35 Đề thi học sinh giỏi phát triển năng lực môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

doc 41 trang thaodu 9730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "35 Đề thi học sinh giỏi phát triển năng lực môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc35_de_thi_hoc_sinh_gioi_phat_trien_nang_luc_mon_ngu_van_lop.doc

Nội dung text: 35 Đề thi học sinh giỏi phát triển năng lực môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án)

  1. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Mời các bạn ghé thăm trang nhóm face của mình nhé Linh tham gia n=group Bộ đề HSG 7 gồm có những gì 1. 35 bộ đề, đáp án, chi tiết và nhiều bài văn mẫu rất cụ thể, luận điểm rõ ràng vô cùng dễ học theo định hướng phát triển năng lực. 2. Sưu tầm nhiều đề thi từ các huyện, các tỉnh khác 3. 3. ngoài ra, mình còn có bộ tài liệu dạy thêm rất công phu, dễ hiểu. chỉ nhìn qua đã hiểu cách dạy rồi. I. Kinh nghiệm khi bồi dưỡng HSG 1. Khi bồi dưỡng, GV đừng quá nặng nề lí thuyết vì thực tế lí thuyết các em đã được học trên lớp mà thay vào đó là dùng các đề thi để củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức. 2. Sau mỗi buổi bồi dưỡng, giáo viên cho các em vài đề để các em về nhà lập dàn ý, đến buổi thứ 2 giáo viên kiểm tra, chữa đề và nhận xét. Buổi tiếp theo cũng tương tự, chúng ta dạy cuốn chiếu, đề nào dễ có thể chỉ cho HS làm trước chứ ko cần dạy kĩ. 3. Yêu cầu các em nhớ dàn ý siêu ngắn gọn, tức là mỗi đề (đề tự luận 10 điểm) giáo viên yêu cầu các em chỉ được làm trong 20 đến 30 chữ là tối đa. Từ 20 chữ này Gv tiếp tục yêu cầu các em triển khai thành dàn ý chi tiết. Ví dụ: đề bài là: “thiên hướng của người nghệ sĩc là đưa áng sáng đến trái tim con người” (G. welles). Em hãy chứng mình bằng một tác phẩm đã học thì HS chỉ làm dàn ý siêu ngắn gọn như sau: + Giải thích + Chứng minh bằng tác phẩm lão Hạc + Ánh sáng của lòng cảm thồn, chia sẻ + Ánh sáng của tình thương yêu 1
  2. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 + Ánh sáng của lòng tự trọng + Đặc sắc về nghiệ thuật Đây là dàn ý siêu ngắn gọn 4. Cho học sinh thi thử, làm bài nhiều lần. Nếu chỉ dạy và làm đề chưa chắc các em đã nhớ, GV phải cho HS thi thử nhiều lần, thi trên giấy như thi thật, chấm kĩ, sửa chữa ki để rút kinh nghiệm, đặc biệt là căn thời gian sao cho hợp lí. Thực tế HS chúng ta rất tham lam kiến thức hoặc là viết lan man, tràn làn dẫn đến không đủ thời gian. Thời gian là cái bẩy của người ra đề, không cân đối thời gian cho cả bài thi hay cho từng câu coi như thất bại. Ví dụ câu đọc hiểu chỉ chiếm 4 điểm nên thời gian dành cho câu này chỉ tối đã là 15 đến 20 phút. Câu nghị luận XH 6 điểm thời gian tối đa là 45 đến 50 phút còn câu nghị luận Vh là 60 đến 65 phút. 5. Các bài kiểm tra định kì trên lớp GV cho HS giỏi làm đề riêng, tùy thời gian cụ thể. Ví dụ bài viết 90 phút thì cho HS làm câu nghị luận văn học, bài 45 phút thì cho làm câu nghị luận xh để tiết kiệm và tận dụng tối đa thời gian 6. Ưu tiên điểm: Đừng khắt khe điểm với HS nói chung và đội tuyển nói riêng. Động viên các em về điểm, 9,10 điểm. Chúng ta đi dạy lấy lương thì HS đi học lấy điểm thôi. 7. Hỏi bài cũ: Bài cũ đối với HS giỏi cũng phải khác với HS binh thường. Ví dụ: GV có thể hỏi câu “lên lập dàn ý ngắn gọn cho 1 đề nào đó” hay lên viết cấu trúc của đề nghị luận XH 8. Tóm lại: Bồi dưỡng HSG là một vấn đề nan giải, kinh nghiệm mỗi người mỗi khác, tùy vào thực tế. Kinh nghiệm thì không biết biết mấy là đủ, chỉ nói vài ba dòng thật khó mà hết. Nếu ái có kinh nghiệm nào hay thì chia sẻ để mọi người học hỏi. 9. Chúc các bạn thành công. 2
  3. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Mỗi người có một phương pháp bồi dưỡng hsg, tùy vào tình hình thực tiễn để lựa chọn phương pháp khác nhau nhưng trục bồi dưỡng vẫn NÊN là dùng Bộ đề để củng cố, nâng cao, khắc sâu và mở rộng kiến thức. Còn giáo án chỉ là để kiểm tra cho có. Quan điểm của mình là như vậy và mình cũng làm như vậy trong suốt thời gian qua Các bạn cứ thử làm một vài đề thôi để biết cần bao nhiêu thời gian, các bạn cũng có thể sưu tầm khoảng 10 đề xem hết bao nhiêu thời gian. Mời các bạn ghé thăm trang nhóm face của mình để hiêu hơn về mình nhé Linh tham gia 1179753868741023&hc_location=group 3
