Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học – Đề 08

docx 8 trang thaodu 3240
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học – Đề 08", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_de_08.docx

Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học – Đề 08

  1. ĐỀ ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH - ĐỀ 08 Câu 1: Bộ ba mở đầu (5’AUG3’) A. nằm ở đầu 3’ của phân tử mARN. B. là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã. C. không quy định tổng hợp axit amin. D. quy định tổng hợp axit amin lizin. Câu 2: Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì: A. Nó góp phần làm tăng khả năng sinh sản. B. Nó góp phần hình thành nên loài mới. C. Nó góp phần tạo ra những kiểu hình mới. D. Nó góp phần tạo ra những cá thể mới. Câu 3: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là: 3 A. . 4 2 B. . 3 1 C. . 4 1 D. . 2 Câu 4: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây đúng? A. Khí CO2 tăng lên trong không khí có thể gây hiệu ứng nhà kính, làm khí hậu Trái Đất nóng lên. B. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. C. Trong hệ sinh thái, cacbon chỉ tồn tại ở trong các hợp chất hữu cơ. D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình hô hấp. Câu 5: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do A. các cá thể trong quần thể luôn hỗ trợ lẫn nhau. B. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử. C. các các thể trong quần thể luôn cạnh tranh với nhau. D. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm. Câu 6: Ý nào không đúng với vai trò của nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng? A. Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. B. Tạo ra giống mới. C. Tiết kiệm được diện tích sản xuất giống. D. Tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn để đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Câu 7: Trong các thành tựu sau đây có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của công nghệ gen? (1) Tạo giống lúa mộc tuyền chín sớm, cứng cây, chịu chua, chịu phèn, năng suất tăng 15-25%. (2) Tạo giống lúa chiêm chịu lạnh từ hạt phấn lúa chiêm. (3) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất Insulin của người. (4) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất somatostatin. (5) Tạo chủng vi khuẩn sản xuất thuốc kháng sinh có năng suất tăng 200 lần. (6) Tạo giống cừu sản xuất protein huyết thanh của người trong sữa. (7) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
  2. (8) Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp beta caroten trong hạt. A. 5 B. 7. C. 4. D. 6. Câu 8: Khi nói về vai trò của phương pháp nghiên cứu phả hệ, có các nội dung: (1) Dự đoán khả năng xuất hiện tính trạng ở đời con cháu. (2) Biết được tính trội, lặn, quy luật di truyền một số tính trạng ở loài người. (3) Phát hiện được bệnh khi phát triển thành phôi. (4) Dự đoán kiểu gen của cá thể được nghiên cứu qua phả hệ. Số nội dung đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? A. Các cá thể đa bội được cách li sinh thái với các cá thể cùng loài dễ dẫn đến hình thanh loài mới. B. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái luôn luôn diễn ra độc lập nhau. C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí và sinh thái rất khó tách bạch nhau, vì khi loài mở rộng khu phân bố địa lí thì nó cũng đồng thời gặp những điều kiện sinh thái khác nhau. D. Hình thành loài mới bằng con đường (cơ chế) lai xa và đa bội hoá luôn luôn gắn liền với cơ chế cách li địa lí. Câu 10: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá cây, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do: A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biển đổi màu sắc cơ thể sâu. B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. Câu 11: Thuyết tiến hoá tổng hợp đã giải thích sự tăng sức đề kháng của ruồi đối với DDT. Phát biểu nào dưới đây không chính xác? A. Khả năng chống DDT liên quan với những đột biến hoặc những tổ hợp đột biến đã phát sinh từ trước một cách ngẫu nhiên. B. Khi ngừng xử lý DDT thì dạng kháng DDT trong quần thể vẫn sinh trưởng, phát triển bình thường vì đã qua chọn lọc. C. Giả sử tính kháng DDT là do 4 gen lặn a, b, c, d tác động bổ sung, sức đề kháng cao nhất thuộc về kiểu gen aabbccdd. D. Ruồi kiểu dại có kiểu gen AABBCCDD, có sức sống cao trong môi trường không có DDT. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng về các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá của sinh vật? A. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng vốn gen, tạo đa dạng kiểu hình của quần thể. B. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. C. Yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các alen trội và lặn có hại ra khỏi quần thể, chỉ giữ lại alen có lợi. D. Yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của sinh vật. Câu 13: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp?
