Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Mã đề 1103CD

doc 4 trang thaodu 3751
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Mã đề 1103CD", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_sinh_hoc_ma_de_1103cd.doc

Nội dung text: Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh học - Mã đề 1103CD

  1. ĐỀ ÔN LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN SINH Mã đề 1103CD Câu 1: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nucleotid loại Adenin chiếm 20% tổng số nucleotid. Tỉ lệ số nucleotid loại Guanin trong phân tử ADN này là: A. 40%. B. 20%. C. 30%. D. 10%. Câu 2: Khi nói về các thể đột biến lệch bội, kết luận nào sau đây là đúng? A. Ở cũng một loài, các cá thể ở các NST khác nhau có kiểu hình giống nhau. B. Theo lí thuyết, tần số phát sinh dạng đột biến thể một thấp hơn dạng thể một kép. C. Trong một tế bào sinh dưỡng của một thể kép, thể không, thể ba kép, thế bốn thường có số lượng NST là một số chẵn. D. Hầu hết các thể lệch bội được phát sinh trong quá trình sinh sản vô tính. Câu 3: Khi lai các cây đậu thuần chủng hoa trắng với nhau thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Có thể kết luận phép lai trên tuân theo quy luật: A. tương tác bổ sung. B. phân li độc lập. C. phân li. D. trội lặn không hoàn toàn. Câu 4: Chu trình sinh địa hóa là A. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và quần thể sinh vật. B. sự trao đổi không ngừng của các chất hữu cơ giữa môi trường và quần xã sinh vật. C. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và hệ sinh thái. D. sự trao đổi không ngừng của các chất hóa học giữa môi trường và quần xã sinh vật. Câu 5: Giả sử một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát là : 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa. Nếu cho tự thụ phấn nghiêm ngặt thì ở thế hệ sau thành phần kiểu gen của quần thể tính theo lý thuyết là: A. 0,25AA: 0,50Aa : 0,25aa. B. 0,375AA: 0,250Aa : 0,375aa. C. 0,125AA: 0,750Aa : 0,125aa. D. 0,375AA: 0,375Aa: 0,250aa. Câu 6: Trong kĩ thuật di truyền người ta dùng enzim ligaza để: A. cắt ADN thành đoạn nhỏ. B. nối các liên kết hiđrô giữa ADN thể cho với plasmit. C. nối đoạn ADN của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp. D. cắt ADN thể nhận thành những đoạn nhỏ. Câu 7: Xét các biện pháp tạo giống sau đây? (1) Dung hợp tế bào trần, nhân lên thành dòng và gây lưỡng bội hóa. (2) Gây đột biến, sau đó chọn lọc để được giống mới có năng suất cao. (3) Chọn dòng tế bào xôma có biến dị, sau đó nuôi cấy thành cơ thể và nhân lên thành dòng. (4) Nuôi cấy tế bào thành mô sẹo để phát triển thành cá thể, sau đó nhân lên thành dòng. (5) Tạo thành dòng thuần chủng, sau đó cho lai khác dòng để thu con lai làm giống. Có bao nhiêu phương pháp được sử dụng để tạo ưu thế lai ? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 8: Nội dung của phương pháp nghiên cứu tế bào học là A. quan sát, so sánh hình dạng và số lượng của bộ nhiễm sắc thể giữa những người mắc bệnh di truyền với những người bình thường. B. quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và số lượng của bộ nhiễm sắc thể giữa những người mắc bệnh di truyền với những người bình thường. C. quan sát, so sánh cấu trúc hiển vi và cấu trúc siêu hiển vi của bộ nhiễm sắc thể giữa những người mắc bệnh di truyền với những người bình thường. D. quan sát, so sánh cấu trúc siêu hiển vi và số lượng của bộ nhiễm sắc thể giữa những người mắc bệnh di truyền với những người bình thường. Câu 9: Quá trình giao phối không có ý nghĩa nào dưới đây đối với tiến hoá? A. Làm phát tán các gen đột biến. B. Trung hoà tính có hại của đột biến. C. Tạo ra các biến dị tổ hợp. D. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố đột biến làm thay đổi tần số alen A. không theo hướng nhất định. B. tương đối nhanh. C. theo một hướng xác định. D. giảm dần tần số alen có lợi. Câu 11: Đặc điểm quan trọng nhất về sự phát triển sinh vật của Cổ sinh là: A. Sự sống tập trung ở nước. B. Sự sống phát triển phức tạp và phồn thịnh. C. Sự di cư lên cạn của thực vật và động vật. D. Bò sát phát triển mạnh. Câu 12: Loài Raphanus brassica có bộ NST 2n = 36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n = 18) x Brassica oleraceae (2n = 18) → Raphanus brassica (2n = 36). Hãy chọn kết luận đúng về quá trình hình thành loài mới này. A. Đây là quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí. TCD Page 1
