Đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8

doc 17 trang Hoài Anh 4320
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_8.doc

Nội dung text: Đề ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 8

  1. ÔN TẬP HỌC KÌ I I.Văn bản Câu 1: Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ. a. Giống nhau: (1,0 điểm)- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động. b. Khác nhau: (1,0 điểm) - Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết) - Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng. Câu 2Từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri, theo em vì sao chiếc lá cuối cùng đựoc coi là kiệt tác của cụ Bơ-men ?TLGiải thích được ba lí do sau : Câu 3 : Chỉ ra những điểm tương phản giữa 2 nhân vật Đôn-Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Nghệ thuật tương phản đó có ý nghĩa, tác dụng như thế nào ? a.Đôn - Ki - Hô – Tê- Quý tộc - Gầy, cao, cưỡi ngựa còm, - khát vọng cao cả -mong giúp ích cho đời-mê muội-hão huyền, - Dũng cảm.b.Xan - Chô - Pan - Xa - Nông dân- Béo, lùn, ngồi trên lưng lừa.-ước muốn tầm thường-chỉ nghĩ đến cá nhân mình. - tỉnh táo -thiết thực - hèn nhát. -Nghệ thuật tương phản: mỗi khía cạnh ở nhân vật Đôn-Ki-hô-tê đều đối lập rõ rệt với khía cạnh tương ứng ở nhân vật Xan–chô Pan-xa và làm nổi bật nhau lên -tác dụng:+ Làm rõ đặc điểm của mỗi nhân vật +Tao nên sự hấp dẫn độc đáo.+ Tạo ra tiếng cười hài hước . Câu 4Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dich thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không ?Vì sao ? Ý nghĩa nhan đề: - Ôn dịch: Chỉ 1 thứ bệnh lan truyền rộng (có thể gây chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định) - Thuốc lá: Là cách gọi tắt của tệ nghiện thuốc lá - Dấu phẩy tu từ: nhấn mạnh sắc thái b/c: vừa căm tức vừa ghê tởm, nguyền rủa, tẩy chay. => Nhan đề có ý nghĩa: “Thuốc lá! Mày là đồ ôn dịch!” Câu 5 Bốn câu thơ đầu của bài thơ đập đá ở CL có hai lớp nghĩa .Hai lớp nghĩa đó là gì ?Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó .Nhận xét về khẩu khí của tác giả ? Gợi ý :Bốn câu thơ đầu Hình ảnh ngời tù và công việc đập đá ở Côn Lôn. -Không gian:Trơ trọi ,hoang vắng,rộng lớn, là địa ngục trần gian -Tư thế:Hiên ngang ,sừng sững toát lên vẻ đẹp hùng tráng . -Công việc đập đá:là công việc lao động khổ sai nặng nhọc . -Hành động quả quyết ,mạnh mẽ: -Khắc hoạ nổi bật tầm vóc khổng lồ của ngời anh hùng. -Sử dụng động từ ,phép đối ,lối nói khoa trương ,lượng từ ,giọng thơ hùng tráng ,sôi nổi. ->Khí phách hiên ngang ,tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ ,biến công việc cưỡng bức thành công việc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh của con người Câu 6 Bèn c©u th¬ cuèi béc lé trùc tiÕp nh÷ng c¶m xóc vµ suy nghÜ cña t¸c gi¶ .Em h·y t×m hiÓu ý nghÜa nh÷ng c©u th¬ nµy vµ c¸ch thøc biÓu hiÖn c¶m xóc cña t¸c gi¶? Gợi ý :Bốn câu cuối Cảm nghĩ từ công việc đập đá.
  2. - Sử dụng phép đối, khẩu khí ngang tàng ,rắn giỏi ->Cho thấy sức chịu đựng mãnh liệt về thể xác lẫn tinh thần của con ngời trước thử thách -Bất khuất trước nguy nan ,trung thành với lý tưởng yêu nước -Những người có gan làm việc lớn, khi phải chịu cảnh tù đầy thì chỉ là việc nhỏ ,không có gì đáng nói . -Tự hào kiêu hãnh về công việc to lớn mà mình theo đuổi ,coi thường việc tù đầy - Giọng điệu cứng cỏi,hình ảnh ẩn dụ ,cấu trúc đối lập ,câu cảm thán khẳng định lý tưởng yêu nước lớn lao mới là điều quan trọng nhất-Tin tưởng mãnh liệt vào sự nghiệp cứu nước của mình. * Viết đoạn văn cảm nhận văn học : Câu 1: Cho câu chủ đề "Truyện ngắn CBBD của nhà văn an đéc xen đã thể hiện lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với cô bé bất hạnh” . Gợi ý : -Thái độ, ty thương, cảm thương của nhà văn được thể hiện rất rõ nét. Lời văn toát lên đầy xót xa thương cảm. Ông kể về những mộng tưởng với giọng văn chân chính, thương cảm, xót xa. -Ngòi bút nhân đạo,chan chứa yêu thương thể hiện rõ khi tác giả kể về cái chết của cô bé. -T/g ngầm thể hiện sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người. Câu 2: (2,5 điểm) Các văn bản đã học: Trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng đã gợi lên cho em điều gì về sự cảm thông, tình thương yêu với những con người nghèo khổ bất hạnh? Hãy trình bày điều đó bằng một đoạn văn( dài khoảng 15 dòng tờ giấy thi). + Thấy rõ nỗi cay đắng, tủi cực, số phận đau thương của những con người nghèo khổ, bất hạnh - Suy nghĩ về nỗi cay đắng, tủi cực của cậu bé Hồng mồi côi cha - Số phận đau thương và cái chết thê thảm của lão Hạc - Hình ảnh của cô bé bán diêm chết rét trong đêm giao thừa - Tình thương yêu cao cả giữa những người nghệ sỹ nghèo khổ + từ đó cũng cho ta hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp, khát vọng vươn tới cuộc sống hạnh phúc của mỗi con người. Gợi cho mỗi người chúng ta sự cảm thông với nỗi đau, như lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần có tấm lòng yêu thương, trân trọng với những người nghèo khổ, bất hạnh Câu 3 (2đ) Viết đoạn văn theo lối diễn dịch khoảng 8 – 10 câu nhận xét về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao Lão Hạc là lão nông dân nghèo khổ và cô đơn ( Khổ về vật chất và tinh thần) Lão Hạc có những phẩm chất cao đẹp: nhân hậu, tự trọng và yêu thương con hết mực (Sống vì con, chết cũng vì con) Câu 4 (2,5 điểm). Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết Một người như thế ấy! Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn ” (Nam Cao, Lão Hạc). *Yêu cầu. Đoạn truyện là lời độc thoại nội tâm của nhân vật tôi khi nghe câu nói đầy mỉa mai của Binh Tư về việc Lão Hạc xin bả chó. + Lời độc thoại nội tâm là dòng suy nghĩ của nhân vật tôi về tình cảnh, về nhân cách của lão Hạc: lão là người đáng thương, một người nhân hậu, tâm hồn trong sáng, sống cao thượng, giàu lòng tự trọng, yêu thương con sâu nặng.
