Đề ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 6 trang Hàn Vy 01/03/2023 5111
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2022_2023_co_huong.docx

Nội dung text: Đề ôn thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ I (ĐỀ 1) MÔN: NGỮ VĂN 9 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Một cô giáo trường công đã giúp tôi hiểu rõ cái ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận. Khi nhìn cách tôi cầm sách trong giờ tập đọc, hiển nhiên cô đã nhận thấy có gì không bình thường; cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện mà dẫn tôi tới bác sĩ nhãn khoa riêng của cô, không phải kiểu làm việc thiện mà như với một người bạn. Thật ra, tôi ngạc nhiên về hành động đó đến nỗi không nhận biết được chuyện gì đã xảy ra, cho tới một ngày kia cô đưa cho tôi một cặp kính. “Em không thể nhận được. Em không có tiền trả đâu”, tôi nói, cảm thấy xấu hổ vì nhà mình nghèo. Cô liền kể chuyện cho tôi nghe: “Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo một ngày kia cô sẽ trả cặp kính đó bằng cách tặng kính cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.” Thế rồi cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất mà chưa ai từng nói với tôi: “Một ngày nào đó em sẽ mua kính cho một cô bé khác”. Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa nhận một món quà, mà như người chuyển tiếp món quà đó cho kẻ khác với tấm lòng tận tụy. ( Theo Bin-li Đa-vít, trong Trái tim người thầy, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2004) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? (0,5 điểm) Câu 2: Xác định nội dung chính của văn bản? (1 điểm) Câu 3: Hãy đặt nhan đề cho văn bản? (0,5 điểm) Câu 4: Viết đoạn văn ngắn( khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về bài học cuộc sống mà em rút ra từ phần ngữ liệu trên(2 điểm) PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6,0 điểm) Cảm nhận của em về tình cha con trong đoạn trích sau: Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao. - Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: - Ba a a ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó nhảy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
  2. Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn , hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa. ( Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập 1) Hết ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I. Đọc – hiểu(4 điểm): Câu Đáp án Điểm Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 0,5 điểm Câu 2 - Nội dung chính của văn bản: Văn bản kể chuyện 1 cô giáo đã giúp cho 1 điểm nhân vật tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc cho và nhận. Câu 3 - Đặt nhan đề cho văn bản ( HS có thể đặt nhiều nhan đề khác nhau, nhưng yêu cầu nhan đề phải thể hiện được nội dung của văn bản), ví dụ: 0,5 Cho và nhận, . điểm Câu 4 2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần giới thiệu được vấn đề nghị luận; giải quyết được vấn đề nghị luận; khái quát lại vấn đề và liên hệ bản thân. Bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ( cho và nhận ) 0,25 điểm * Thân bài: Giải thích, trình bày, chứng minh làm rõ vấn đề. - Giải thích: 0,25 + Cho là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tấm lòng của một điểm người. Nhận là được đáp trả, được đền ơn. + Cho và nhận là mối quan hệ nhân quả, tương trợ, bổ sung cho nhau. 0,25 điểm - Biểu hiện: + Sự chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, đau khổ 0,25 + Chúng ta trao đi yêu thương sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui điểm trong tâm hồn. + Điều nhận lại đôi khi không phải trong phút chốc, hiển hiện ngay trước 0,25 mắt mà có khi là cả một quá trình. điểm - Ý nghĩa: Cho và nhận là việc làm đáng được ngợi ca với tinh thần: “ một người vì mọi người” 0,25 Phê phán: Những kẻ tham lam, ích kỉ, sống tàn nhãn, chỉ muốn nhận, điểm muốn vay mà không muốn cho, muốn trả; phê phán một bộ phận giới trẻ ngày nay chỉ biết “nhận” từ cha mẹ mà không biết “cho” - Bài học: Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết 0,25 nhận mà không biết cho. Cho đi là điều chúng ta nên làm trong cuộc điểm