  2. B. Khi mới được hình thành loài mới không sống chung cùng môi trường với loài cũ. C. Quá trình hình thành loài diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. D. Đây là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở các loài động vật. Câu 13: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn cho phép loài đó tồn tại và phát triển. Đây là khái niệm về: A. nơi ở của loài. B. ổ sinh thái của loài. C. giới hạn sinh thái của loài. D. ổ sinh thái của quần thể. Câu 14: Thể đa bội thường gặp ở thực vật. Đặc điểm không đúng đối với thực vật đa bội là: A. tế bào có lượng ADN tăng gấp bội. B. cơ quan sinh dưỡng to, chống chịu khỏe. C. hoàn toàn không có khả năng sinh sản. D. sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ. Câu 15: Câu nào dưới đây nói về hoạt động của enzim ADN polymerase trong quá trình nhân đôi ADN là đúng ? A. ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và cả hai mạch mới được tổng hợp liên tục theo chiều từ 5’ đến 3’. B. ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo 1 chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng 1 lúc. C. ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo 1 chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác. D. ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn okazaki. Câu 16: Một mARN được cấu tạo từ 4 loại ribonucleotid là A, U, G, X. Số bộ ba chứa ít nhất 1 ribonucleotid loại G làm nhiệm vụ mã hóa cho các acid amin trên phân tử mARN này là: A. 35. B. 34. C. 25. D. 27. Câu 17: Ở người, gen quy định màu mắt có 2 alen (A và a), gen quy định dạng tóc có 2 alen (B và b), gen quy định nhóm máu có 3 alen (IA, IB và IO). Cho biết các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Số kiểu gen tối đa có thể được tạo ra từ 3 gen nói trên ở trong quần thể người là: A. 54. B. 24. C. 27. D. 64. Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hệ sinh thái (HST). A. Trong HST, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. B. Trong HST, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. C. Trong HST, càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng giảm dần. D. Trong HST, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình. Câu 19: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai. (1) AaBbDd x AaBBdd. (2) AaBbDD x aabbDd. (3) AAbbDd x AaBbdd. (4) Aabbdd x aaBbDd. (5) AaBbDD x aaBbdd. (6) aaBbDd x AaBBdd. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai mà đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó mỗi loại chiếm 25%? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 20: Cố định nitơ của khí quyển là quá trình như thế nào? A. Biến đổi nitơ phân tử trong không khí thành nitơ tự do trong đất nhờ tia lửa điện trong không khí. B. Biến đổi nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm. C. Biến đổi nitơ phân tử trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ. D. Biến đổi nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ can thiệp của con người. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã của gen trong nhân ở tế bào nhân thực? A. Acid amin mở đầu trong quá trình dịch mã là Methionin. B. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribosom tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. C. Bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung. D. Khi dịch mã, ribosom chuyển dịch theo chiều 5’ → 3’ trên mạch gốc của phân tử ADN. Câu 22: Ở người, hội chứng tiếng khóc mèo gào gây ra bởi: A. Đột biến gen trên nhiễm sắc thể số 5. B. Chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 và số 9 khiến NST số 22 bị ngắn hơn bình thường, C. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 13 và số 5. D. Đột biến mất cánh ngắn NST số 5. Câu 23: Một cây dị hợp tử về 4 cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen đều trội hoàn toàn, phân li độc lập. Khi cây trên tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ đời con có kiểu gen chứa 3 cặp đồng hợp trội, 1 cặp dị hợp. A. 4,6875% B. 3,125% C. 18,75% D. 6,25% Câu 24: Cho cây hoa đỏ quả tròn tự thụ phấn, người ta thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình phân li: 510 cây hoa đỏ, quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài : 242 cây hoa trắng, quả tròn : 10 cây hoa trắng, quả dài. Biết một gen quy định một tính trạng. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra ở thế hệ P là đúng: A. alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn cùng thuộc 1 NST. B. alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả dài cùng thuộc 1 NST. C. alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả tròn liên kết không hoàn toàn. TCD Page 2
  3. D. alen qui định màu hoa đỏ và alen qui định quả dài liên kết hoàn toàn. Câu 25: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn; cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Xét các phép lai sau: (1) AAaaBbbb x aaaaBBbb. (2) AAaaBBbb x AaaaBbbb. (3) AaaaBBBb x AAaaBbbb. (4) AaaaBBbb x Aabb. (5) AaaaBBbb x aaaaBbbb. (6) AaaaBBbb x aabb. Theo lí thuyết, trong số các phép lai nói trên có bao nhiêu phép lai mà đời con có 12 kiểu gen, 4 kiểu hình ? A. 1 phép lai. B. 3 phép lai. C. 4 phép lai. D. 2 phép lai. AB AB Câu 26: Phép lai . Nếu các cặp tính trạng di truyền trội hoàn toàn và có hoán vị gen ở hai bên với tần số 40% ab ab thì tổng số cá thể có kiểu hình khác bố mẹ chiếm tỷ lệ: A. 50% B. 65% C. 10%. D. 41%. Câu 27: Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau: Các alen lặn đột biến k, l, m đều không tạo ra được các enzim K, L và M tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở F2, số cây hoa trắng đồng hợp tử chiếm tỉ lệ: A. 3/32 B. 1/16 C. 37/64 D. 9/64. Câu 28: Ở gà, có một đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Những con gà như vậy mổ được rất ít thức ăn nên rất yếu ớt. Những chủ chăn nuôi thường xuyên phải loại bỏ chúng ra khỏi đàn. