Đề ôn tập Chương IV+V môn Vật lý Lớp 11

doc 2 trang thaodu 5070
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập Chương IV+V môn Vật lý Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_chuong_ivv_mon_vat_ly_lop_11.doc

Nội dung text: Đề ôn tập Chương IV+V môn Vật lý Lớp 11

  1. ÔN TẬP CHƯƠNG IV,V Câu 1. Một mạch điện gồm có: ống dây có hệ số tự cảm L = 2,00μH và điện trở Ro = 1,00Ω; nguồn điện có suất điện động E = 3,0V và điện trở trong r = k 0,25Ω; điện trở R = 3,00Ω, được mắc như hình 4. Bỏ qua điện trở dây nối và L khoá k. E,r R a. Đóng khoá k, sau một thời gian cường độ các dòng điện trong mạch Ro đạt giá trị ổn định. Xác định cường độ dòng điện qua ống dây và điện trở R; công suất của nguồn E; Hình 4 b. Tính nhiệt lượng Q toả ra trên R sau khi ngắt khoá k. Bài 2.Một khung dây dẫn tròn tâm O đặt trong từ trường đều B = 0,005T, đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Thanh kim loại OM dài l = 50cm, quay quanh điểm O và đầu M của thanh luôn nằm tiếp xúc với khung dây. Điểm C của khung dây được nối vào đầu O của thanh kim loại qua một ampe kế. Chiều quay của thanh kim loại OM và chiều của đường sức từ được chỉ rõ trên hình. a) hãy chỉ ra chiều dòng điện cảm ứng qua các đoạn dây dẫn C1M và C2M. b) sợi dây dẫn làm khung có tiết diện như nhau và có điện trở R = 0,05Ω. Hỏi khi thanh kim loại quay từ điểm 1 đến điểm 2 thì số chỉ của ampe kế thay đổi như thế nào. Biết thanh quay đều với tốc độ góc 2 vòng/s. Bài 3: Ba mặt phẳng song song P1, P2 và P3 cách nhau d1=2cm và d2 =4cm, phân không gian thành 4 vùng I, II, III và IV. Trong vùng II và III người ta tạo ra từ trường đều có véctơ cảm ứng từ và song song với ba mặt phẳng trên và có chiều như hình vẽ. Hạt proton trong vùng I được tăng tốc bởi hiệu điện thế U , sau đó được đưa vào vùng II tại điểm A trên mặt phẳng P1 với vận tốc vhợp0 với pháp tuyến của P1 một góc 600 1. Tìm giá trị của U , biết rằng hạt đi sang vùng III với vận tốc hướng vuông góc với P2 và cảm ứng từ B1 =1T . 2. Cho biết hạt ra khỏi vùng III theo hướng vuông góc với véctơ v0 tại A. Tính cảm ứng từ 2 B . 3. Thực tế khi chuyển động trong vùng III và vùng IV, hạt chịu tác dụng của lực cản tỉ lệ thuận với vận tốc của hạt Fc kv (k là hằng số). Vì vậy khi động trong vùng III, bán kính quỹ đạo của hạt giảm dần và khi ra khỏi vùng III, bán kính quỹ đạo của hạt bị giảm đi 5% so với khi không có lực cản. Tìm độ dài đoạn đường mà hạt còn đi tiếp được trong vùng IV. Bài 4: Hai dây dẫn thẳng song song, điện trở không đáng kể, đặt trong mặt phẳng nằm ngang, một đầu nối vào nguồn điện E 0 ( E0 = 3 V, r0 = 1,5 Ω), đầu kia nối với điện trở R = 1Ω thông qua một khóa K. Một thanh kim loại MN có chiều dài l = 20 cm, điện trở r = 1 Ω, chuyển động dọc theo hai dây dẫn nói trên với vận tốc không đổi v = 20 m/s và luôn vuông góc với hai dây dẫn này. Mạch điện đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ hướng thẳng đứng và độ lớn B = 0,5T (hình 3).M K E ,r 1. Khóa K mở. 0 0 v  B a) Tính cường độ dòng điện qua thanh MN, và UMN ? R b) Cho khối lượng của thanh là m = 30 g, hệ số ma sát giữa thanh với hai dây là μ = 0,1. Tìm lực kéo nằm ngang cần tác dụng lên thanh N (hình 3)
  2. E D để làm cho nó chuyển động đều với vận tốc như trên?  2. Khóa K đóng. Tìm hiệu điện thế giữa hai điểm MN. B Câu 5. (2 điểm) Thanh dẫn EF có điện trở của một đơi vị chiều dài là r, chuyển động đều không ma sát với vận tốc v luôn tiếp xúc với hai thanh dẫn AC và AD tạo với nhau một góc α, (hình 3). Hệ thống đặt trong A F C từ trường đều vuông góc với mặt phẳng chứa các thanh và có độ lớn cảm ứng từ là B. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trên thanh EF trong thời gian nó chuyển động từ A được đoạn đường L (EF luôn vuông góc với AC). Bỏ qua điện trở các thanh AC, AD. Câu 6 Hai thanh ray dẫn điện dài nằm song song với nhau, khoảng cách giữa hai thanh ray là l = 0,4m. MN và PQ là hai thanh dẫn điện song M R P song với nhau và được gác tiếp xúc điện lên hai thanh ray, cùng v  2v vuông góc với hai ray B (Hình vẽ 4). Điện trở của MN và PQ đều bằng r = 0,25, C R = 0,5, tụ điện C = 20µF ban đầu chưa tích điện, bỏ qua điện trở N Q của hai ray và điện trở tiếp xúc. Tất cả hệ thống được đặt trong một Hình 4 từ trường đều có véc tơ B vuông góc với mặt phẳng hình vẽ chiều đi vào trong , độ lớn B = 0,2T. Cho thanh MN trượt sang trái với vận tốc v = 0,5m/s, thanh PQ trượt sang phải với vận tốc 2v. 1. Tìm công suất tỏa nhiệt trên điện trở R. 2. Tìm điện tích của tụ , nói rõ bản nào tích điện dương ? Bài 7: Trong một dự án xây dựng nhà máy điện, người ta đề xuất phương án sử dụng các dòng hải lưu ở biển và từ trường trái đất. Người ta sẽ ngâm hai bản kim loại thẳng đứng, khoảng cách giữa hai bải là ℓ, tiết diện mỗi bản là S vào trong nước biển. Nước biển có điện trở suất ρ, dòng nước giữa hai bản cực chảy từ tây sang đông với tốc độ là v. Từ trường ở khu vực đó coi như là đều và có hướng từ nam tới bắc, cảm ứng từ là B. Tìm công suất cực đại có thể nhận được khi mạch ngoài nối với tải R. Bài 8. Một khung dây hình vuông MNPQ cạnh a đặt trong từ trường đều, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung dây. Giữ đỉnh M cố định sau đó kéo và xoắn các cạnh của khung sao cho ta được hai hình vuông mà diện tích của hình này lớn gấp 4 lần hình kia. Tính điện lượng dịch chuyển trong khung. CHo điện trở của khung là R. CHo biết các dây dẫn được quấn lớp cách điện. CHo a = 6cm, B = 4.10-3T, R = 0,01Ω. ( Hd. Xoắn khung dây cũng có nghĩa là làm cho pháp tuyến đối với một trong diện tích hình vuông đổi chiều). Đs: 96.10-5C