  3. A. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. B. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. C. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít. D. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể. Câu 14: Trong một quần thể thực vật xuất hiện các đột biến: alen A đột biến thành alen a; alen b đột biến thành alen B; alen D đột biến thành alen d. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, quan hệ trội lặn hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. AaBbDd; aabbdd; aaBbDd. B. AabbDd; aaBbDD; AaBbdd. C. aaBbDd; AabbDD; AaBBdd. D. aaBbDD; AabbDd; AaBbDd. Câu 15: Ở sinh vật nhân thực, cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin ở khâu sau dịch mã được thể hiện là: A. Tế bào có hệ thống enzim phân giải prôtêin một cách có chọn lọc, giúp loại bỏ những prôtêin mà tế bào không cần đến. B. Quá trình diễn ra nhanh hay chậm tuỳ nhu cầu của cơ thể. C. Tuỳ theo nhu cầu của tế bào cần loại bỏ những loại gen không cần thiết. D. Những gen tổng hợp tạo ra các sản phẩm mà tế bào có nhu cầu thường được nhắc lại nhiều lần trên phân tử ADN. Câu 16: Nghiên cứu ở người, người ta thấy có một số bệnh tật di truyền sau: (1) Ung thư máu. (2) Hội chứng tiếng mèo kêu. (3) Tật dính ngón 2 và 3. (4) Bệnh phêniketo niệu. (5) Mù màu. (6) Bạch tạng Có bao nhiêu bệnh tật có nguyên nhân do đột biến gen? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17: Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể? A. các cây cọ sống trên một quả đôi. B. các con voi sống trong rừng tây nguyên. C. các con chim sống trong một khu rừng. D. các con cá chép sống trong một cái hồ. Câu 18: Tiến hành lai giữa hai loại cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây không phải là kiểu gen của thể đột biến được tạo ra từ phép lai này? A. Kiểu gen AABBDDEE. B. Kiểu gen AaBbDdEE. C. Kiểu gen AAbbddEE. D. Kiểu gen aabbddEE. Câu 19: Kích thước tối đa của quần thể do sự chi phối của yếu tố nào? A. Nguồn sống của môi trường cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. B. Không gian sống của quần thể đó và chu kỳ sống của các loài sinh vật theo mùa. C. Mật độ cá thể của quần thể ở thời điểm cụ thể và mức cạnh tranh giữa các cá thể. D. Số lượng các quần thể sinh vật khác nhau trong một khu vực.
  4. Câu 20: Ở người gen lặn m gây bệnh mù màu liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X. Một người phụ nữ bình thường mang gen bệnh, chồng cô ta bị mù màu. Do lớn tuổi nên trong quá trình phát sinh giao tử của người mẹ đã xảy ra sự không phân tách cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân I, người chồng phát sinh giao tử bình thường. Cặp vợ chồng này có thể sinh ra những người con gái có kiểu gen là: A. XMXmXm và XmXm. B. XMXmXm và XMXm. C. XMXmXm và XMO. D. XMXmXm và XmO. Câu 21: Vì sao những cá thể mang đảo đoạn thường giảm khả năng sinh sản. A. Nhiễm sắc thể bị đảo đoạn không thể tiếp hợp được với nhiễm sắc thể bình thường trong giảm phân. B. Trao đổi chéo không thể xảy ra giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể bị đảo đoạn. C. Trao đổi chéo giữa nhiễm sắc thể bị đảo đoạn và nhiễm sắc thể bình thường dẫn tới hình thành nhiễm sắc thể nhiều hoặc thừa gen. D. Đảo đoạn thường ảnh hưởng tới chức năng của gen gây vô sinh. Câu 22: Ý nghĩa không có khi lập bản đồ di truyền là không cho phép dự đoán được A. khoảng cách tương đối giữa các gen trên một nhiễm sắc thể. B. các gen di truyền theo quy luật phân li độc lập hay di truyền liên kết. C. các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường hay trên nhiễm sắc thể giới tính. D. các gen tương tác với nhau, tác động riêng rẽ hay tác động đa hiệu. Câu 23: Ở ruồi giấm, thân xám và cánh dài là trội hoàn toàn so với thân đen, cánh cụt. Cho ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài giao phối với ruồi thân đen, cánh cụt thu được F 1. Lai phân tích ruồi cái F1 với tần số hoán vị bằng 17%, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai là: A. 