  3. + Nhân vật tôi ngạc nhiên, ngỡ ngàng: Con người đáng thương, đáng kính, đáng trọng, đáng thông cảm như lão Hạc mà cũng bị tha hóa, thay đổi cách sống. + Nhân vật tôi buồn, thất vọng vì như vậy là bản năng con người đã chiến thắng nhân tính, lòng tự trọng không giữ được chân con người trước bờ vực của sự tha hóa. + Một loạt câu cảm thán và dấu chấm lửng trong đoạn văn góp phần bộc lộ dòng cảm xúc dâng trào, nghẹn ngào của nhân vật tôi thương cho cuộc đời lão Hạc, buồn cho số kiếp con người trong xã hội xưa. Tâm trạng và suy nghĩ của ông giáo trong đoạn truyện chan chứa một tình thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng âm thầm giọng điệu buồn và thoáng bi quan. Câu 5( 2, 0 điểm) Viết đoạn văn ( khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc. * Yêu cầu nội dung - Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc - Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. ( 0,25 ) - Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. >>> Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. Câu 6 : Cho câu chủ đề "Đoạn trích TLM của nhà văn NH đã thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé H đối với mẹ của mình"Hãy viết một đoạn văn diễn dịch làm rõ câu chủ đề trên, sau đó biến đổi đoạn văn dd thành đoạn văn quy nạp. Đoạn trích TLM của nhà văn NH đã thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé H đối với mẹ của mình. Khi nhe bà cô hỏi"Hồng!Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?"Hồng đã toan đáp có, nhưng rồi lại cúi đầu không đáp vì bé biết rõ, nhắc đến mẹ ,bà cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu bé những hoài n ghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ.Nhưng đời nào tình thương yêu mẹ của Hồng lại bị những rắp tâm tanh bẩn của bà cô xâm phạm .Hồng càng yêu thương mẹ bao nhiêu thì bé càng căm ghét những hủ tục PK đã đầy đoạ mẹ bấy nhiêu. Hình ảnh mẹ in đậm trong lòng bé, bé khát khao được gặp mẹ đến cháy bỏng. Khi được mẹ ôm trong lòng ,bé bồng bềnh trong cảm giác sung sướng ,quên hết những lời lẽ cay độc của bà cô. Câu 7 : Cho câu chủ đề Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch câu chủ đề trên TL Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng. Gia cảnh túng quẫn, không muốn nhờ vả hàng xóm lão đã phải bán con chó vàng yêu quý. Việc này làm lão đau đớn dằn vặt lương tâm lắm.Trong nỗi khổ cực, lão phải ăn củ chuối, củ ráy nhưng vẫn nhất quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, nhất định dành tiền để nhờ ông giáo lo cho lão khi chết. Lão thà chết để giữ tấm lòng trong sạch và nhất định không chịu bán mảnh vườn của con dù chỉ một sào. Và cuối cùng dùng bả chó kết liễu cuộc đời khổ cực của mình . Câu 8: Viết đoạn văn 5-7 câu làm rõ câu chủ đề "Nhân vật LH trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn NC rất giàu lòng tự trọng "Trong đoạn văn có sử dụng một TTT, nêu rõ đoạn văn được trình bày theo cách nào? Nhân vật LH trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn NC rất giàu lòng tự trọng. Dù sống nghèo khổ, túng quẫn lão vẫn giữ lòng tự trọng. Lão nghèo nhưng không hèn ,không vì miếng ăn mà quỵ luỵ hoặc làm liều. Thậm chí chỉ đoán vợ ông giáo có ý phàn nàn về sự giúp đỡ của ông giáo đối với mình ,lão đã lảng tránh ông giáo. Lão tự trọng đến mức không muốn sau khi mình chết còn bị người ta khinh rẻ. Chẳng còn gì ăn để sống nhưng lão quyết không dụng tới số tiền dành dụm, và đem gửi ông giáo để nếu chết thì ông lo ma chay giúp. Thật là một con người giàu lòng tự trọng. Một nhân cách cao thượng làm sao! Câu 9: Đoạn trích TNVB và truyện ngắn LH giúp em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người nông dân trước CM tháng Tám. Trình bày 6-8 câu theo cách dd trong đó có sử dụng 1 TTT, 1 TT, 1 thán từ, 1 trường từ vựng .
  4. Đoạn trích TNVB của NTT và truyện ngắn LH của NC giúp em hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người nông dân trước CM tháng Tám. Cả hai nhân vật chính trong hai tác phẩm đều là những người nông dân nghèo khổ ,túng quẫn, bi thương.Chị D thì bị bọn tay sai quát thét doạ nạt, đánh đấm bắt phải nộp những thứ thuế vô lí. LH thì phải bán đi con chó -kỉ vật của con trai để lại -rồi tự tử để bảo toàn gia sản cho con. Mặc dù hoàn cảnh là vậy nhưng trong họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, tấm lòng cao cả, đôn hậu, sự nhẫn nhục. Chao ôi! XHPK nửa thực dân tàn nhẫn biết bao!Chính XH đó đã dồn người nông dân vào con đường cùng. Câu 26.Cho câu chủ đề "Truyện ngắn CLCC của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ''. Viết đoạn văn có sử dụng 1TTT, 1TT, 1TrT, 1 câu ghép. Truyện ngắn CLCC của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.Câu chuyện kể về 3 hoạ sĩ nghèo :G,X và B.G bị bệnh sưng phổi.Quá chán nản, cô đã gửi cuộc đời mình vào chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bám trên bức tường đối diện cửa sổ, cô nghĩ lúc nó rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu rất lo lắng, chăm sóc G tận tình nhưng tình yêu thương của cô không thể thay đổi được ý nghĩ trong đầu G. Còn cụ B thì sao? Chính vì lo cho G nên trong đêm mưa tuyết khủng khiếp -cái đêm chiếc lá cuối cùng rụng -cụ đã bất chấp tính mạng mình vẽ một chiếc lá giống y hệt CLCC. Chính chiếc lá đó đã cứu sống G, và cũng chính chiếc lá đó đã lây đi sự sống của người tạo ra nó. Chao ôi, tình yêu thương của cụ Bơ men thật vĩ đại làm sao! B – PHẦN TIẾNG VIỆT : I. Từ vựng 1. Cấp độ khái quát của từ ngữ và trường từ vựng – Cấp độ khái quát của từ ngữ. + Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác. + Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. + Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng với những từ ngữ này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. Ví dụ: Từ “Thầy thuốc’ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của từ bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý, nhưng có nghĩa hẹp hơn so với “người”. – Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét nghĩa chung. Ví dụ: Trường từ vựng chỉ gia cầm: gà, ngan, ngỗng, vịt 2. Từ tượng hình và từ tượng thanh – Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật. Ví dụ: lòng khòng, ngất ngưởng, ngoằn ngoèo, tha thướt – Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Ví dụ: ầm ầm, thánh thót, róc rách, xì xì – Tự tượng hình và từ tượng thanh có giá trị gợi tả và biểu cảm cao, thường được dùng nhiều trong văn miêu tả và tự sự. 3. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội – Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. Ví dụ: O – cô, bầm – mẹ (Trung Bộ) Cây viết – cây bút, đậu phộng – lạc (Nam Bộ) Thưng (dụng cụ đong gạo, thóc), thầy – bố, (Bắc Bộ).
