Đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề số 1 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề số 1 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_de_so_1_nam_hoc_2019_20.docx
Nội dung text: Đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Đề số 1 - Năm học 2019-2020
- ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019 – 2020 (Đề số 1) MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Hãy ghi Đ vào ô trống trước phương án đúng nhất trong các câu từ câu 1 đến câu 8: Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì? “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng) A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp. B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu. C. Dùng để biểu thị sự liệt kê. D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh. Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. B. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông C. Uống nước nhớ nguồn. D. Người ta là hoa đất. Câu 3. Trong những từ sau, từ ghép là: A. ríu rít B. rung rinh C. râm ran D. râu ria Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng.” là câu gì? A. Câu bị động. B. Câu chủ động. C. Câu rút gọn. D. Câu đặc biệt. Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu? A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thi đua học tốt. thứ tiếng khác nhau. C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi. D. An /học giỏi // khiến cả nhà / đều vui. C V C V CN VN Làm CN Làm phụ ngữ cho động từ“khiến” Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh) A. Điệp ngữ. B. Nhân hoá. C. Liệt kê. D. Ẩn dụ. Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!” A. Xác định thời gian. B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. C. Gọi đáp. D. Tường thuật. Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian? A. Ở đâu. B. Chỗ nào. C. Nơi đâu. D. Khi nào. PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: “Mới đây, các giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York và Toronto (Canada) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối liên hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ được đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.” Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? (0,5 điểm) Nghị luận. 1
- Câu 2: Trong đoạn trích trên , theo nghiên cứu của các giáo sư tâm lý học, việc đọc sách văn học có tác dụng gì với con người? (0,75 điểm) Việc đọc sách có tác dụng sau: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt tính hơn. Đọc sách văn học thường có khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Đọc nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. Câu 3: Em có nhận xét gì về văn hóa đọc sách của giới trẻ Việt Nam trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay? (0,75 điểm) Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay: Giới trẻ hiện nay thờ ơ với việc đọc sách. Chưa có thói quen đọc sách, không dành thời gian để đọc sách. Giớí trẻ không mặn mà với các loại sách văn học . Một số ít đọc theo phong trào ,chưa xác định được mục đích của việc đọc sách Giới trẻ ngày nay hờ hững với văn hóa đọc vì điện thoại vì mạng intơnet.Nói cách khác văn hóa đọc của giới trẻ. Câu 4: Hãy kể tên một tác phẩm văn học mà em thích? Viết 5 đến 7 câu văn chia sẻ về tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em? (1 điểm) Tên tác phẩm, tác giả : . Vì sao thích? (nêu được 2 ý trở lên : Tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em: . Tên tác phẩm, tác giả : 0,5 điểm Vì sao thích? (nêu được 2 ý trở lên : 0,5 điểm ) Tác dụng của tác phẩm văn học đó đối với bản thân em: Tác dụng về cung cấp tri thức, hiểu biết. Bồi dưỡng tâm hồn, rèn giũa nhân cách đạo đức. Rèn luyện ngôn ngữ, thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ. Năng cao kĩ năng sống PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm) Đề bài: Dân gian có câu: “Lời nói gói vàng”, đồng thời lại có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua 2 câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Gợi ý 1. Mở bài: (0,5 điểm) Dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống, lời nói rất quan trọng, nó diễn tả tình cảm và quan hệ giữa con người với con người . Nêu vấn đề cần giải thích: Giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống của con người. Trích dẫn 2 câu tục ngữ: Nhằm răn dạy con cháu giữ gìn lời ăn tiếng nói, Ông cha ta đã để lại cả 2 câu tục ngữ 2. Thân bài: (4 điểm) a) Giải thích: Vận dụng những hiểu biết trong cuộc sống để giảng giải ý nghĩa của 2 câu tục ngữ theo trình tự lập luận: Lời nói là âm thanh, là ngôn ngữ được phát ra từ cửa miệng mỗi con người. Nó dùng để giao tiếp với mọi người trong cuộc sống. Thế nào là “Lời nói gói vàng”? “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, có ý nghĩa là thế nào? (0,5 điểm): “Lời nói gói vàng” là sự so sánh khéo léo và tế nhị của ông cha ta. So sánh lời nói với vật quý giá như vàng để khẳng định lời nói mỗi con người trong cuộc sống rất có giá trị và ý nghĩa. Lời nói chẳng mất tiền mua: Câu trên khẳng định lời nói như vàng, bạc nhưng câu dưới "Lời nói chẳng mất tiền mua" mới nghe ta đã tưởng có sự mâu thuẫn giữa cách đánh giá của hai câu nhưng ý nghĩa 2
- của chúng không hề mâu thuẫn mà ngược lại, hai câu nói ấy hỗ trợ, bổ sung cho nhau làm cho giá trị lời nói càng được tăng lên. Tại sao ông cha ta lại đề cao giá trị và ý nghĩa của lời nói? (Hay nói cách khác: tại sao ông cha ta lại nói “Lời nói gói vàng”? “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?) (0,5 điểm) Từ bé ta đã được dạy: chào hỏi người khác là phép xã giao, phép lịch sự tối thiểu mà mỗi con người cần có. Như vậy lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cách ứng xử của con người. Lời nói chính là công cụ, phương tiên để con người giao tiếp với nhau, thể hiện và biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc bằng ngôn từ. Lời nói không thể mua được bằng vật chất bởi nó không phải thứ ta không thể chạm vào bằng tay, nhìn bằng mắt mà chỉ có thể nghe bằng tai. Vì thế lời nói được ví quý như vàng. Cả câu tục ngữ là một bài học nhận thức cho ta biết tầm quan trọng của lời nói, dăn dạy chúng ta về cách ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống.Nói kĩ hơn là trong khi giao tiếp với mọi người trong xã hội phải chọn từ ngữ để đạt hiệu quả trong việc diễn đạt tình cảm, suy nghĩ để người nghe hài lòng mà người nói đạt được nguyện vọng. Quả thật với những lời phân tích trên ta thấy lời nói rất giá trị và ý nghĩa. b) Vì sao phải lựa lời để vừa lòng nhau? (Vì sao ý nghĩa câu tục ngữ trên lại là một lời khuyên đúng đắn?) Lời nói chính là vỏ âm thanh của ý thức và tình cảm con người. Nó chính là phương tiện để tư duy, là công cụ giao tiếp nên nó có ý nghĩa hết sức quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. (0,75 điểm) Mối quan hệ tình cảm của con người có gắn bó khăng khít, tốt đẹp bền vững hay không phụ thuộc vào lời nói. Vì thế khi nói ta phải suy nghĩ thận trọng, thấu đáo vì một lời nói ra quý giá như vàng, phải lựa lời để nói để trong khi giao tiếp, đối thoại với mọi người xung quanh, người nói mới đạt được hiệu quả, mục đích mà mình định nói. Từ đó người nói mới tạo nên mối quan hệ sâu sắc tốt đẹp với mọi người chung quanh. Lựa lời nói sẽ được người nghe và những người xung quanh cảm phục, mến yêu, tin tưởng; Lựa những lời hay ý đẹp để giao tiếp đó chính là truyền thống đạo đức, văn hoá của người Việt. (0,75 điểm). c) Ta phải làm gì để trở thành người nói lời hay ý đẹp? Lời nói thể hiện suy nghĩ tình cảm của con người. Lời nói phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của con người. Chính văn hóa hành vi trong giao tiếp sẽ nói lên thật nhiều sự thanh lịch đích thực của một con người. (0,25 điểm) Biết ăn nói còn làm cho người khác kính nể. Lời nói là bí quyết của sự thành công. Lời nói chân thành tạo nên sự tin cậy, cảm thông sự chia sẻ lẫn nhau, tạo nên mối quan hệ và một xã hội tốt đẹp. (0,25 điểm) c) Chúng ta phải làm gì để lời nói thực sự có giá trị và ý nghĩa. (0,5 điểm) Thận trọng không coi thường lời ăn tiếng nói. Trước khi nói phải suy nghĩ, phải biết được đối tượng giao tiếp là bề trên hay lớp dưới để chọn ngôn ngữ nói cho phù hợp. (0,25 điểm) Tuỳ từng đối tượng giao tiếp mà lựa chọn lời nói cho phù hợp. Với bề trên, lời nói mang tính chất trân trọng, lễ phép, thưa gửi đàng hoàng. Với bạn bè lời nói phải chân tình, đoàn kết, không được ăn nói trịch thượng, doạ nạt. Với bất cứ ai không được nói trống không, không được nói có từ đệm.Trong khi nói phải lưu ý: lời nói chân thành, giọng điệu, ngữ điệu phải thể hiện đúng mực. (0,25 điểm) d) Mở rộng và bình luận (0,5 điểm) Trong thực tế có nhiều bạn ăn nói cộc lốc, trịch thượng, hay đệm lót. Với những người ấy chúng ta phải khuyên nhủ chân thành để họ sửa đổi. Cần phê phán những kẻ không biết ăn nói, luôn nói trống không, ngại đối ngoại giao tiếp. Hay những kẻ nói nhiều, nói dài nhưng nói dại, hay phát ngôn một cách bừa bãi thiếu tế nhị. Ông cha ta xưa cũng có câu: “ uốn lưỡi bẩy lần hãy nói” cũng dăn dậy chúng ta về cách cư sử trong cuộc sống. 3. Kết bài: (0,5 điểm) Ý nghĩa của vấn đề đối với mọi người: Rõ ràng ông cha ta khẳng định trong giao tiếp mà sử dụng lời hay ý đẹp sẽ đạt được mục đích, yêu cầu. Lời nói hay ấy chính là giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Lời dạy của ông cha ta đã để lại cho tuổi thơ chúng ta một bài học vô cùng quý giá. Từ đó mỗi chúng ta sẽ nói lời hay ý đẹp trong giao tiếp. Bài học cho bản thân. 3