Đề ôn tập học kì 2 môn Hóa học Lớp 10 năm 2020

doc 2 trang thaodu 7630
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì 2 môn Hóa học Lớp 10 năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_hoc_ki_2_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_2020.doc

Nội dung text: Đề ôn tập học kì 2 môn Hóa học Lớp 10 năm 2020

  1. ÔN TẬP HÓA 10-HKII-2020 Dạng 1. Phần halogen Câu 1. Hoà tan hoàn toàn 13 gam kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 27,2 gam muối khan. Kim loại đã dùng là A. Fe B. Zn C. Mg D. Ba. Câu 2. Cho hỗn hợp Mg và Fe có khối lượng 25 gam tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 2,24 lít khí khí H2 (đktc) thoát ra. Khối lượng muối trong dung dịch là: A. 45,5 gam B. 60,5 gam C. 54,5 gam D. 56,5 gam. Câu 3. Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là A. Ca và Sr. B. Sr và Ba. C. Mg và Ca. D. Be và Mg. Câu 4. Cho 1,12 lít khí clo (đktc) vào dung dịch KOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích dung dịch NaOH cần dùng là A. 0,1 lít B. 0,15 lít C. 0,12 lít D. 0,3 lít. Câu 5. Cho 2,24 lit halogen X2 tác dụng vừa đủ với magie thu được 18,4g MgX2. Nguyên tố halogen đó là: A. flo. B. clo. C. brom. D. iot. Câu 6. Cho 18,4 gam hỗn hợp Fe, Cu tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 ( đktc) thu được 43,25 gam hỗn hợp 2 muối clorua. Giá trị của V là A. 15,68. B. 13,44. C. 14,56. D. 7,84. Câu 7. Cho 8,4 gam kim loại M ( hóa trị II) tác dụng vừa đủ với 7,84 lít khí Clo thu được muối clorua. Kim loại M là A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Ni. DẠNG 2. SO2 , H2S TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM NaOH, KOH Câu 1: Hấp thu hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,9 M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là ? A. 24,5 g B. 34,5 g C. 14,5 g D. 44,5 g Câu 2 : Sục 6,4 gam khí lưu huỳnh đioxit vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì các muối tạo thành là : A. Na2SO3 ; NaHSO3 B. Na2SO3 C. Na2SO4 ; NaHSO4 D. Na2SO4 Câu 3 : Sục 4,48 lít khí lưu huỳnh đioxit (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 1M thì các muối tạo thành là : A. NaHSO3 ; Na2SO3 B. Na2SO3 C. Na2SO4 ; NaHSO4 D. Na2SO4 Câu 4 : Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 800ml dung dịch NaOH 0,5M. Khối lượng muối thu được trong dung dịch là: A. 32,5 gam B. 30,4 gam C. 29,3 gam D. 26 gam Câu 5 : Khi hấp thụ hoàn toàn 1,28 gam khí SO2 vào dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng khối lượng muối khan thu được A. 3,28g B. 2,30g C. 2,52g D. 3,54g Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lit SO2 bằng 200 ml dung dịch NaOH 1,5 M thu được dung dịch A. Dung dịch A chứa : A. Na2SO3 , H2O B. NaHSO3 , H2O C. Na2SO3 , H2O , NaHSO3 D. Na2SO3 , H2O , NaOH DẠNG 3. BÀI TOÁN VỀ AXIT H2SO4 - Kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng: Câu 1: Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 dư thu được 6,72 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là : A. 11,2 gam B. 1,12 gam C. 16,8 gam D. 1,68 gam Câu 2: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là A. 1,12 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít. Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là A. 60%. B. 40%. C. 30%. D. 80%. Câu 4: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 6,4 gam. B. 3,4 gam. C. 5,6 gam. D. 4,4 gam. Câu 5: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5) A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6. D. 11,2. Câu 6: Hoà tan 6 gam hợp kim Cu, Fe và Al trong axit HCl dư thấy thoát ra 3,024 lít khí (đkc) và 1,86 gam chất rắn không tan. Thành phần phần % của hợp kim là A. 40% Fe, 28% Al 32% Cu. B. 41% Fe, 29% Al, 30% Cu. C. 42% Fe, 27% Al, 31% Cu. D. 43% Fe, 26% Al, 31% Cu. Câu 7: Cho 4 gam hỗn hợp gồm: Fe và Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 loãng dư thì thu được 1,12 lít khí. Thành phần % theo khối lượng của Fe và Cu trong hỗn hợp lần lượt là : A. 70% và 30 % B. 30% và 70% C. 40% và 60% D. 60% và 40%