  5. – Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 4. Một số biện pháp tu từ a. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày (Ca dao) b. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu văn hóa. Ví dụ: Bà về năm đói làng treo lưới Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào. (Tố Hữu) II. Ngữ pháp 1. Một số từ loại a. Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự vật được nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: Ngay, chính, đích thị, những, Chiếc mũ này giá những 20 nghìn đồng b. Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường dùng ở đầu câu và có thể được tách thành một câu độc lập. Ví dụ: ái, ôi, chao ôi, trời, trời ơi, hỡi, vâng, dạ, ạ, Chao ôi! Thầy nó chỉ nghĩ lẩn thẩn sự đời. c. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói. Ví dụ: à, ư, nhỉ, nhé, đi, nào, với, thay, nhé, Đi đi em! Can đảm bước chân lên! (Tố Hữu) 2 Câu ghép a.Khái niệm : Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm từ chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị là một vế câu. Ví dụ: Đêm càng khuya, trăng càng sáng. b. Cách nối các vế câu trong câu ghép. - Dùng những từ có tác dụng nối. + Nối bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ. Ví dụ: Mây đen kéo kín bầu trời và gió giật từng cơn. Vì trời không mưa nên cánh đồng thiếu nước. + Nối bằng một phó từ hay một cặp đại từ hô ứng. Ví dụ: Ai làm người ấy chịu. Anh đi đâu, tôi đi đấy. - Không dùng từ nối, các vế câu thường sử dụng dấu phẩy, dấu hai chấm. Ví dụ: Bà đi chợ, mẹ đi làm, em đi học. c. Các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích Mỗi mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng: vì nên, nếu thì, tuy/mặc dù nhưng, không những mà còn, hoặc hoặc. Ví dụ: Tuy lưng hơi còng như bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn. 3. Các loại dấu : a. Dấu ngoặc đơn : * Công dụng :Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm * Ví dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”. b. Dấu hai chấm :* Công dụng :Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang). * Ví dụ: + Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang: - Bác trai khá rồi chứ?
  6. (Ngô Tất Tố) + Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắng lại, khóc mắt tôi đã cay cay. (Nguyên Hồng) c. Dấu ngoặc kép : * Công dụng :Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn. * Ví dụ: Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngâm dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. (Nguyên Hồng) * C – PHẦN TẬP LÀM VĂN : Đề 1. Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên Đề 2 .Người ấy (bạn, mẹ , thầy )sống mãi trong lòng tôi (Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.) Đề 3 .Kể về một việc làm của em khiến thầy (cô) buồn lòng II. Văn thuyết minh Dạng 1.Bài văn thuyết minh một thứ đồ dùng . Đề 1Thuyết minh về cái phích nước(bình thuỷ) 1. Mở bài - Giới thiệu vai trò của chiếc phích trong đời sống con ngời : từ lâu các phích đã trở thành một vật dụng quan trọng thông dụng trong nhiều GĐ VN Đó là vật dùng để chứa và giữ nhiệt cho nước nóng. 2. Thân bài a.Cấu tạo các bộ phận của phích nước * Phích nước (hay có nơi gọi là bình thủy) có cấu tạo bởi hai bộ phận chính: (dùng phương pháp phân loại phân tích) + Vỏ: làm bằng sắt, nhôm; sau này khi công nghệ nhựa phát triển thì còn được chế tạo bàng nhựa cứng. Vỏ có thể chia làm ba phần: đầu, thân và đáy. Đầu: Hình chóp cụt, trên là nắp đậy ngoài. Thân: Hình trụ tròn cao khoảng 40 cm, có gắn hai quai: một quai xách dùng di chuyển và một quai cầm khi rót nước. Đáy: phần cuối của vỏ, có thể mở ra lắp vào khi vệ sinh phích hay thay ruột, bên trong có lớp đệm cao su cố định ruột phích. + Ruột: Được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt. Hình trụ tròn đứng thon đầu. Ruột phích có cấu tạo đặc biệt: là hai lớp thủy tinh, giũa hai lớp là chân không (có tác dụng làm mất khả năng truyền nhiệt) Cuối ruột phích có chuôi hút chân không, (phần này rất quan trọng bởi nếu làm vỡ chuôi này thì phích mất khả năng giữ nhiệt) - Nút phích đậy ruột phích thường làm bằng gỗ. -Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa -Ruột phích là bộ phận quan trọng nhất. Khi mua ta nhìn vào trong kiểm tra van hút khí, nhỏ thì càng tốt. Không đổ nước nóng ngay mà chế 50-60 độ sau đó mới đổ nước nóng b. Công dụng : - Phích nước là vật tiện dụng, dùng đựng nước, đặc biệt là nước nóng giữ nhiệt. - Hiện nay tuy nhiều gia đình khá giả đã có bình nước nóng lạnh hoặc các loại phích hiện đại nh- ưng đã số các gđ có thu nhập TB vẫn coi các phích nước là một thứ đồ dùng tiện lợi và hữu ích cái phích dùng chứa nước sôi pha trà cho người lớn pha sữa cho trẻ em - Là một đồ vật trang trí tạo tính thẩm mĩ cho ngôi nhà của mình.
