Đề luyện thi THPT môn Ngữ Văn - Phần Tiếng Việt - Lê Văn Tuấn

doc 8 trang thaodu 6300
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT môn Ngữ Văn - Phần Tiếng Việt - Lê Văn Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_thi_thpt_mon_ngu_van_phan_tieng_viet_le_van_tuan.doc

Nội dung text: Đề luyện thi THPT môn Ngữ Văn - Phần Tiếng Việt - Lê Văn Tuấn

  1. ĐỀ PHẦN TIẾNG VIỆT Câu 1. Đọc đoạn thơ sau: Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy Sống trào sinh lực, bốc men say Sống tung sóng gió thanh cao mới Sống mạnh, dù trong một phút giây. (Tố Hữu) a. Chỉ ra thành phần gọi đáp có trong bài thơ và tác dụng của nó. b. Phép tu từ nào được coi là nổi bật nhất trong bài thơ ? Tác dụng của phép tu từ đó. Câu 2 Đọc hai câu thơ: “Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non” ( Nguyễn Du- Truyện Kiều) Từ xuân trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? và nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? - Từ “ Xuân” trong câu thứ nhất được dùng theo nghĩa chuyển. - Theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ. Nghĩa của từ “ xuân” -> Thúy Vân còn trẻ hãy vì tình chị em mà em thay chị thực hiện lời thề với Kim Trọng Câu 3: Đọc hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao? a) Từ “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn dụ. b) Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ. c) Vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính tạm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể dựa vào để giải thích trong từ. Câu 4: Trong hai câu thơ sau: Nỗi mình thêm tiếc nỗi nhà Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng (Nguyễn Du – Truyện Kiều) Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? - Từ “Hoa” trong “ thềm hoa” , “ lệ hoa” được dùng theo nghĩa chuyển. - Nhưng không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. - Vì nghĩa chuyển này của từ “Hoa” chỉ là nghĩa chuyển lâm thời , chứ chưa làm thay đổi nghĩa của từ. 1
  2. Câu 5. Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật đôc đáo trong câu thơ sau: “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” (Nguyễn Khoa Điềm – Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ) Câu thơ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào ( cũng dùng phép tu từ ấy) trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương - Từ ” mặt trời ” chỉ em bé trên lưng mẹ đã thể hiện được sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con cũng như tình yêu con vô bờ của người mẹ Tà Ôi . Mẹ coi đứa con bé bỏng như một nguồn sống , nguồn nuôi dưỡng lớn lao cho niềm tin của mẹ vào ngày mai chiến thắng. - Câu thơ trong bài ”Viếng lăng Bác” ” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” Câu 6 Xác định những biện pháp tu từ trong khổ thơ sau và cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ ấy. Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước ( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ) a) Tác giả dùng phép tu từ nhân hóa: Đất nước như con người, cũng mang những nét vất vả gian lao giống người mẹ Việt Nam. Vì thế mà hình ảnh Đất nước trở nên cụ thể, gần gũi, sống động và gợi cảm. b) Tác giả dùng so sánh ” Đất nước như vì sao- cứ đi lên phía trước ” là một hình ảnh đẹp , giàu ý nghĩa biểu cảm. Đất nước hiện lên khiêm nhường nhưng cũng vô cùng tráng lệ. Câu 7 Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau và cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. ”Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rọ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Và , khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất ” (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ sa Pa) Câu 8 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: ” Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên: - Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính Cải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra lao! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai mục đích cả.” a. Ông Hai nói: ” Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào? b. Trong câu nói ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng? 2
  3. - Ông Hai nói: ” Làng chợ Dầu chúng em Việt gian” - > Là cách nói Hoán dụ , lấy làng để chỉ những người dân chợ Dầu. - Trong câu nói, ông Hai dùng sai từ” Mục đích” , lẽ ra phải nói ” mục đích kích” mới đúng. Câu 9 Cho biết từ ngữ in đậm sau đây là thành phần gì của câu: ” – Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó” Câu 10. Tìm thành phần biệt lập trong các câu sau: ” Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!” ( Kim Lận- Làng) Thưa ông ( Hỏi – đáp ) Vất vả quá ! (cảm thán) Câu 11 Phát hiện và sửa chữa lỗi về phép liên kết câu trong đoạn văn sau: ” Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Nhưng mây bò trên mặt đất. Tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi - Trong đoạn văn giữa câu 3 và câu 4 có quan hệ tương đồng chứ không đối lập nên dùng từ liên kết ” Nhưng” là sai - Cách sữa: bỏ từ” Nhưng” giữa hai câu Câu 12 