Đề luyện tập môn Vật lý Lớp 11

doc 3 trang thaodu 6150
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện tập môn Vật lý Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_tap_mon_vat_ly_lop_11.doc

Nội dung text: Đề luyện tập môn Vật lý Lớp 11

  1. Họ tên: Đề luyện tập I. Phần TNKQ Câu 1. Điểm giống nhau giữa mắt viễn thị và mắt lão là A. Khi không điều tiết thì chùm sáng tới song song sẽ hội tụ sau võng mạc. B. Điểm cực cận ở xa mắt. C. Không nhìn được vật ở xa vô cực. D. Cơ mắt yếu. Câu 2. Đơn vị nào sau đây là của từ thông ? A. T. B. W. C. Wb.D. H. Câu 3. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra trong trường hợp nào sau đây ? A. Tia sáng truyền xiên góc từ không khí vào nước với góc tới đủ lớn. B. Tia sáng truyền xiên góc từ không khí vào thủy tinh với góc tới đủ lớn. C. Chiết suất tỉ đối của môi trường chứa tia khúc xạ đối với môi trường chứa tia tới n 21>1 và góc tới đủ lớn. D. Chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia tới và góc tới đủ lớn. Câu 4. Dòng điện Fu-cô xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây ? A. Khối lưu huỳnh nằm trong từ trường biến thiên. B. Lá nhôm nằm trong từ trường đều. C. Khối thép chuyển động dọc theo các đường sức của từ trường đều. D. Khối đồng chuyển động trong từ trường đều cắt các đường sức từ. Câu 5. Phát biều nào sau đây không đúng về thấu kính phân kỳ ? A. Tiêu điểm ảnh chính của thấu kính phân kì nằm trước thấu kính. B. Tiêu cự của thấu kính phân kỳ có giá trị dương. C. Tia sáng tới kéo dài qua tiêu điểm vật chính, tia ló song song với trục chính. D. Tiêu điểm vật chính của thấu kính phân kì nằm sau thấu kính. Câu 6. Mắt nhìn được xa nhất khi A. thủy tinh thể điều tiết cực đại. B. thủy tinh thể không điều tiết. C. đường kính con ngươi lớn nhất. D. đường kính con ngươi nhỏ nhất. Câu 7. Điều nào sau đây là sai khi nói về lăng kính và đường đi của một tia sáng qua lăng kính ? A. Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối lăng trụ thủy tinh có tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân. B. Nếu tia tới đi lên từ phía đáy lăng kính thì tia sáng ló ra khỏi lăng kính cũng lệch về phía đáy lăng kính. C. Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác D. Mọi tia sáng khi qua lăng kính đều khúc xạ và cho tia ló ra khỏi lăng kính. Câu 8. Điều nào sau đây không đúng khi nói về hệ số tự cảm của ống dây? A. phụ thuộc vào số vòng dây của ống; B. phụ thuộc tiết diện ống; C. không phụ thuộc vào môi trường xung quanh; D. có đơn vị là H (henry). Câu 9. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường có dạng: I B A. F=B.I.sinα . B. F = . C. F=B.I.l.sinα. D. F = . B .l.s in α I . l . s i n α Câu 10. Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều A. từ trái sang phải. B. từ trên xuống dưới. C. từ trong ra ngoài. D. từ ngoài vào trong. Câu 11. Độ lớn của lực Lo – ren – xơ không phụ thuộc vào A. giá trị của điện tích. B. độ lớn vận tốc của điện tích. C. độ lớn cảm ứng từ. D. khối lượng của điện tích. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. B. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật. C. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và nhỏ hơn vật. D. Vật thật qua thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh thật ngược chiều và lớn hơn vật.