  7. c. Sử dụng và bảo quản * Phích nước là một vật dụng dễ vỡ vì vậy phải bảo quản cẩn thận; nó chứa nước nóng nên cẩn thận hơn với trẻ em. Theo nguyên lí giản nở vì nhiệt của chất rắn thì không nên đổ nước quá nóng trong lần sử dụng đầu tiên, hoặc không đổ nước lạnh khi bình đang nóng (làm vỡ) -Rửa cặn bằng dấm -Không đổ nước đầy quá 3. KB: Phích nước là một vật dụng rất quen thuộc, cần thiết trong mỗi gia đình. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bình chứa nước nóng hiện đại hơn dựa trên nguyên lí của phích nước nguyên thủy nhưng phích nước chúng ta đang dùng chắc chắn sẽ vẫn là một trong những vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình chúng ta. Đề 2: Thuyết minh về cây bút bi Đề 3: Thuyết minh kính mắt Đề 4 (Đề 3 trang 145)sgk Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến a.MB Đôi dép cao su là một vật dụng độc đáo đầy sáng tạo,gắn liền với bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân P và đế quốc Mĩ b.TB *Nguồn gốc Dép lốp hay còn gọi là dép cao su bắt đầu xuất hiện từ thời kì kháng chiến chống Pháp.Lúc đó cuộc sống sinh hoạt của bộ đội và nhân dân ta rất thiếu thốn nên nhân dân ta đã tận dụng những lốp xe ô tô cũ của địch để làm nên đôi dép cao su. *Cấu tạo : -Đế dép được cắt từ vỏ lốp ô tô theo hình bàn chân,dưới có xẻ những rãnh hình thoi để đi cho đỡ trơn. Trên đế làm 8 khe nhỏ để luồn quai dép. -dép có hai quai trước bắt chéo nhau,hai quai sau song song ,được làm từ săm xe ô tô cũ,bề ngang mỗi quai khoảng 1,5 cm,xỏ qua lỗ dưới đế. * công dụng ,bảo quản -đơn giản,dễ làm,tiện sử dụng trời nắng cũng như trời mưa. Có quai trước và quai sau ôm chặt lấy bàn chân và gót chân nên đi xa không bị mỏi -Đế không trơn, ít mòn,bẩn bùn đất có thể rửa sạch dễ dàng -Quai đứt có thể thay,quai tụt có thể rút lại -Trong 2 cuộc k/c đôi dép cao su đã cùng các anh bộ đội hành quân đánh giặc, tạo nên nhiều chiến công thần kì. *Ý nghĩa: dép không chỉ là vật bảo vệ chân khỏi sành gai ,sỏi đá mà nó đã trở thành biểu tượng của những năm thangsk/c vất vả mà tươi đẹp làm neenlichj sử hào hùng của dân tộc. c. KB Dép lốp mãi là hình ảnh ,là nhân chứng cho dân tộc VN anh dũng ,kiên cường đầy sáng tạo . Dạng 2:TM một sản phẩm mang bản sắc dân tộc: áo dài, nón lá a.MB: Dùng phương pháp giới thiệu , nêu định nghĩa. b.TB: -Nguồn gốc -Cấu tạo ,các bộ phận,chất liệu -Tác dụng, cách sử dụng, giá trị văn hoá -Bảo quản c.KB:Lời NX về sản phẩm trong đời sống hiện nay. Đề 5 Giới thiệu về chiếc nón lá VN 1. Mở bài: Dùng phương pháp giới thiệu , nêu định nghĩa.
  8. Trong đời sống của người VN tự bao đời,chiếc nón lá đã là người bạn thuỷ chung gần gũi ,gắn liền với sinh hoạy hàng ngày. Chiếc nón che nắng che mưa cho người nông dân lúc vất vả cầy cấy trên đồng hay khi đi dưới trời nắng gắt. 2. Thân bài: Kết hợp phân tích, so sánh, nêu ví dụ để thuyết minh cho sinh động. a.Nguồn gốc chiếc nón -Loại nón đặc trưng của người dân Bắc kì xưa là nón thúng. -Thời đại đổi thay ,nón lá cũng phải thay đổi để hợp với thời đại ,nón chóp nhọn ra đời .ở làng Chuông nón chóp nhọn có khung bằng 16 vành tre chuốt nhỏ ,mỏng ,dễ uốn .đây là kết quả của bao sự nghiên cứu ,bàn luận lựa chọ để rồi trở thành một quy tắc bất di bất dịch . b. Đặc điểm cấu tạo của chiếc nón lá - Dáng nón: hình chóp, sườn phẳng - Nguyên liệu và sự chuẩn bị: Để làm được một chiếc nón đẹp ,phải tỉ mỉ từ khâu chọn lá ,sấy lá,phơi sương ,là lá ,chọn chỉ cước nhỏ, khuôn ,độ tinh xảo trong từng đường kim mũi chỉ - Cách làm: Đặt các vòng tròn theo kích cỡ vào khuôn nón, trải lá Nón bài thơ rất mỏng bởi nó chỉ có hai lớp lá ,lớp trong gồm 20 lá ,lớp ngòi gồm 30 lá và lớp bài thơ,tranh ,được nằm ở giữa .Nón được chằm bằng sợi ni lông dẻo dai ,săn chắc và có màu trắng trong . -Một bộ phận không thể thiếu ,giữ cho nón chắc trên đầu người đội là quai nón,quai nón được buộc vào nón nhờ hai nhôi nón. d.Tác dụng, giá trị: Nón lá với cuộc sống của người Việt Nam: -Nón lá vừa che nắng vừa che mưa là người bạn không thể thiếu của những người phụ nữ ,đặc biệt là người bạn thuỷ chung của ngừời nông dân chân lấm tay bùn trên ruộng cạn ,dưới đồng sâu trong chiến đấu: đội quân nón lá -Với các cô thôn nữ nón lá không đơn thuần chỉ là vật che nắng che mưa mà còn là món đồ trang sức làm tôn thêm vẻ duyên dáng ,dịu dàng vốn có của người con gái xứ Việt .Món đồ trang sức này không cầu kì đắt tiền mà ngược lại nó rất giản dị mộc mạc như chính con người Việt. -Nón còn đi vào đời sống văn hoá nghệ thuật ,trong nghệ thuật múa chiếc nón tạo nên một điểm nhấn rất ấn tượng .Nón quai thao cùng các cô gái Kinh Bắc góp vui trong các lễ hội :hội Lim ,hội Chùa Dâu. -Trong đám cưới của người Việt,mẹ chồng đội nón cho nàng dâuđã trở thành phong tục . - Cùng với áo dài trở thành biểu tượng dân tộc. - Ngày nay có rất nhiều kiểu mũ được biến tấu để phù hợp thời trang nhưng chiếc nón vẫn có vẻ đẹp riêng đầy hấp dẫn d)Bảo quản: Dùng xong nên treo, phơi ,giặt quai. 3. Kết bài: Công dụng và sự gắn bó của các đồ vật với con người trong hiện tại và tương lai. -Ngày nay ở các đô thị ,không thấy học sinh đội nón đến trường mà chỉ thấy những chiếc mũ đủ màu sắc .Nhưng ở trên những đường làng ,trong các chợ quê, chiếc nón trắng vẫn nhiều và thấy ưa nhìn dễ mến .Các bà, các mẹ, các cô thôn nữ làm sao rời được chiếc nón quê hương Đề 6 Giới thiệu về chiếc áo dài VN 1.MB Người VN luôn được coi là có cách ăn mặc kín đáo nhất .Ngưới con gái VN đã duyên dáng lại càng trở nên duyên dáng, thướt tha hơn trong chiếc áo dài dân tộc. Từ lâu chiếc áo dài đã đi vào truyền thống của dân tộc, nó đã trải qua biết bao sự thay đổi. Nhiều tên gọi, nhiều kiểu dáng, để rồi cuối cùng nó được mang dáng vẻ như bây giờ . 2.TB