  3. sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Mỗi người hãy cho đi nhiều hơn để nhận lại nhiều hơn * Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của bức thông điệp của sự cho và nhận, 0,25 mở rộng nâng cao vấn đề và liên hệ bản thân. điểm Phần II. a. Mở bài. Giới thiệu được tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà 6,0 Tạo lập và vấn đề nghị luận: tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le thể hiện văn bản rõ nhất lúc chia tay. (6 điểm): b. Thân bài * Học sinh giới thiệu chung về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, nhan đề, tình huống, ngôi kể, giới thiệu vị trí đoạn trích. * Phân tích trình bày cảm nhận: - Tình cảm cha con giữa anh Sáu và bé Thu diễn ra và biểu hiện trong hoàn cảnh thật trớ trêu, éo le: HS nhắc lại những cảm xúc ngỡ ngàng, cam chịu của anh Sáu trong 3 ngày về phép khi bé Thu không chịu nhận anh Sáu là ba và chịu nhận sự yêu thương, chăm sóc của anh đối với nó khiến anh có lúc đã không kiềm chế được bản thân Do đó lúc chia tay, cả anh Sáu và bé Thu đều có cử chỉ, tâm trạng thật đặc biệt: anh Sáu đưa mắt nhìn con, còn bé Thu thì đứng trong góc nhà, anh muốn ôm con, hôn con nhưng lại sợ nó giẫy lên rồi bỏ chạy, anh chỉ đứng nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu, còn bé Thu đứng trong góc nhà với đôi mắt mênh mông, tâm trạng bồn chồn. - Tình cảm cha con được thể hiện qua hành động và ngôn ngữ của nhân vật, nhất là bé Thu: + Bé Thu: Kêu thét lên một tiếng “ Ba a a ba” như một tiếng xé, xé cả ruột gan mọi người, tiếng ba đã kìm nén trong bao năm nay như vỡ òa từ đáy lòng, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhảy thót lên, ôm chặt ba, tóc nó như dựng đứng lên, nói trong tiếng khóc, hôn ba cùng khắp: hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má ba nó nữa. + Anh Sáu: bế nó lên, anh khóc, - Tình cha con khiến mọi người xúc động: tiếng kêu của bé Thu không chỉ xé sự im lặng mà còn xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. - Tình cha con được nhà văn thể hiện trong một đoạn văn có những chi tiết chọn lọc, lời văn trữ tình, giàu cảm xúc đã tô đậm tình cảm cha con cao quý của anh Sáu và bé Thu, góp phần biểu hiện một nét tâm hồn cao đẹp của người chiến sỹ cách mạng Việt Nam. - Đoạn văn thể hiện tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh trớ trêu đầy kịch tính của người dân Việt Nam thời chiến và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc và đầy ám ảnh đối với người đọc hôm nay. c. Kết bài: * Thang điểm: - Điểm 4,5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn một vài sơ xuất nhỏ. - Điểm 4,0: Đáp ứng tuyệt đại đa số yêu cầu trên, còn một vài sơ xuất nhỏ. - Điểm 3,0: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, mắc một vài lỗi nhỏ. - Điểm 2,0: Đáp ứng ½ yêu cầu trên, mắc từ 5-6 lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 1,0: Bài sơ sài, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi.
  4. - Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ I (ĐỀ 2) MÔN: NGỮ VĂN 9 Phần I: Dưới đây là một phần của truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân: - Thế nhà con ở đâu? - Nhà ta ở làng Chợ Dầu. - Thế con có thích về làng Chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ: - Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi: - À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão cứ giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: - Ừ đúng rồi ủng hộ cụ Hồ con nhỉ. ( Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục) Câu 1: Cuộc trò chuyện trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói với mục đích gì? Thông qua cuộc trò chuyện đó, tình cảm nào của nhân vật ông lão được bộc lộ? Câu 2: Xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng Chợ Dầu nhưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”? Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Thành công trong cách xây dựng tình huống truyện ngắn Làng là nhà văn đã đặt ông Hai vào những giằng xé nội tâm để buộc nhân vật phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước. Sự giằng xé nội tâm ấy diễn ra gay gắt nhất trong con người ông Hai là khi nào? Hãy làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Hai từ khi đó đến hết đoạn trích trên bằng một đoạn văn tổng phân hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và một lời dẫn trực tiếp (xác định và ghi chú). Câu 4: Kể tên 1 tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở viết về đề tài người nông dân, ghi rõ tên tác giả. Phần II ( 3 điểm ) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.” (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, Tiếng Việt 4, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua hình ảnh cánh diều? Câu 3: Từ nội dung văn bản kết hợp với những hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng trong cuộc sống.