41,5% thân đen, cánh cụt; 41,5% thân đen cánh dài; 8,5% xám dài; 8,5% xám cụt. B. 41,5% xám cụt; 41,5% đen dài; 8,5% xám dài; 8,5% đen cụt. C. 41,5% xám dài; 41,5% đen cụt; 8,5% xám cụt; 8,5% đen dài. D. 41,5% xám dài; 41,5% xám cụt; 8,5% đen cụt; 8,5% đen dài. Câu 24: Cho gà trống lông trắng lai với gà mái lông trắng, thu được F 1 gồm 18,75% con lông nâu còn lại các con lông trắng. Biết gen quy định tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu chỉ chọn các con lông nâu ở F 1 cho giao phối ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình thu được theo lí thuyết ở F2 là: Chọn câu trả lời đúng: A. 3 con lông nâu : 1 con lông trắng. B. 8 con lông nâu : 1 con lông trắng. C. 8 con lông trắng : 5 con lông nâu. D. 1 con lông nâu: 1 con lông trắng. Câu 25: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng? A. XAXa × XAY. B. XAXa × XaY. C. XaXa × XAY. D. XAXA × XaY. Câu 26: Một loài thực vật 2n = 6, không có NST giới tính, trên mỗi NST xét 2 locut, mỗi locut xét một gen có 2 alen. Ở các thể đột biến lệch bội thể một của loài này sẽ có tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau? A. 4000. B. 1200. C. 1000. D. 400.
  5. Câu 27: Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% kiểu hình màu đỏ, số còn lại có kiểu hình màu vàng (biết đỏ là trội hoàn toàn so với vàng). Do điều kiện sống thay đổi có 25% số cá thể của quần thể này chuyển sang một quần thể khác có 75% số cá thể màu đỏ và đang ở trạng thái cân bằng. Biết số lượng cá thể hai quần thể ban đầu bằng nhau. Tỷ lệ số cá thể màu vàng ở quần thể mới sau khi nhập cư là: A. 29,25%. B. 38,80%. C. 27,20%. D. 42,25%. Câu 28: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di - nhập gen. Có bao nhiêu nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 29: Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái: (1) Diễn thế là quá trình phát triển thay thế tuần tự của quần thể sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định (quần xã đỉnh cực). (2) Diễn thế thường là một quá trình định hướng và không thể dự báo được. (3) Trong quá trình diễn thế, nhiều chỉ số sinh thái biến đổi phù hợp với trạng thái mới của quần xã và phù hợp với môi trường. (4) Diễn thế được bắt đầu từ một nương rẫy bỏ hoang được gọi là diễn thế thứ sinh. Những phát biểu đúng là: A. 1, 3. B. 3, 4. C. 1, 4. D. 2, 3. Câu 30: Cho các mối quan hệ sau đây: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm ăn cá. (2) Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ. (3) Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật xung quanh. (4) Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn. (5) Trùng roi sống trong ruột mối. Có bao nhiêu mối quan hệ gọi là ức chế - cảm nhiễm? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 31: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. B. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
  6. C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. Câu 32: Môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất? A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản giao phối. B. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản giao phối. C. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản tự phối. D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính. Câu 33: Cho các mối quan hệ sinh thái sau: (1) Tảo nước ngọt nở hoa cùng sống với các loài tôm, cua. (2) Cây nắp ấm bắt côn trùng. (3) Cây phong lan sống bám trên cây gỗ lớn. (4) Trùng roi sống trong ruột mối. (5) Loài cá ép sống bám trên cá lớn. (6) Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng bắt chấy rận. (7) Dây tơ hồng sống bám trên các cây trong vườn. (8) Nấm và tảo hình thành địa y. Từ các mối quan hệ sinh thái trên có các nhận định dưới đây: a. Có 4 mối quan hệ là quan hệ hội sinh. b. Có 6 mối quan hệ sinh thái giữa các loài đã được đề cập đến. c. Có 2 mối quan hệ là quan hệ cộng sinh. d. Có 3 mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài tham gia. Số nhận định