  9. a.nguồn gốc Đối với phụ nữ việt nam trước đây trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu nâu non ,váy đen yếm trắng ,đầu chít khăn mỏ quạ ,thêm vào đó là chiếc thắt lưng thiên lý hay màu đào .Bộ lễ phục là những tấm áo mớ ba,bên trong là chiếc yếm đào đỏ thắm ,đầu đội nón quai thao trông rất duyên dáng ,kín đáo . -Trải qua năm tháng chiếc áo dài dược dần dần thay đổi và hoàn thiện hơn .Đầu thế kỉ 20,phụ nữ VN chỉ mặc một chiếc áo dài ,bên trong là chiếc áo cộc và chiếc quần thy thế dần chiếc váy .Tuỳ theo lứa tuổi chiều dài buông xuống lúc ngắn lúc dài ,lúc gấu to lúc gấu nhỏ .Cho đến nay chiếc áo dài truyền thống tương đối đã ổn định . b.Cấu tạo ,chất liệu may áo +Được may bằng chất liệu vải mỏng,vải nhung +Thân áo: gồm 2 mảnh bó sát eo, hai thân thả bay xuống tận gót tạo nên sự mền mại, uyển chuyển.in ,thêu hoa +tay:ngắn ,dài, xoè,voan, thêu hoa +cổ:3 cm,4cm,hình trái tim ,tròn, thuyền +Chiếc quần may theo kiểu quần ta ống rộng may bằng nhiều thứ vải khác nhau, nâng đỡ tà áo làm tăng thêm sự thướt tha của bộ trang phục. +đi kèm với oá dài là nón và guốc cao. c.Môi trường sử dụng và đặc điểm của chiếc áo dài +Chiếc áo dài được mặc trong dịp lễ tết, lễ hội, cưới hỏi +Chiếc áo dài thể hiện bản sắc dân tộc, mang phong cách và tâm hồn của người Việt, và trở thành trang phục công sở ở nhiều nơi. +Là trang phục bắt buộc trong thi hoa hậu VN d.Giá trị văn hoá Khi mặc chiếc áo dài người phụ nữ không hề cảm thấy lạc hậu trước bạn bề quốc tế mà ngược lại luôn tự hào vì mình đã giữ gìn truyền thống của dân tộc ,nó được người VN tự hào giới thiệu với bạn bè năm châu ,chiếc áo dài đã dược UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới. e.Bảo quản: giặt là, phơi , treo. 3.KB Giờ đây ,váy đầm các lọai phát triển rầm rộ nhưng xét ra tấm áo dài vẫn là nét đẹp VN.Mong sao chiếc áo dài được có mặt khắp nơi ,làm cuộc sống thêm tươi vui . Dạng 3. Bài văn thuyết minh một thể loại văn học : thơ lục bát, thơ TNBC, truyện ngắn, Đề 7: Thuyết minh đặc điểm thể thơ lục bát 1. Mở bài : Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát. ( 0,5 điểm) Thơ lục bát (sáu tám) là một thể thơ cổ điển thuần túy Việt Nam. Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. 2. Thân bài : Cần đảm bảo những ý cơ bản sau : a. Nguồn gốc : (0,5 điểm) Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, do chính cha ông chúng ta sáng tác. Trước kia, hầu hết các bài ca dao đều được sáng tác bằng thể thơ này.Sau này, lục bát được hoàn thiện dần và đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với 3254 câu lục bát. b. Đặc điểm : * Nhận diện câu chữ : (0,5 điểm) Gọi là lục bát căn cứ vào số tiếng trong mỗi câu. Thơ lục bát tồn tại thành từng cặp : câu trên 6 tiếng được gọi là câu lục, câu dưới 8 tiếng được gọi là câu bát. Thơ LB không hạn định về số câu trong một bài . Như thế, một bài lục bát có thể rất dài nhưng cũng có khi chỉ là một cặp câu LB. * Cách gieo vần: ( 0,5 điểm)
  10. - Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiềng thứ 6 câu bát, tiếng thứ 8 câu bát lại vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo. Cứ thế luân phiên nhau cho đến hết bài thơ. * Luật B-T : ( 0,75 điểm) - Các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc phải theo luật B-T - Các tiếng 2,6,8 trong dòng thơ thường là thanh B, còn tiếng thứ 4 là thanh T. - Luật trầm – bổng : Trong câu bát, nếu tiếng thứ sáu là bổng ( thanh ngang) thì tiếng thứ 8 là trầm (thanh huyền) và ngược lại. *Đối : ( 0,25 điểm) Đối trong thơ lục bát là tiểu đối ( đối trong một dòng thơ) * Nhịp điệu : ( 0,25 điểm) Thơ LB chủ yếu ngắt nhịp chẵn : 4/4, 2/2/2, 2/4, 4/2 Tuy nhiên cách ngắt nhịp này cũng rất linh hoạt, có khi ngắt nhịp lẻ 3/3. * Lục bát biến thể : ( 0,5 điểm) - Số chữ trong một câu tăng lên hoặc giảm đi ( thường là tăng lên). - Tiếng cuối là thanh T. - Xê dịch trong cách hiệp vần tạo nên sự thay đổi luật B-T : Tiếng thứ 4 là thanh B c. Ưu điểm : ( 0,5 điểm) - Âm hưởng của lục bát khi thì thiết tha sâu lắng, khi thì dữ dội, dồn dập. Vì thế , thể thơ này có thể diễn tả được mọi cung bậc tình cảm của con người. - Dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người do đó cũng dễ sáng tác hơn các thể thơ khác. KB : Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Đề 8 :Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học :Tôi đi học ,Lão Hạc ,Chiếc lá cuối cùng . 1.MB Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự,tức là dùng lời kể để tái hiện lại những việc làm ,những biến cố nhằm dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một cách khách quan ,qua đó bày tỏ cách hiểu và thái độ nhất định của người viết. 2.TB a.Về dung lượng Truyện ngắn khác truyện vừa và truyện dài(tiểu thuyết)ở số lượng trang viết ít hơn (thường khoảng trên dưới chục trang.Truyện cực ngắn có khi chỉ vài trăm chữ). Ví dụ (VD): TN Lão Hạc của Nam Cao chỉ 9 trang sách.Truyện ngắn văn phong ngắn gọn ,cốt truyện ngắn gọn nhưng không sơ sài mà có sức chứa lớn .Câu chuyện trong truyện ngắn đươc miêu tả chỉ ở một thời gian ,không gian nhất định. b. Dùng lời kể và lời miêu tả để thông báo thời gian và gợi ra đặc điểm tính cách của nhân vật ,phân tích tâm lí nhân vật ;nêu sự kiện ,tình huống nhằm làm hiện lên bức tranh về con người và cuộc sống .Tác giả nói với người đọc bằng cách kể ra những suy nghĩ hành động ,lời nói cụ thể của các nhân vật hoặc miêu tả diễn biến của các sự kiện có liên quan . VD c. Về cốt truyện: Truyện ngắn phải có cốt truyện ,nghĩa là có các sự kiên ,biến cố.nảy sinh nối tiếp nhau dẫn đến đỉnh diểm mâu thuẫn ,buộc phải giải quyết mâu thuẫn .Giải quyết vấn đề xong thì