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 - Đoạn truyện là lời của ông Hai với thằng con út (Húc) 0.25 (1.5đ) - Trong hoàn cảnh ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo Tây ( cụ thể : 0.5 bị đuổi khỏi nơi tản cư, không biết đi đâu, ông quyết định không về làng, rồi trò chuyện với đứa con ) - Mục đích: để giãi bày tâm trạng của ông Hai 0.5 - Bộc lộ tình yêu làng, yêu nước, thuỷ chung với kháng chiến, với 0.5 cụ Hồ của ông Hai Câu 2 - Đặt tên “Làng” mà không phải Làng Dầu vì nếu thế thì vấn đề tác 0.25 (1.25đ) giả đề cập đến chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một làng cụ thể - Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, 0.5 phổ biến trong con người thời kháng chiến chống Pháp: tình cảm với quê hương đất nước => Tình cảm yêu làng, yêu nước không phải chỉ của riêng ông Hai, của riêng người dân làng chợ Dầu mà còn là tình cảm chung của 0.5 những người Việt Nam thời kỳ đó. Câu 3 * Yêu cầu về hình thức: 0.5 (3.5đ) - Biết trình bày một đoạn văn nghị luận và đáp ứng yêu cầu về mô hình tổng – phân – hợp. Bố cục chặt chẽ, cấu trúc mạch lạc, trình bày thuyết phục; không mắc các lỗi thông thường về dùng từ, diễn đạt, chính tả Viết đúng số lượng câu. - Đoạn văn có sử dụng hiệu quả một câu phủ định và lời dẫn trực 0.5 tiếp * yêu cầu về nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo được các ý sau: 2.5 - Cần chỉ ra được sự giằng xé nội tâm gay gắt nhất trong ông Hai là từ khi nghe tin mụ chủ nhà sẽ đuổi hết người làng chợ Dầu ở nơi tản cư. - Ông Hai cảm nhận được hết nỗi nhục nhã, lo sợ vì tuyệt đường sinh sống - Bị đẩy vào đường cùng, tâm trạng ông Hai vô cùng bế tắc, mâu thuẫn nội tâm được đẩy lên đỉnh điểm, trong ông diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt giữa về làng hay không về làng - Cuối cùng ông quyết định “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” => Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. - Ông Hai vẫn không thể dứt bỏ được tình cảm với làng. Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết trút nỗi lòng của mình vào những lời tâm sự với đứa con út. => Qua cuộc trò chuyện thấy rõ tình cảm sâu nặng, bền chặt với làng chợ Dầu, với kháng chiến, với cách mạng của ông Hai Câu 4 - Lão Hạc của Nam Cao (hoặc Tắt đèn của Ngô tất Tố) 0,5 Phần II Câu1 PTBĐ: Biểu cảm ( kết hợp tự sự và miêu tả ) 0.5 ( 0,5 đ )
  6. Câu 2 Thông qua hình ảnh cánh diều tác giả muốn nói đến khát vọng của 0.5 ( 0,5đ ) cuộc sống của mỗi con người: Con người chúng ta sống trong cuộc đời cũng cần có một khát vọng sống, lý tưởng sống cho riêng mình. Khát vọng sống như cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiến đấu cho cuộc đời chúng ta Câu 3 Yêu cầu về hình thức: Biết trình bày một đoạn văn nghị luận xã hội, ( 2 đ ) kết hợp hài hòa lí lẽ với dẫn chứng. Bố cục chặt chẽ, trình bày mạch 0,5 lạc, lập luận thuyết phục; không mắc các lỗi thông thường về dùng từ, diễn đạt, chính tả Viết đúng dung lượng yêu cầu. Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể làm bài bằng những cách khác nhau, nhưng đáp ứng cơ bản các yêu cầu sau: 1,5 - Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: khát vọng sống (lý tưởng sống) - Giải thích: thế nào là khát vọng sống - Biểu hiện của khát vọng sống - Phân tích ý nghĩa của khát vọng sống - Bàn luận mở rộng vấn đề - Liên hệ rút ra bài học cho bản thân về những mong ước, khát khao của em trong tương lai.