  2. Câu 8: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là. A. 2,24 lit. B. 4,48 lit. C. 6,72 lit. D. 67,2 lit. Câu 9 : Một hỗn hộp gồm 18,6 gam kẽm và sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng, dư . Thể tích khí H2 ( đktc) được giải phóng sau phản ứng là 6,72 lít . Thành phần phần trăm của kẽm có trong hỗn hợp là : A. 96,69% B. 34,94% C. 69,89% D. 50% Câu 10: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch H2SO4 (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 4,05. B. 2,70. C. 5,40. D. 1,35. Câu 11 . Hoà tan 2,52 gam một kim loại hóa trị II bằng dung dịch H 2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là: A. Mg B. Al C. Fe D. Zn Câu 12. Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Kim loại đó là: A. Mg B. Al C. Fe D. Zn - Kim loại tác dụng với axit H2SO4 đặc: Câu 1 : Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít khí SO 2 (ở đktc). Giá trị của m cần tìm là : A. 11,2 gam B. 1,12 gam C. 16,8 gam D. 1,68 gam Câu 2 : Cho 6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng dư thu được 5,6 lít khí SO 2 đktc. Khối lượng Cu và Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là : A. 2,2 g và 3,8 g B. 3,2 g và 2,8 g C. 1,6 g và 4,4 g D. 2,4 g và 3,6 g Câu 3 : Cho 17,2 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Cu vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng, dư thu được 6,72 lít khí SO 2 duy nhất (đktc). Khối lượng Fe và Cu có trong hỗn hợp lần lượt là : A. 11,2 g và 6 g B. 12 g và 5,2 g C. 2,8 g và 14,4 g D. 6,6 gam và 10,6 g Câu 4: Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H 2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là: A. 4,48. B. 6,72. C. 3,36. D. 2,24. - Tính khối lượng muối sunfat thu được: Câu 1. Cho 2,49 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Mg, Fe, Zn tan hoàn toàn trong 500 ml dd H SO loãng ta thấy có 1,344 lít H 2 4 2 (đktc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan tạo ra là: A. 8,25 B. 8,52 C. 5,28 D. 5,82 Câu 2. Hỗn hợp X gồm 3 kim loại Al, Mg, Fe. Lấy 6,7 g hhX tác dụng hết với dd H2SO4 thu được 5,6 lit H2 ở đktc và dd A. Cô cạn dd A thu được m (g) muối khan . Giá trị của m là : A. 6,2gB. 7,2g C. 30,7g D. 31,7g. Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là? A. 10,27. B. 9,52. C. 8,98. D. 7,25. Câu 4: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit H2SO4 dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam muối khan thu được là (Cho H = 1, Zn = 65, Cl = 35,5) A. 20,7 gam. B. 13,6 gam. C. 16,1 gam. D. 27,2 gam. Câu 5. Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 8,96 lit khí (đkc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là: A. 44,9 gam. B. 74,1 gam. C. 50,3 gam. D. 24,7 gam. - Tìm công thức ôleum Câu 1. Hòa tan 3,38g một Oleum vào nước thu được dung dịch A. Để trung hòa A cần 800 ml dung dịch KOH 0,1M . Công thức của Oleum: A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3. Câu 2. Để trung hòa 0,826 gam oleum cần dùng 100ml dung dịch NaOH 0,175M. Công thức của oleum là A. H2SO4.2SO3. B. H2SO4.0,5SO3. C. H2SO4.SO3. D. H2SO4.0,25SO3. Câu 3. Lấy 33,8 gam một oleum pha thành 100ml dung dịch A. Để trung hòa hết 100ml dung dịch A cần vừa đủ 400ml dung dịch NaOH 2M. Công thức của oleum là A. H2SO4.SO3. B. H2SO4.2SO3. C. H2SO4.3SO3. D. H2SO4.4SO3.