  11. truyện kết thúc.Các sự kiện càng gay cấn, nổi bật càng tạo kịch tính, sức hấp dẫn cho truyện (CLCC -Ô Hen ri) . d.Truyện ngắn phải có nhân vật :So với truyện dài ,số lượng nhân vật của truyện ngắn rất ít .Tính cách ,số phận của nhân vật được thể hiện một phần hoặc toàn bộ cuộc đời thông qua hình dáng ,suy nghĩ ,lời nói và hành động của nhân vật trong những tình huống khác nhau.Nhân vật trong truyện ngắn thường để lại ấn tượng sâu sắc .VD nhân vật lão Hạc đã để lại trong tâm trí người đọc những ấn tượng khó phai. g. Về ngôn ngữ: - Ngôn ngữ TN rất đa dạng phong phú .Có ngôn ngữ của người kể chuyện ,ngôn ngữ của nhân vật ,ngôn ngữ đối thoại ,ngôn ngữ độc thoại nội tâm Trong truyện ngăn Lão Hạc có ngôn ngữ của người kể chuyện là ông giáo , ngôn ngữ của nhân vật Lão Hạc ,đối thoại của ông giáo và lão Hạc Dạng 4c.TM về một tập sách Dàn bài khái quát : * Mở bài: Giới thiệu nét khái quát về đối tượng thuyết minh. * Thân bài: Tập sách : + Hình thức : (bìa, bao nhiêu trang, in trên giấy gì ? màu gì?) + Cấu trúc ( gồm bao nhiêu bài, bao nhiêu phần) + Nội dung :cụ thể * Kết luận: - Tập sách: Nêu giá trị với cuộc sống, tình cảm với đối tượng ( biểu cảm). Đề 11 Giới thiệu SGK NV8 Mở bài: - Giới thiệu và nêu giá trị của sách nói chung với cuộc sống con người. - Giới thiệu về SGK và tình cảm của em với cuốn SGK Ngữ văn 8, tập một. Thân bài: - Giới thiệu xuất sứ của sách: + SGK Ngữ văn 8, tập một được ra đời từ Nhà xuất bản giáo dục Việt nam. + các tác giả cuốn sách là những giáo sư, nhà nghiên cứu đầu ngành về văn chương Việt Nam. - Thuyết minh, giới thiệu về hình thức bề ngoài của sách: + Cuốn sách có hình thức đơn giản, hài hoà khổ 17x24 rất phù hợp và thuận tiện cho HS sử dụng. + Bìa một cuộn sách có tông màu nổi bật là màu lòng tôm đậm pha hồng rất bắt mắt. Trên cùng là dòng chữ " Bộ Giáo dục và Đào tạo" được in trang trọng. Dưới đó là tên cuốn sách được viết theo kiểu chữ hoa mềm mại: "Ngữ văn" màu xanh da trời. Số 8 màu trắng nhã nhặn nhưng cũng rất dễ nhìn, dễ nhận ra. Nổi bật trên bìa sách là một khóm hoa màu vàng nhạt xinh xắn. + Bìa bốn của cuốn sách có biểu tượng vương miện kim cương chất lượng quốc tế quen thuộc của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Danh sách bộ SGK lớp 8 cũng được in rõ ràng, đầy đủ. Cuối trang là mã vạch và giá tiền. - Giới thiệu bao quát bố cục của sách: + SGK Ngữ văn 8, tập một có 17 bài, tương ứng với 17 tuần. + mỗi bài lại gồm 4 bài nhỏ trong đó thường là 2 văn bản, 1 bài tiếng Việt và 1 bài tập làm văn. + Quyển sách là sự phát triển kế tiếp SGK lớp 6, lớp 7. - Giới thiệu nội dung, giá trị của cuốn sách: + Ở phần văn học, HS sẽ được làm quen, tiếp xúc, tìm hiểu các tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XIX đến 1945. Đồng thời, sách còn giới thiệu phần văn học nước ngoài với những tác phẩm đặc sắc của Mỹ, tây Ban Nha, Đan Mạch, Liên bang Nga.
  12. + Phần Tiếng Việt gồm cả từ ngữ và ngữ pháp được sách cung cấp rất dễ hiểu, khoa học, ngắn gọn, vừa cung cấp trí thức, vừa giúp học sinh luyện tập. + Ở phần tập làm văn, ngoài việc tiếp tục làm văn tự sự. HS còn được học thêm một thể loại rất mới là văn thuyết minh. - Nêu cách sử dụng, bảo quản sách: + Để cuốn sách có giá trị sử dụng lâu bền, chúng ta cần giữ gìn cẩn thận, không quăng quật, không vo tròn, không gập đôi vuốn sách. + hơn thế nữa, chúng ta nên mặc thêm cho cuốn sách một chiếc áo ni lông vừa bền, vừa đẹp để sách sạch hơn, an toàn hơn. Kết bài: Khẳng định giá trị, ý nghĩa lớn lao của quyển sách đối với học trò. Dạng 5 .TM động vật :chó ,mèo, gà, lợn Dàn bái khái quát : a.MB: Dùng phương pháp giới thiệu , nêu định nghĩa:Giới thiệu chung về con vật b.TB: -Hình dáng chung của con vật:gia súc,gia cầm ,vật nuôi cảnh -Các giống, nguồn gốc -Cách nuôi, phòng dịch -Giá trị kinh tế, giá trị văn hoá - Ý nghĩa của nó trong gia đình. c.KB:Lời NX về con vật trong đời sống hiện nay. Cảm nghĩ của em về nó Đề 12 : Thuyết minh về loài vật em yêu thích – loài chó : Dàn ý : Mở bài : Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”. Thân bài : • Nguồn gốc : - chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa cách đây hàng nghìn năm. • Miêu tả : Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam. Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. - Tai chó cực thính , chúng có thể nhận ra được 35 nghìn âm rung trong một giây. Khứu giác ( mũi ) chó rất tuyệt vời ,có khả năng đánh hơi rất tài. Chó có thể phân biệt mùi vị của từng người, thậm chí những chú chó săn có thể tìm ra những con thú trốn trong bụi cây . Vào mùa đông lạnh thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt , đấy là cách chúng giữ ấm cho mình. Mắt chó có 3 mí , 1 mí trên , 1 mĩ dưới và một mí thứ 3 nằm ở giữa hơi sâu vào phía trong, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. So với mũi thì tai và mắt chó không tốt bằng - Chó có 2 lớp lông , lớp ngoài mượt mà mọi người dễ thấy còn lớp nhỏ ở trong giúp chúng giữ ấm và khô ráo trong những ngày khô rét . Nó còn có nhiệm vụ hạ nhiệt trong những ngày oi bức. - Đuôi chó là bộ phận thể hiện tình cảm. khi chó vẫy đuôi là biểu hiện tình cảm - Chó có bộ tiêu hóa rất tốt, hàm răng rất cứng nên thích gặm xương. -Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. • Các giống chó : -Chó ta: chó của người dân VN xưa nay lông vàng, đen, vện, nuôi để giữ nhà và ăn thịt thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm.Loại này thường trung thành ,phàm ăn,thích nghi tốt.