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 150 cặp gà bố mẹ có mỏ bình thường, một người chủ thu được 1200 gà con, trong đo có 12 con gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra và khả năng nở của các trứng là như nhau. Hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ là dị hợp tử về gen đột biến trên? A. 12. B. 30. C. 60. D. 40. Câu 29: Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen theo 1 hướng xác định ? (1) Đột biến (2) Các yếu tố ngẫu nhiên (3) Di nhập gen (4) Chọn lọc tự nhiên (5) Giao phối không ngẫu nhiên A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30: Cho các phát biểu sau về cấu trúc tuổi của quần thể: (1) Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản. (2) Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp. (3) Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển. (4) Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản. (5) Cấu trúc tuổi trong quần thể phản ánh tỉ lệ đực : cái trong quần thể. (6) Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 31: Cho các phát biểu sau về sự cạnh tranh cùng loài: (1) Trong cùng một quần thể, cạnh tranh cùng loài diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành về thức ăn, nơi sinh sản. (2) Khi cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau. (3) Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa. (4) Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. (5) Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Số phát biểu có nội dung đúng là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 32: Trong quan hệ hỗ trợ cùng loài, sự quần tụ giúp cho sinh vật: (1) Dễ dàng săn mồi và chống kẻ thù được tốt hơn. (2) Dễ kết cặp trong mùa sinh sản. (3) Chống chịu các điều kiện bất lợi về khí hậu. (4) Cạnh tranh nhau để thúc đẩy tiến hóa. Số phương án đúng là: TCD Page 3
  4. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 33: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuỗi và lưới thức ăn: (1) Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau. (2) Trong cùng một chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất. (3) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau. (4) Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường. (5) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 0. Câu 34: Cho các tập hợp các cá thể sinh vật sau: (1) Cá trắm cỏ trong ao (2) Cá rô phi đơn tính trong hồ (3) Bèo trên mặt ao (4) Các cây ven hồ (5) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa (6) Chim ở lũy tre làng. Có bao nhiêu tập hợp trên được coi là quần thể ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 35: Xét các trường hợp sau: (1) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả làm giảm mật độ cá thể của quần thể. (2) Các cá thể đánh nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn. (3) Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau. (4) Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể. (5) Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường. Có bao nhiêu trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra ? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 36: Hình vẽ sau đây mô tả bộ nhiễm sắc thể của người bình thường và người bị bệnh. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng ? (1) Bệnh này chỉ xảy ra ở người nữ. (2) Có thể chữa lành bệnh này nếu phát hiện sớm ở giai đoạn phôi sớm. (3) Người bệnh này được gọi là hội chứng Down. (4) Có thể phát hiện sớm bệnh này bằng kĩ thuật sinh thiết tua nhau thai. (5) Nguyên nhân gây bệnh là do tirôzin dư thừa trong máu chuyển lên não và đầu độc tế bào thần kinh. A. 1. B. 4 C. 2. D. 3 Câu 37: Cho cây (P) lá nguyên, hoa đỏ tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 56,25% cây lá nguyên, hoa đỏ; 18,75% cây lá nguyên, hoa hồng; 18,75% cây lá xẻ, hoa hồng; 6,25% cây lá xẻ, hoa trắng. Biết tính trạng về dạng lá do một cặp gen quy định, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen khác quy định, không có hoán vị gen và không xảy ra đột biến. Nếu cho cây (P) giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng dị hợp tử thì tỉ lệ cây lá nguyên, hoa hồng ở đời con là A. 25%. B. 37,5%. C. 50%. D. 18,75%. Câu 38: Ở một loài thực vật, alen A qui định quả tròn, alen a qui định quả dài, alen B qui định quả ngọt, alen b qui định quả chua, alen D qui định quả màu đỏ, alen d qui định quả màu vàng. Các tính trạng đều trội hoàn toàn. Ở phép lai BD BD Aa Aa , hoán vị gen chỉ xảy ra trong quá trình giảm phân tạo hạt phấn với tần số 40%. Tỉ lệ xuất hiện loại bd bd kiểu hình quả tròn, chua, màu đỏ ở đời con là: A. 15% B. 7,5%. C. 12%. D. 22,5%. Câu 39: Mèo man-xơ có kiểu hình cụt đuôi. Kiểu hình này do 1 alen lặn gây chết ở trạng thái đồng hợp tử quy định. Giả sử có 1 quần thể mèo trên mới được hình thành trên một hòn đảo với tần số alen lặn trong quần thể xuất phát (thế hệ 0) là 0,1. Tần số alen này qua 10 thế hệ là bao nhiêu? A. 0,1 B. 0,05 C. 0,2 D. 0,25 Câu 40: Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người: Xác suất để cặp vợ chồng III.2 và III.3 sinh ra con gái, bị bệnh là bao nhiêu phần trăm ? A. 25%. B. 33,33%. C. 12,5%. D. 50%. HẾT TCD Page 4