đúng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 34: Cho các nhận xét sau: (1) Trong cùng một khu vực, các loài có ổ sinh thái khác nhau cùng tồn tại, không cạnh tranh với nhau. (2) Cùng một nơi ở chỉ có một ổ sinh thái. (3) Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm là những nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ. (4) Khoảng nhiệt độ từ 5,6°C đến 20°C gọi là khoảng thuận lợi của cá rô phi. (5) Nhân tố sinh thái là những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 35: Bộ NST của một loài có 2n = 6, ký hiệu là AaBbDd. Biết không xảy ra trao đổi đoạn và không có đột biến trong giảm phân. Cho biết số loại giao tử tối thiểu được tạo ra từ 3 tế bào sinh dục có kiểu gen như trên? A. 8 loại (ABD, ABd, AbD, Abd, aBD, aBd, abD, abd). B. 6 loại (ABD, ABd, AbD, aBD, aBd, abD hoặc ABd, AbD, Abd, aBd, abD, abd). C. 4 loại (ABD, ABd, aBD, aBd hoặc AbD, Abd, abD, abd). D. 2 loại (ABD, abd hoặc ABd, abD hoặc AbD, aBd hoặc Abd, aBD). Câu 36: Ở một loài động vật, gen quy định độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn với alen a quy định cánh ngắn. Cho các con đực cánh dài giao phối ngẫu nhiên với các con cái cánh ngắn (P), thu được F 1 gồm 75% số con
  7. cánh dài, 25% số con cánh ngắn. Tiếp tục cho F 1 giao phối ngẫu nhiên thu được F 2, ở F2 số con cánh ngắn chiếm tỷ lệ. 39 A. . 64 1 B. . 4 3 C. . 8 25 D. . 64 Câu 37: Ở một loài động vật lưỡng bội, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp. Các gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường và liên kết hoàn toàn, mọi quá trình không xảy ra đột biến. Phép lai P: những con lông xám- chân thấp (I) với những con lông hung-chân thấp thu được F1 gồm 700 con lông xám- chân thấp : 100 con lông hung-chân thấp. Khi cho những con có kiểu gen giống như (I) giao phối nhau theo lý thuyết khả năng xuất hiện 1 con lông hung - chân thấp là: A. 6,25%. B. 1,5625% C. 12,5% D. 18,75%. Câu 38: Cho các nội dung sau: (1) Tần số tương đối của một alen (tần số alen) được tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể. (2) Tần số tương đối của một kiểu gen được xác định bằng tỉ số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể. (3) Dù quần thể là tự phối hay giao phối ngẫu nhiên, tần số alen sẽ không thay đổi qua các thế hệ nếu như không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác. (4) Mỗi quần thể được đặc trưng bằng một vốn gen nhất định. Vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể. (5) Tần số kiểu hình của quần thể sẽ thay đổi nếu như quần thể đó là quần thể giao phối ngẫu nhiên. Số nội dung đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 39: Cho các phát biểu sau: (1) Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. (2) Quá trình nguyên phân của tế bào thực vật, động vật hoàn toàn giống nhau ở giai đoạn phân chia nhân và phân chia tế bào chất. (3) Tất cả các tế bào đều có vật chất di truyền ADN. ADN đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X. (4) Các phân tử prôtêin của các loài đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. (5) Trong một cơ thể sống tế bào chỉ được tạo ra từ tế bào trước nó chứ không được hình thành một cách tự nhiên trong giới vô sinh. (6) Trong mọi cơ thể sống, mỗi tế bào chứa các thông tin cần thiết để điều khiển mọi hoạt động sống của cơ thể. Có bao nhiêu phát biểu là bằng chứng cấp phân tử chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới? A. 4.
  8. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 40: Bệnh alkan niệu là một bệnh di truyền hiếm gặp. Gen gây bệnh (alk) là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể số 9. Gen alk liên kết với gen I mã hoa cho hệ nhóm máu ABO. Khoảng cách giữa gen alk và gen I là 11 đơn vị bản đồ. Dưới đây là một sơ đồ phả hệ của một gia đình bệnh nhân. Nếu cá thể 3 và 4 sinh thêm đứa con thứ 5 thì xác suất đứa con này bị bệnh alkan niệu là bao nhiêu? Biết rằng bác sỹ xét nghiệm thai đứa con thứ 5 có nhóm máu B. 1 2 3 4 A. 5,5% B. 2,75% C. 11% D. 50%