  13. - Chó Phốc : là loại chó nhỏ, gọn và cơ bắp, có bộ lông bóng mượt và một cơ thể cân đối , là giống chó đặc biệt ương ngạnh và bướng bỉnh. Sống lâu Khoảng 15 năm và có thể hơn nữa. - Chó Chihuahua : trọng lượng chỉ từ 3kg .Nhanh nhẹn, thông minh và không gây nguy hiểm,tấn công người, thân thiện với trẻ con. -Có hai loại Chihuahua : lông ngắn và lông dài. mắt hơi lồi, to , sáng trong, nhanh nhẹn trông thật ngộ nghĩnh với đôi tai luôn "vểnh" và hướng theo tiếng động. Màu lông: khá phong phú với trắng vàng,nâu,đen , - Chó Béc-giê Đức : là loại chó dũng cảm, thông minh, thích nghi cao, tính cảnh giác cao đó là những đức tính cần thiết nhất mà chó phải có . Vì những đức tính trên nên chó rất thích hợp với việc bảo về kho tàng, làm nghiệp vụ cho quân đôi, công an. Nhờ mũi thính nó cũng được làm chó săn , phát hiện chất nổ và ma túy cho các lực luợng chuyên nghiệp . • Lợi ích : - Chó là loài gần gũi với con người là loài rất thông minh , chân thành , sống có tình nghĩa , trung thành với chủ . Giúp con người nhiều việc như : trông nhà , săn bắt , cứu hộ, kéo xe , trinh thám , - Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay, nơi xảy ra sự cố. - Chó là đề tài của phim ảnh : ( kể tên một số bộ phim ) “ Sói hoang “ , “ Một trăm lẻ một chú chó đốm ” - Thịt chó : có tính ấm , nhiều đạm, là đặc sản của một số nước ở châu Á , có tên gọi : cầy tơ. Chăm sóc: Lông chó dễ bám bụi . chứa nhiều vi khuẩn , phải tắm rửa sạch sẽ cho chó . Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh. Kết bài Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người. Dàn bái khái quát : a.MB: Dùng phương pháp giới thiệu , nêu định nghĩa. b. TB - Nguồn gốc: -Hình dáng chung - Các giống - Giá trị kinh tế, giá trị văn hoá -Cách trồng ,chăm sóc c.KB:Lời NX về loài cây trong đời sống hiện nay. Đề 14: Giới thiệu về hoa đào( Thuyết minh cây hoa đào ngày tết) * Lập dàn ý: 1.Mở bài: C1:Ngày Tết được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân ấm áp, những lộc non mơm mởn trên những cành cây, nhưng quan trọng nhất là sự xuất hiện của những cành mai, cành đào được bày bán trên vỉa hè của khắp các khu phố. C2: Ngày Tết được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân ấm áp, những lộc non mơm mởn trên những cành cây, nhưng quan trọng nhất là sự xuất hiện của những cành mai, cành đào được bày bán trên vỉa hè của khắp các khu phố. Nếu mai là biểu tượng của mùa xuân phương Nam thì ở xứ Bắc, loài hoa vinh dự được chọn là hoa đào.
  14. 2. Thân bài: - Nguồn gốc: Cây đào là một loài cây có lẽ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng để lấy quả hay hoa. Hình dáng chung : Nó là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa.Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là “hột”), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung. - Hoa đào có rất nhiều loại: Đào phai, đào ta, bạch đào,đào bích Đào bích là loài hoa đào phổ biến, cành hoa thắm sắc, hoa rải đều khắp các cành, các tán, xen lẫn nụ hoa xinh với những lộc xanh, chen lẫn những cánh hoa xòe tán với những nụ vừa nhú. Bích đào dù được cắm trong lọ để phòng khách, trên bàn tiếp khách hay vài cành nhỏ cắm trên bàn thờ gia tiên cũng đều đẹp. Đào phai hoa kép, sắc hồng phảng phất kiêu kì. Một cành đào phai có giá cao hơn đào bích mà cũng khó tìm được cành ưng ý hơn. - Giá trị kinh tế, Đào là một trong những cây ăn quả được trồng nhiều ở các nước: Trung Quốc, Mỹ, Ý, Pháp, Nhật, Achentina Ở nước ta, đào được trồng nhiều ở các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đào cũng được trồng ở vùng núi các tỉnh miền Bắc nhưng hiệu quả kinh tế kém, ở vùng đồng bằng, Đào được trồng chủ yếu để cho hoa là chính. Đào có vị thơm, ngon, giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt, chua, ăn rất ngon. Ngoài thịt quả, các bộ phận khác của cây Đào đều là những vị thuốc quý Hoa Đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa Đào làm kem bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng Nhưng quan trọng nhất cành hoa đào bán rất đắt vì được nhân dân ta chơi nhiều trong ngày Tết . -Giá trị văn hoá :Sở dĩ người ta cắm cành hoa đào trong ngày Tết là vì theo tục lệ xưa: mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ. Còn ngày nay có hoa đào tươi thắm khắp nhà vào dịp Tết, là để tạo không khí vui vẻ, tươi đẹp , mong ước một năm nhiều may mắn đến với gia đình - Cách trồng ,chăm sóc: Để có một cây hoa đào đẹp, một cành hoa đào thắm tươi, những người trồng đào phải rất vất vả. Chúng ta sẽ có một cây đào con, cao khoảng 50-60 cm khi thời gian gieo hạt là 7-8 tháng trước đó. Vì vậy, để có những chậu đào vào dịp Tết thì đào thường được trồng vào mùa thu(tháng 8,9,10). Đầu tiên, chúng ta phải tiến hành đem gieo hạt đào dại, đào đắng để làm gốc ghép. Sau đó, chúng ta phải bón phân tăng trưởng, thuốc trừ sâu cho từng cây. Người trồng đào cũng cần phải giữ đào trong một nhiệt độ nhất định để đảm bảo đào ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên Đán. 3. Kết bài: Hoa đào là đặc trưng của miền Bắc trong dịp Tết đến, xuân về. Một cành đào có thể thay thế cho bất kì loài hoa, quả nào của mùa xuân. Nhìn hoa đào chúm chím môi hồng trên cành là thấy xuân về, đất trời như bừng tỉnh trong hương sắc mùa xuân. Dù ở xa quê hương, chắc chắn trong lòng mỗi người con gốc Việt cũng khó có thể quên được màu hồng tươi thắm, trong sáng của hoa đào và niềm hạnh phúc tinh thần của mỗi người dân Việt do loại hoa thần kì đó mang lại. Đề 15Thuyết minh về một loài cây ăn quả ở quê hương em.(Có thể thuyết minh về các loại cây: cam, mít, dừa, chuối, nhãn, vải, bưởi ).Mở bài Học sinh giới thiệu được cụ thể về loài cây ăn quả. Cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, tạo ấn tượng, có sáng tạo.2. Thân bài (2,5 điểm)- Giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ của loài cây ăn quả hoặc cây đó được trồng nhiều ở đâu.- Trình bày đặc điểm, cấu tạo; cách trồng, cách chăm sóc, quá trình ra hoa và tạo quả, thu hoạch, bảo quản - Trình bày công dụng: ngoài việc cho quả cây còn có thể dùng để tạo bóng mát, làm cảnh 3. Kết bài Bộc lộ tình cảm của người viết với loài cây ăn quả đó.