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ” Đó là tiếng ” ba” mà nó cố nén trong bao nhiêu năm nay. Tiếng ” ba” như vỡ tung ra từ đá lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó” ( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) a) Đọan văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào? b) Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì? a) Đoạn văn sử dụng biện phép tu từ so sánh: ” nhanh như con sóc” , điệp từ ” ba” b) Sử dụng phương tiện liên kết : Phép lặp ” Nó” Câu 13 Tìm thành phần biệt lập trong câu sau và nêu rõ đó là thành phần nào: ” Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa Rồi, bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi” (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi) ” Chao ôi” -> Là thành phần cảm thán trong câu. Câu 14 Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau: ” Hay là quay về làng? Vừa chớm nghĩ như vậy ông lão đã lập tức phản đối ngay” (Kim Lân – Làng) - Phần trích sử dụng phương thức liên kết: Phép thế ” Như vậy” là từ thay thế cho ” hay là quay về làng” 3
  4. Câu 15 Đọc đoạn văn sau” ” Mặt lão đột nhiên co rún lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc” a) Các câu trong đoạn văn được liên kết chủ yếu bằng phép liên kết nào? b) Những từ ngữ nào trong đoạn văn cùng trường từ vựng. Đặt tên cho trường từ vựng đó. Các câu trong đoạn văn được liên kết chủ yếu bằng phép lặp từ: ” lão” ở câu 1, 3,4. Những từ cùng trường từ vựng: - Đầu , mặt, mắt, miệng (chỉ, bộ phận cơ thể) - Co rún, xô lại, ép, ngoẹo , mếu, khóc (chỉ hoạt động) Câu 16 Câu văn: ” Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con trỏ bóng mình mà bảo cha Đản”, Có chứa thành phần biệt lập nào? - Có chứa thành phần biệt lập - > chỉ tình thái ( ” thì ra ” ) Câu 17 Tìm phép liên kết ở đoạn văn sau: ” Ở rừng mùa này thường như thế. Nhưng mưa đá.Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xẻ không khí ra từng mảnh vụm. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má” (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi) Đoạn văn trên dùng phép liên kết: Từ nối “ Nhưng” ở câu 2, 3 ,Từ “ và” ở cuối câu. Câu 18. Người xưa thường nói: ” Chị ngã em nâng” là có hàm ý gì? Câu tục ngữ mang hàm ẩn: Nhân dân mượn hình ảnh cụ thể: ” Chị ngã em nâng” (Khi chị chẳng may bị vấp ngã thì em phải nâng đỡ) để khuyên nhủ chị em trong gia đình. Chị em lúc khó khăn cần phải thương yêu nhau giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau. Câu 19 Đọc đoạn trích sau: ” Ông Sáu vẫn ngồi im, giã vờ không nghe, chờ nó gọi” ba vô ăn cơm” con bé cứ đứng im trong bếp nói vọng ra. - Cơm chín rồi ! Ông cũng không quay lại . Con bè bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe” (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) Con bé trong đoạn truyện vi phạm phương châm giao tiếp nào? Vì sao có sự vi phạm đó? Trong đoạn văn trên , câu nói: ” cơm chín rối !” của né Thu đã vi phạm phương châm hội thoại lịch sự. Nó cố tình nói trổng như vậy vì không muốn dùng tiếng ba để gọi ông Sáu khi nó chưa chấp nhận ông Sáu là ba. Câu 20. Chú ý những từ in nghiêng trong các câu sau: - Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. - Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng. - Tên riêng bao giờ cũng được viết hoa. a. Chỉ ra từ nào dùng nghĩa gốc, từ nào dùng nghĩa chuyển? 4
  5. b. Nghĩa chuyển của từ “lệ hoa” là gì? Cho 1,0 điểm khi HS chỉ rõ: + từ “hoa” trong câu “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng” dùng theo nghĩa gốc. + những từ “hoa” trong các câu khác đều dùng theo nghĩa chuyển. Phần b. -Cho 0,5đ nếu HS giải nghĩa được nghĩa chuyển của từ “lệ hoa”: giọt nước mắt của người đẹp (BS:- HS trả lời: “Nước mắt của Thúy Kiều” vẫn tính điểm; nếu HS giải nghĩa từ “lệ hoa” là “nước mắt” thì không cho điểm). - Nếu HS diễn đạt khác nhưng vẫn hiểu là giọt nước mắt được cách điệu, diễn tả cái đẹp thì vận dụng đến 0,25 điểm. Câu 21. Đọc đoạn thơ sau: Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. (Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên. Cho biết thành phần ấy được dùng để làm gì trong đoạn thơ ? Thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên là thành phần cảm thán. Thành phần ấy được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói : yêu quí vẻ đẹp của tiếng Việt. Câu 22. Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ sau: Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. Sè sè nấm đất bên đường, Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Câu 23. Đọc đoạn trích sau: Vừa lúc ấy, tôi đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ. b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích. c. Hãy cho biết câu thứ nhất với câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ? d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” được dùng như từ thuộc từ loại nào? a. Cu cĩ chứa thnh phần khởi ngữ: “Cịn anh, anh khơng ghìm nổi xc động.” b. Từ láy trong đoạn trích: ngơ ngc, lạ lng. 5
