Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 2940
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Khối 7 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯƠNG GIAI ĐOẠN III Môn ngữ văn 7 (Năm học 2016-2017) thời gian 90 phút Phần I: Trắc nghiêp (2điểm) Câu 1: Tục ngữ là một thể loại của bộ phận văn học nào? A. Văn học dân gian B. Văn học trung đại C. Văn học hiện đại D. Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. Câu 2: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ A. Đói cho sạch, rách cho thơm B. Giấy rách phải giữ lấy lề C. Một nắng hai sươg D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen Câu 3: Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân”- Ngữ văn 7- tập 2 được viết trong thời kì nào? A. Kháng chiến chống Pháp B. Kháng chiến chống Mĩ C. Thời kì nước ta xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bác D. Những năm đầu thế kỉ XX Câu 4: Câu nào không phải là câu bị động trong các câu sau A. Bức tường bị bôi bẩn B. Cánh đồng bị quật tang hoang C. Cá được thả xuống biển D. Tôi được điểm mười Câu 5: Câu văn in đậm trong đoạn văn sau thuôc loại câu gì? Cây tre Việt Nam. Cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm (Thép Mới) A. Câu đặc biệt B. Câu rút gọn C. Câu đơn D. Câu ghép Câu 6: Trong câu: “Xa xa, sau luỹ tre làng, thấp thoáng mái chùa cổ kính” có mấy trạng ngữ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 7: Luận cứ trong văn nghị luận gồm những yếu tố nào? A. Lí lẽ và luận điềm B. Lí lẽ và dẫn chứng C. Những số liệu chính xác D. Dẫn chứng và trích dẫn Câu 8: Trong những đề văn sau đề nào không phải là đề vă nghị luận A. Hãy làm rõ nhận xét: Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình B. Tục ngữ là kho tàng về kinh nghiệm ứng xử C. Văn chưng gây cho ta những tình cảm ta không có. D. Kể lại câu chuyện về tình bạn. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: (1 điểm): Xác đinh cụm chủ-vị mở rộng câu trong câu sau. Cho biết cụm chủ- vị làm thành phần gì? Chị Ba đến khiến tôi vui lòng và vững tâm Câu 2:( 2điểm) Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề quê hương trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt, một câu rút gọn. Chỉ rõ và nêu tác dụng. Câu 3: (5 điểm) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
  2. ĐÁP ÁN+ BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm Mỗi câu chọn đúng cho 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp A C A D A B B D án Phần II: Tự luận Câu 1: Phân tích ngữ pháp, xác định đúng nòng cốt câu cho điểm + Chủ ngữ: Chị Ba đến + Vị ngữ : khiến tôi vui lòng và vững tâm - Xác định đúng các cụm C-V dùng để mở rộng câu: + Chị Ba/ đến: Cụm C- V làm chủ ngữ trong câu (0,5đ) C V + Khiến tôi vui lòng và vững tâm : Cụm C- V làm phụ ngữ cho cụm động từ (0,5đ) C V Câu 2: - Viết đoạn văn đúng chủ đề, đủ số câu, có sử dụng câu đặc biệt, câu rút gọn cho 1,5đ - Chỉ ra câu đặc biệt, câu rút gọn; nêu tác dụng mỗi ý cho 0,25điểm Câu 3: (5điêm) * Mở bài: Giới thiệu lòng kiên trì, sự chịu thương chịu khó là yếu tố quyết định thành công trong cuộc sống. Điều đó được ông cha ta khẳng định trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” (0.5điểm) * Thân bài: - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: (1điểm). Để biến một thanh sắt to, thô, cứng thành một cây kim nhỏ bé sáng bóng, hữu ích cần phải có sự cần cù, kiên trì, tỉ mỉ mài rũa của người thợ. Mượn sự việc ấy, nhân dân khuyên nhủ, nhắc nhở chúng ta nếu có lòng quyết tâm sẽ thành công. - Chứng minh (3 điểm) + Khi làm bất kì điều gì cũng cần phải có mục đích và lòng quyết tâm + Dẫn chứng thực tế những tấm gương có lòng kiên trì, bền bỉ trong cuộc sống, lao đông, khoa học, văn học + Liên hệ bản thân: Trong học tâp phải nỗ lực học tập, không ngại khó, ngại khổ để có một tương lai tốt đẹp. * Kết bài: Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ, mỗi người cần rèn luyện cho mình ý chí, lòng kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất ( 0,5điểm)