  15. ĐỀ ÔN TẬP Đề 1 Câu 1: (2.0 điểm) Cho câu thơ sau: “ Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn” 1. Hãy chép (theo trí nhớ) chính xác ba câu thơ tiếp theo. 2. Cho biết tên bài thơ, tên tác giả của đoạn thơ vừa chép. 3. Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó. Câu 2: (3.0 điểm) Cho đoạn văn: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ” ( Trích "Lão Hạc” – Nam Cao” ) 1.Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. 2.Phân tích cấu tạo ngữ pháp và nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép đó. 3.Tìm các từ tượng thanh, từ tượng hình trong đoạn văn trên. 4.Phân tích tác dụng của các từ tượng thanh, từ tượng hình trong đoạn văn trên. Câu 3: Thuyết minh một đồ dùng học tập của em. Câu 4Xác định các vế của câu ghép và chỉ rõ cách nối các vế trong câu ghép sau: “Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai; uống nước chè, rồi hút thuốc lào” Đề 2 Câu 1: a) Đọc đoạn văn sau đây: Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc (Ngữ văn 8, tập 1) - Tìm trong đoạn trích những từ thuộc trường từ vựng “bộ phận cơ thể người”. - Xác định câu ghép có trong đoạn trích. b) Trong câu văn: “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!”, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 2: Đọc kĩ đoạn thơ sau: “Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu ” a) Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Viết một đoạn văn ngắn (từ 7-10 dòng) trình bày cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. Đề 3: Câu 1Xác định câu ghép trong đoạn văn sau và chỉ ra mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: a. Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thủa ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này? b. - U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Câu 2: a. Văn bản "Lão Hạc" do ai sáng tác? Người kể chuyện trong văn bản là ai? b. Trình bày nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của văn bản "Lão Hạc" Câu 3 a. Chỉ ra từ địa phương trong câu thơ sau và cho biết tác dụng của nó “ Gan chi gan rứa mẹ nờ Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai” ( Tố Hữu, Mẹ Suốt) b. Phân biệt từ toàn dân và từ ngữ địa phương? Cho ví dụ minh họa C©u 4)
  16. Xác định biện pháp tu từ đã học ở lớp 8 và nêu ý nghĩa của chúng trong ví dụ sau ?. a. Ta đi tới trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp HƯỚNG DẪN Đề 1:Câu 1: - Chép chính xác 03 câu thơ tiếp theo : 0,5đ “ Lừng lẫy làm cho lở núi non. Xách búa đánh tan năm bảy đống, Ra tay đập bể mấy trăm hòn” - Tên bài thơ: “Đập đá ở Côn Lôn” 0,5đ - Tên tác giả: Phan Châu Trinh - Viết đoạn văn cảm nhận được các ý cơ bản sau : - Bốn câu thơ gợi tả hình ảnh người tù với khí phách hiên ngang lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời coi thường hiểm nguy, dám đương đầu với khó khăn vượt lên chiến thắng hoàn cảnh, biến lao động cưỡng bức nặng nhọc thành một cuộc chinh phục thiên nhiên. Đồng thời, đoạn thơ thể hiện niềm khát khao phá tan chốn tù ngục, lật đổ ách thống trị. Câu 2: (3.0 điểm) 1.Tìm đúng câu ghép : Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. 0,5đ 2.Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp: - Cái đầu lão/ ngoẹo về một bên C1 V1 (và) cái miệng móm mém của lão/ mếu như con nít. 0,5đ - Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời 0,5đ 3.Tìm đúng: -Từ tượng thanh:hu hu 0,25đ - Từ tượng hình: móm mém 0,25đ 4.Nêu được tác dụng: - Từ tượng hình: “móm mém”: gợi tả dáng vẻ già nua khắc khổ. - Từ tượng thanh: “hu hu”: gợi tả âm thanh tiếng khóc bật ra đau khổ xót xa. -> Từ tượng thanh và tượng hình diễn tả sâu sắc nỗi đau đớn, khổ tâm, sự ân hận, niềm xót thương của lão Hạc sau khi bán chó. Câu 4: HS xác định 3 vế của câu ghép và các cách nối các vế câu này bằng dấu phẩy và dấu chấm phẩy: Bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi,/ tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc;/ ông con mình ăn khoai; uống nước chè, rồi hút thuốc lào” Đề 2 Câu 1: a)- Những từ thuộc trường từ vựng “bộ phận cơ thể người”: mặt, đầu, miệng. - Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
  17. b) Biện pháp tu từ: Nói giảm, nói tránh. Tác dụng: tránh cảm giác đau buồn, xót xa, luyến tiếc Câu 2: a) Tác phẩm: Ông đồ Tác giả: Vũ Đình Liên. b) Viết đoạn văn: * Hình thức: Viết một đoạn văn ngắn hoàn chỉnh có mở đoạn phát triển đoạn và kết thúc, có độ dài khoảng 7 đến 10 dòng. Có tính mạch lạc, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc * Nội dung : Chỉ ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của khổ thơ + Nghệ thuật: Phép nhân hoá (buồn, sầu) làm cho giấy mực như có linh hồn, có tâm trạng, cũng cảm thấy bị bỏ rơi, lạc lõng bơ vơ. (1,0đ) + Nội dung: Mượn hình ảnh giấy mực để diễn tả nỗi buồn, nỗi cô đơn hiu hắt của ông đồ. Nỗi buồn của trong lòng ông thấm đẫm cả vào cảnh vật Đề 3 Câu1 a. Câu ghép: Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. -> Quan hệ nối tiếp b. Câu ghép: Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. -> Quan hệ tương phản. Câu 2- Văn bản : "Lão Hạc" do Nam Cao sáng tác. - Người kể chuyện trong văn bản là ông giáo *Nội dung: Truyện thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. *Nghệ thuật: - Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu và chứng kiến toàn bộ câu chuyện, cảm thông với lão Hạc. - Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động. - Sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả, tạo lối kể khách quan, xây dựng hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao. Câu 3. Nêu đúng từ địa phương: chi, rứa, nờ. - Chỉ ra được tác dụng của từ địa phương trong câu thơ: Thể hiện rõ sắc thái địa phương và khắc họa vẻ đẹp của người mẹ Miền Trung anh hùng. b. Từ toàn dân là lớp từ văn hóa, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi trong cả nước - Từ địa phương là từ ngữ được sử dụng trong một hoặc một số địa phương nhất định - Lấy đúng ví dụ. C©u 4a. Biện pháp nói quá: Rắn như thép, vững như đồng(0,5 điểm)) - Ý nghĩa: Đội quân ta hùng mạnh, đoàn kết thành một khối vũng chắc không gì lay chuyển được * THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI