Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa vô cơ

docx 4 trang thaodu 5982
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa vô cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_vo_co.docx

Nội dung text: Đề ôn tập thi THPT Quốc gia môn Hóa vô cơ

  1. ÔN LUYỆN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG VÔ CƠ 1 I. LÝ THUYẾT Câu 1: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Ca(HCO3)2 vào dung dịch Ca(OH)2. (b) Cho Zn vào dung dịch FeCl2 dư. (c) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (d) Cho khí CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH. (e) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]. (g) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 2: Cho các phản ứng sau: (a) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (b) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc. (c) Cho khí CO đi qua FeO (đun nóng). (d) Đốt FeS2 trong khí oxi. (e) Cho Cu vào dung dịch NaHSO4. (g) Nhiệt phân KMnO4. Số phản ứng sinh ra đơn chất là A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 3: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dung dịch HCl. (b) Cho Al vào dung dịch AgNO3. (c) Cho Na vào H2O. (d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng. (e) Cho Fe vào dung dịch NaOH loãng, dư. (g) Cho Cu vào hỗn hợp chứa HCl và KNO3. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch HNO3. (c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. (e) Cho PbS vào dung dịch HCl loãng. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3. Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 5. B. 6. C. 2. D. 4. Câu 5: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH. (c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư. (d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Cho CuO vào dung dịch HNO3. (g) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ. Số thí nghiệm thu được hai muối là A. 6. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl. (b) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3. (c) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2. (d) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2. (e) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm. (g) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng. Số thí nghiệm mà Fe bị ăn mòn điện hóa học là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
  2. Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho khí Cl2 tác dụng với Fe dư. (b) Trộn lẫn dung dịch AgNO3 với dung dịch Fe(NO3)2. (c) Nung đỏ dây thép rồi cho vào bình chứa khí Cl2. (d) Trộn lẫn dung dịch Fe(NO3)2 với dung dịch HCl. (e) Cho Fe3O4 và dung dịch H2SO4 loãng. (g) Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng. Số thí nghiệm sinh ra muối sắt (II) là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (c) Dẫn khí CO qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Đốt FeS2 trong không khí. (g) Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là A. 2.B. 3.C. 1.D. 4. Câu 9: Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot. (b) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu. (c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO4 và H2SO4, có xuất hiện ăn mòn điện hóa. (d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. (e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2, thu được chất rắn gồm Ag và AgCl. (g) Hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3 tan hết được trong dung dịch NaOH loãng, dư. Số phát biểu đúng là A. 4.B. 3.C. 2.D. 5. Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho NaHCO3 vào dung dịch HCl. (b) Cho phân đạm urê vào dung dịch Ba(OH)2 đun nóng. (c) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 đặc, nóng. (d) Cho C vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (e) Cho Al4C3 vào dung dịch HCl. (g) Cho Si vào dung dịch NaOH. Số thí nghiệm có khí thoát ra là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 11: Cho các phát biểu: (a) Điện phân dung dịch NaCl không màng ngăn xốp để điều chế NaOH. (b) Cho hỗn hợp Al4C3 và CaC2 (tỉ lệ mol 1:2) vào nước chỉ thu được một chất tan duy nhất. (c) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu. (d) Nhôm bị ăn mòn điện hóa khi cho vào dung dịch chứa Na2SO4 và H2SO4. (e) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối. (g) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, sau phản ứng thu được Fe. Số phát biểu đúng là A. 1.B. 3.C. 2.D. 4. Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. (e) Cho NaOH dư vào dung dịch Ba(HCO3)2. (g) Cho 2 mol Mg vào dung dịch chứa 1 mol Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chứa 1 muối tan là A. 2. B. 1.C. 4. D. 3.
