi-a, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập. D. Cả a, b, c đều đúng. Câu 10: Đế quốc nào là lực lượng thù địch lớn nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đệ quốc Hà Lan B. Đế quốc Pháp C. Đế quốc Mĩ D. Đế quốc Anh. Câu 11: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? A. Ngày 6 – 8 – 1967. B. Ngày 8 – 8 – 1967. C. Ngày 6 – 8 – 1976. D. Ngày 8 – 8 – 1976. Câu 12: Các quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là: • A. Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. B. Thái Lan, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. C. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. D. Thái Lan, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin. Câu 13: Bước vào những năm 90 của thế kỉ XX, ASEAN chuyển trọng tâm sang hợp tác về: A. kinh tế. B. văn hóa. C. chính trị. D. khoa học – kĩ thuật. Câu 14: Từ 1979 đến cuối những năm 80 của thế kì XX quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN là gì?
  3. A. Quan hệ hợp tác song phương. B. Quan hệ đối thoại. C. Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế. D. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia. Câu 15: Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào? A. Tháng 5 năm 1995 B. Tháng 6 năm 1995 C. Tháng 7 năm 1995 D. Tháng 8 năm 1995 Câu 16: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?. A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. D. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục. Câu 17: Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành: A. Một khu vực phồn thịnh. B. Một khu vực ổn định và phát triển. C. Một khu vực mậu dịch tự do. D. Một khu vực hòa bình. Câu 18: Năm 1994, ASEAN thành lập Diễn đàn Khu vực (ARF) nhằm mục đích gì? A. Hợp tác với tất cả các nước trên thế giới. B. Hợp tác với tất cả các nước ở Châu Á. C. Tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. D. Hợp tác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Câu 19: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân châu Phi nổ ra sớm nhất ở: A. Nam Phi. B. Bắc Phi. C. Trung Phi. D. Đông Phi. Câu 20: Năm 1960, có bao nhiêu nước châu Phi tuyên bố độc lập? A. 15 B. 16 C. 17 D. 18 Câu 21: Nước nào đặt chân đầu tiên lên đất Nam Phi? A. Tây Ban Nha
  4. B. Bồ Đào Nha C. Anh D. Hà Lan Câu 22: Trước năm 1961, Nam Phi là thuộc địa của nước nào? A. Pháp B. Tây Ban Nha C. Bồ Đào Nha D. Anh Câu 23: Trong những năm 1954 - 1960 có những sự kiện nổi bật nào? A. Hầu hết các nước Bắc Phi đã giành được độc lập dân tộc. B. Hầu hết các nước Tây Phi đã giành được độc lập dân tộc. C. Cả a và b đều sai. D. Cả a và b đều đúng. Câu 24: Ai Cập tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Ai Cập vào năm nào? A. 1951 B. 1952 C. 1953 D. 1954 Câu 25: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai tồn tại ở Nam Phi trong thời gian bao lâu? A. Hơn 50 năm. B. Hơn một thế kỉ. C. Hơn hai thế kỉ. D. Hơn ba thế kỉ. Câu 26: Cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do tổ chức nào lãnh đạo? A. Đại hội dân tộc Phi B. Liên hợp quốc C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. PLO Câu 27: Ý nào dưới đây không phải kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi? A. Nen-xơn Man-đê-la được trả tự do. B. Bầu cử được tiến hành, người da đen được bầu làm tổng thống. C. Chế độ A-pác-thai bị xóa bỏ. D. Người da trắng vẫn được hưởng nhiều quyền lợi hơn người da đen. Câu 28: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chủ nghĩa thực dân mới
  5. C. Chủ nghĩa A-pác-thai. D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Câu 29: Tội ác lớn nhất của chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở Nam Phi là gì? A. Bóc lột tàn bạo người da đen. B. Gây chia rẽ nội bộ Nam Phi. C. Tước quyền tự do của người da đen. D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen. Câu 30: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX đến nay, các nước châu Phi vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đâu? A. Các cuộc xung đột nội chiến đẫm máu giữa các bộ tộc, sắc tộc. B. Sự bùng nổ dân số, đói nghèo, bệnh tật, nợ nần chồng chất. C. Sự xâm nhập, bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới. D. Cả ba lý do trên. Câu 31: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nen-Xơn Man-đê- la? • A. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân. B. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở An-giê-ri. C. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Ăng-gô-la. D. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Câu 32: Cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi diễn ra vào thời gian nào? A. 4/1994 B. 5/1994 C. 4/1995 D. 5/1995 Câu 33: Chiến lược "kinh tế vĩ mô" (6/1996) ở Nam Phi ra đời với tên gọi là gì? A. Giải quyết việc làm cho người lao động da đen. B. Vì sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước. C. Hội nhập, cùng phát triển. D. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại. Câu 34: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, kinh tế của các nước Mĩ Latinh có đặc điểm gì nổi bật? A. Kinh tế phát triển với tốc độ cao B. Vươn lên trở thành trung tâm kinh tế tài chính mới nổi của thế giới C. Gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp D. Khủng hoảng trầm trọng Câu 35: Tại sao từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ- Latinh được xem là một "Lục địa bùng cháy"? A. Vì có nhiều núi lửa đang hoạt động
  6. B. Vì một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở nhiều nước Mĩ - La tinh, đấu tranh vũ trang đang diễn ra ở một số nước C. Cả hai câu a và b đều đúng D. Cả hai câu a và b đều sai Câu 36: Vì sao cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba? A. Vì nó đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo B. Vì một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới - trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường đã ra đời sau sự kiện Môn-ca-đa. C. Cả hai câu a và b đều đúng D. Cả hai câu a và b đều sai Câu 37: Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì? A. "Đại lục mới trỗi dậy" B. "Đại lục bùng cháy" C. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất D. "Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trỗi dậy" Câu 38: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh là thuộc địa của nước nào? A. Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha C. Mĩ D. Anh Câu 39: Ngày 1-1-1959 ở Cuba đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng? A. 135 thanh niên yêu nước do Phiden Catsxtorô chỉ huy tấn công trại lính Moncada B. chế dộ độc tài Batixta bị lật đổ C. chế độ độc tài Batixta được thiết lập D. cuộc tấn công của Mĩ ở bờ biển Hi-rôn Câu 40: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian nào? A. Những năm 60 của thế kỉ XX. B. Những năm 70 của thế kỉ XX. C. Những năm 80 của thế kỉ XX. D. Những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX. Câu 41.: Phi-đen Cát-xtơ- rô tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào? A. Đất nước đã lật đổ chế độ độ tài Ba-tix-ta. B. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại biên Hi-rôn.
  7. C. Bị Mĩ bao vây cấm vận. D. Mất nguồn viện trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã. Câu 42: Sự kiên mở đầu cho giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu- ba là sự kiện nào? A. Phi-đen sang Mê-hi-cô thành lập “Phong trào 27 – 7”. B. Phi-đen trở về nước. C. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa. D. Cuộc đấu tranh ở Xi-e-ra Ma-e-xtơ-ra. Câu 43: Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai? A. N. Manđêla B. Phiđen Cátxtơrô C. G Nêru D. M. Ganđi Câu 44: Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu-ba? A. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoài. B. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp. C. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục. D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực. Câu 45: Sau khi giành được độc lập, Cu-ba tiến hành xây dựng đất nước theo mô hình: A. chủ nghĩa xã hội B. tư bản chủ nghĩa. C. nhà nước cộng hòa. D. nhà nước liên bang. Câu 46: Quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Cu-ba sau chiến tranh như thế nào? A. Mĩ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận Cu-ba. B. Mĩ không quan hệ ngoại giao với Cu-ba. C. Nhanh chóng bình thường hóa quan hệ. D. Thiết lập quan hệ ngoại giao. Câu 47: Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX Câu 48: Nước châu Á nào đang vươn lên trở thành cường quốc công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ? A. Nhật Bản B. Trung Quốc C. Ấn Độ
  8. D. Xin-ga-po Câu 49: Cuộc cách mạng nào đã được tiến hành sau khi giành độc lập đã giúp Ấn Độ tự túc được lượng thực cho toàn bộ người dân? A. Cách mạng xanh B. Cách mạng chất xám C. Cách mạng trắng D. Cách mạng nhung Câu 50: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á đã phát triển kinh tế, một số nước trở thành "con rồng châu Á". Đó là nước nào? A. Hàn Quốc, Nhật Bản B. Nhật Bản, Xin-ga-po C. Hàn Quốc D. Hàn Quốc, Xin-ga-po HẾT