  2. Câu 13: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho cả nam châm và vòng dây dịch chuyển, với v = v : 1 2 v v2 v2 v2 2 I Ic c v v v1 1 v1 S N ư S N S N A S N 1 ư B. C D . Ic . . Icư = ư 0 0 Câu 14. Nhận xét nào sau đây về thấu kính phân kì là không đúng? A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh thật. B. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo. C. Với thấu kính phân kì, có tiêu cự f âm. D. Với thấu kính phân kì, có độ tụ D âm. Câu 15. 4. 1 vêbe bằng A. 1 T.m2. B. 1 T/m. C. 1 T.m. D. 1 T/ m2. Câu 16. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ một không khí vào một khối chất trong suốt với góc tới 60 0 thì góc khúc xạ là 300. Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 300 thì góc tới A. nhỏ hơn 300. B. lớn hơn 600. C. bằng 600. D. không xác định được. Câu 17. Người ta chiếu một tia sáng từ không khí vào một môi trường có chiết suất n>1. Khi góc tới bằng 60 0 thì góc khúc xạ bằng 37,760 . Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần khi chiếu tia sáng từ môi trường đó ra không khí ? 0 0 0 0 A. igh = 45 . B. igh = 30 . C. igh = 60 . D. igh = 49 . Câu 18. Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B=5.10-2T. Mặt phẳng khung dây hợp với véctơ cảm ứng từ một góc 300. Khung dây giới hạn một diện tích 12 cm2. Độ lớn từ thông qua diện tích trên là: A. 2.10-5Wb. B. 3.10-5Wb. C.4.10-5Wb. D. 5.10-5Wb. Câu 19. Một đoạn dây dẫn dài 1,5m mang dòng điện 10A, đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2T. Dây dẫn chịu tác dụng một lực là A. 18 N. B.1,8 N. C,1800 N. D.0 N. Câu 20. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có cường độ 10A, đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50cm là: A. 4.10-6T. B. 2.10-7T . C. 5.10-7T. D.3.10-7T. Câu 21. Khi ánh sáng đi từ thủy tinh (n =2 ) sang không khí thì góc khúc xạ r = 45 0, góc tới khi đó có giá trị là: A. i = 450 . B. i = 300. C. i = 600. D. i = 41,20. Câu 22. Khung dây dẫn hình vuông cạnh 10cm nằm trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2T, các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Suất điện động cảm ứng xuất hiện khi khung dây quay đến vị trí mặt phẳng khung dây song song với các đường sức từ trong 0,02s có độ lớn là A. 6 V. B. 0,6 V. C. 60 V. D. 1,2 V. Câu 23. Cho một tia sáng đi từ nước (n = 4/3) ra không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới: A. i 450.C. i > 490. D. i > 430. Câu 24. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất cách mắt 100 cm. Để nhìn được vật gần nhất cách mắt 25 cm thì người này phải đeo sát mắt một kính A. phân kì có tiêu cự 100 cm. B. hội tụ có tiêu cự 100 cm. C. phân kì có tiêu cự 100/3 cm. D. hội tụ có tiêu cự 100/3 cm. I. Phần Tự luận Câu 1: Một khung dây dẫn hình tròn bán kính 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức hợp với mặt phẳng khung dây góc 300. a. Tính từ thông qua khung dây đó ? b. Trong thời gian 0,005s cảm ứng từ B giảm về 0. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện ở khung dây trong thời gian đó ? ĐS: a. 0,075Wb; b. 15V Câu 2.1: Thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm; Đặt một vật AB trước thấu kính cách kính 30 cm thì thu được ảnh của vật hiện rõ trên màn đặt sau thấu kính. a, Xác định vị trí , tính chất ảnh, khoảng cách từ ảnh đến vật ? Vẽ hình ? b, Để thu được ảnh ảo cao gấp 2 lần vật thì phải đặt vật ở đâu ? ĐS: a. 60cm. 90cm; b. 10cm Câu 2.2: Một vật sáng nhỏ đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một thấu kính mỏng đặt trong không khí. Ảnh thật của vật tạo bởi kính cao gấp 3 lần vật. a, Thấu kính đó là thấu kính rìa mỏng hay rìa dày ? b, Nếu đưa vật lại gần TK thêm 12cm thì ảnh ở vị trí mới vẫn cap gấp 3 lần vật. Xác định tiêu cự của thấu kính ?
  3. ĐS: a. TK rìa mỏng; b. 18cm