  3. II. BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ : HƠI NƯỚC QUA THAN NÓNG ĐỎ Câu 1. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Toàn bộ lượng khí X vừa đủ khử hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Phần trăm thể tích CO2 trong X là A. 28,571% B. 14,286% C. 13,235% D. 16,135% Câu 2. Thổi hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X khô (H 2, CO, CO2). Cho X qua dung dịch Ca(OH)2 thì còn lại hỗn hợp khí Y khô (H2, CO). Cho Y tác dụng vừa hết 8,96 gam CuO thấy tạo thành 1,26 gam nước. Phần trăm thể tích CO2 trong X là A. 20,0% B. 29,16% C. 11,11% D. 30,12% Câu 3. Cho hơi nước qua than nóng đỏ ta thu được 29,12 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2, H2.Cho toàn bộ X đi qua ống sứ nung nóng đựng CuO dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ giảm đi 16 gam. Nếu cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20. B. 40. C. 35. D. 30. Câu 4. Dẫn 0,02 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO 2) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,035 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 10 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 9.76. B. 9,20 C. 9,52. D. 9,28. Câu 5. Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,1 mol Ba(OH) 2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 15,76 B. 9,85B. 19,70 D. 29,55. Câu 6. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ,thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO 2 và H2.Cho toàn bộ X phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp chứa a mol Fe2O3 và b mol CuO nung nóng,sau phản ứng thu được 25,92 gam hỗn hợp chất rắn Y. Để khử hoàn toàn chất rắn Y thành các kim loại cần (2a + 0,5b) mol H 2. Tỷ khối hơi của X so với H2 là A. 7,65 B. 7,8 C. 8,6 D. 7,3 Câu 7. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2, H2. Cho toàn bộ khí X phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp a mol Fe2O3 và b mol MgO nung nóng, sau khi phản ứng thu được 38,72 gam hỗn hợp chất rắn Y. Để khử hoàn toàn chất rắn Y cần (a - 0,5b + 0,34) mol H 2. Biết khí CO2 tan trong nước không đáng kể. Tỷ khối hơi của X so với He là A. 3,94B. 4,44 C. 4,14D. 3,83 Câu 8. Dẫn một luồng hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO 2, H2 có tỷ khối so với H2 là 7,8. Toàn bộ V lít X trên khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp CuO, Fe2O3 nung nóng, thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Ngâm toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lít H2 bay ra (đktc). Giá trị V là A. 13,44B. 10,08 C. 8,96D. 11,2 Câu 9. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO 2 và H2.Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hoà tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng,dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất,ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là
  4. A. 57,15%. B. 14,28%. C. 28,57%. D. 18,42%. Câu 10. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được hỗn hợp khí X gồm CO, CO 2, H2 có tỷ khối so với He là 3,9. Dẫn toàn bộ X qua ống sứ gồm Fe 2O3 và CuO (nung nóng), khí và hơi thoát ra khỏi ống sứ được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm 8,7 gam. Rắn còn lại trong ống sứ gồm Fe, Cu, Fe2O3, CuO cho vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 4,48B. 6,72 C. 8,96D. 11,2 Câu 11. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí G gồm CO, CO 2 và H2. Toàn bộ khí G qua Fe2O3 dư thu được x mol Fe và 10,8 g H2O. Cho x mol Fe tan vừa hết trong y mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ có 105,6 gam muối sunfat trung hoà và khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Biết y = 2,5x, giả sữ Fe2O3 chỉ bị khử về Fe. Biết CO2 tan trong nước không đáng kể. Phần trăm thể tích CO2 trong G gần nhất là A. 14,30%B. 19,60% C. 13,05%D. 16,45% Câu 12. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí than ướt X gồm CO, H 2 và CO2. Cho toàn bộ khí X đi qua ống sứ đựng 20 gam CuO nung nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp rắn Y và khí Z. Chất rắn Y tan vừa đủ trong dung dịch chứa 0,6 mol HNO3 loãng. Khí Z đem hấp thụ vào dung dịch chứa 0,05 mol Ca(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là A. 5,0B. 2,0 C. 2,5D. 3,0