  6. c. Cu thứ nhất v cu thứ hai của đoạn trích được lin kết với nhau bằng php lin kết: php lặp từ ngữ. d. Từ “trịn” trong cu “Nghe gọi, con b giật mình, trịn mắt nhìn.” được dng như động từ. Câu 24. Đoạn văn Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao ( “Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải) Em hãy viết một đoạn văn ngắn, phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ trên - Chỉ rõ các điệp ngữ trong đoạn : mùa xuân, lộc, tất cả. - Vị trí điệp ngữ : đầu câu. - Cách điệp ngữ : cách nhau và nối liền nhau - Tác dụng : Tạo nhịp điệu cho câu thơ, các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn trong câu thơ như nốt nhấn trong bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, tấp nập của bức tranh đất nước lao động chiến đấu. Câu 25. Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Ông nói gà, bà nói vịt b. Nói như đấm vào tai Câu 26. Chỉ ra các phép liên kết và những từ ngữ dùng để liên kết câu trong đoạn văn sau: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.” (Nguyễn Đình Thi - “Tiếng nói của văn nghệ”, Câu 27: Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. Câu ca dao trên khuyên chúng ta điều gì? Điều đó liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 28: Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. Sau đó hãy chuyển lời dẫn đó. Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài: “Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay”. (Vũ Đình Liên, Ông đồ) 6
  7. Câu 29. Các câu sau có đáp ứng phương châm về lượng không? Vì sao? Hãy chữa lại các câu đó. a. Nó đá bóng bằng chân. b. Cô ấy nhìn tôi bằng đôi mắt. Câu 30. Các thành ngữ, tục ngữ sau có liên quan đến những phương châm hội thoại nào: Nói có sách mách có chứng; Lắm mồm lắm miệng; Ăn ngay nói thật; Câm như hến; Nói phải củ cải cũng nghe; Ông nói gà, bà nói vịt; Đánh trống lãng; Nói bóng nói gió; Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Lời Nói có đầu có đũa; Nữa úp nữa mở. Câu 31. Phân tích sự vi phạm các phương châm hội thoại trong các câu sau: a. Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: “ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” b. - Bác không thích dừng lại Sa Pa ạ ? - Thích chứ, thích lắm. - Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì ? - Cảnh đẹp như một bức tranh, thơ mộng thật. Câu 32. Đọc đoạn trích sau: [ ] Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi: - Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? - Tâu đức vua - em bé vờ vĩnh đáp - mẹ con chất sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ. Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được! a. Nếu tách lời thoại của em bé ra khỏi câu chuyện thì em bé đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? b. Trong tình huống của câu chuyện trên, em bé có tuân thủ phương châm hội thoại không? Vì sao? Câu 33. Tìm khởi ngữ trong các câu sau: - Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. - Kiến thức phổ thông, không chỉ những công dân thế giới hiện tại cần mà cả những nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu nó được. Câu 34. Chuyển các câu sau thành những câu có chứa thành phần khởi ngữ. a. Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị Lại. b. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu. c. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi. Câu 35. Xác định các câu có chứa hám ý trong các đoạn văn sau. Chỉ ra hàm ý của mỗi câu. 7
  8. a. Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng đáng với thử thách ấy, anh vẫn nói: - Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! b. Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi: - Mẹ đưa bút thước cho con cầm. Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm. - Thôi để mẹ cầm cũng được. c. Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khỏe hơn cả tôi, ông giáo ạ. Mỗi ngày cậu ấy ăn thế, bỏ rẻ cũng mất hào rưỡi, hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được? Mà cho cậu ấy ăn ít thì cậu ấy gầy đi, bán hụt tiền, có phải hoài không? Bây giờ cậu ấy béo trùng trục, mua đặt người ta cũng thích. d. - Xe đâu không dắt vào, lại để ngoài cổng à? - Xe sáng nay anh Toàn đi sớm. Câu 36. Đọc đoạn văn sau: Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống: - Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc thang kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé. Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến. Họa sĩ nghĩ thầm: “ Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. a. Câu in đậm vi phạm phương châm hội thoại nào? b. Họa sĩ đã suy ra hàm ý gì từ câu nói đó? Hàm ý được suy ra như vậy có đúng không? c. Theo em, câu in đậm có hàm ý gì? Câu 37. Câu nào trong đoạn văn sau vi phạm phương châm quan hệ? Cho biết câu đó có hàm ý gì? Toàn quay sang hỏi tôi: - Còn anh ở đơn vị nào? - Bí mật quân sự. - Sao anh là bộ đội mà đi một mình? - Có công tác phải đi một mình. - Công tác gì hở anh? - Bí mật quân sự. Câu 38. Tìm hàm ý của câu in đậm. Hàm ý đó được tạo ra nhờ cách nào? Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nội xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao? 8