  4. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Tài liệu của mình chỉ được dùng để nâng cao chất lượng, bạn không được chia sẻ đưới mọi hình thức và mục đích. Chúng ta không nên và không muốn là người nổi tiếng trên mạng xã hội vì những điều không cần thiết. KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn lớp 7 Thời gian l àm bài: 120 phút I. Phần đọc hiểu Câu 1. (4,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) a. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. b. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. 4
  5. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 II. Phần làm văn Câu 1. (6,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu 2. (10,0 điểm) Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Hết Họ và tên thí sinh: .Số báo danh 5
  6. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: Ngữ văn 7 Câu Phần Yêu cầu Điểm 1 a - Các từ láy: vỗ về, nhẹ nhàng. 1,0 b - Nghĩa của từ đi: sống, trải qua. (4,0 1,0 điểm) c - Nghệ thuật: Điệp ngữ (Mẹ dành). 0,5 - Tác dụng: 1,5 + Nhấn mạnh sự chăm lo, hi sinh tuổi xuân, đánh đổi cả cuộc đời để con được trưởng thành, được chạm tới những ước mơ, khát vọng. + Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của người mẹ trong cuộc đời mỗi con người. 2 1 Về hình thức: - Bố cục bài viết rõ ràng, kết cấu mạch lạc, ngắn gọn. - Văn phong trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi (6,0 diễn đạt điểm) 2 Về nội dung: Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách, dưới đây là những gợi ý định hướng chấm bài. - Giải thích: Cảm ơn là từ đáp thể hiện sự biết ơn của mình với lòng 1,0 tốt hay sự giúp đỡ của người khác. Nó chính là cách thể hiện tình cảm, lối ứng xử của con người có văn hóa, lịch sự và biết tôn trọng những người xung quanh mình. - Chứng minh: 3,0 + Khẳng định ý nghĩa và đưa ra những biểu hiện cũng như vai trò, tác dụng của lời cảm ơn trong cuộc sống. + Lấy một số dẫn chứng, những câu chuyện nhỏ trong cuộc sống hay văn học để làm sáng tỏ. + Khẳng định: Cảm ơn là nét sống văn minh của con người có học thức, có giáo dục. Cảm ơn hoàn toàn không phải là hình thức phức tạp hóa ứng xử, là sự khách sáo mà nó là một sự cần thiết, là quy tắc giao tiếp giữa con người với con người. Bạn đang tự làm đẹp mình khi biết nói hai từ cảm ơn! 1,0 - Phê phán những hành động đi ngược lại lối sống tốt đẹp và văn 6
  7. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 minh này, đặc biệt trong xã hội ngày nay. 1,0 - Đưa ra phương hướng và bài học hành động cho bản thân. 1 Yêu cầu chung: 3 - Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; (10,0 trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. điểm) - Học sinh biết lựa chọn bài ca dao phù hợp. 2 Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể sắp xếp các ý theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: a. Dẫn dắt, giới thiệu hai văn bản và nêu cảm nhận chung về hình 1,0 ảnh người dân lao động. b. Hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau, ở hai thời điểm và hoàn 1,5 cảnh khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh, thân phận của người dân lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa trước cuộc sống lầm than của họ trong xã hội cũ. Mở bài 1: Hình tượng người nông dân lao động là đề tài 5,0 xuyên suốt trong nền văn học Việt Nam từ cổ chí kim, từ dân ca, ca dao đến tục ngữ, từ văn học Trung đại đến văn học Hiện đại. Đó có thể là người lao động như thân phận cái cò, cái vạc, như con kiến con tằm có thể là nỗi bất hạnh là người nông dân bần cùng hoá như Chí phèo (Nam Cao), có thể là cuộc đời đắng cay, đen tối với bao nỗi áp bức đoạ đày như chị Dậu (Tắt đèn), anh Pha (bước đường cùng) Và một lần nữa cuộc đời của họ được thể hiện một cách rõ nét, chân thực qua chùm ca dao than thân và văn bản “sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. Mở bài 2: Tác giả Nguyễn Văn Siêu từng cho rằng: “Văn chương có 2 loại, đáng thờ và không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chuyên chú về văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú về con người”. Đúng vậy. một tác phẩm nghệ thuật muốn sỗng mãi với thời gian, năm tháng, muốn ở mãi trong tâm trí người đọc thì tác phẩm đó phải hướng đến cuộc sống con người, vì cuộc sống con người. Vì thế hình ảnh người lao động trong văn chương bao giờ cũng được tái hiện một cách chân thực đến đáng thương, nhất là trong ca dao than thân và văn bản sống chết mặc bay của PDT 7
  8. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Luận điểm 1: Trước hết đó là hình ảnh người dân lao động trong được thể hiện sâu sắc trong chùm ca dao than thân. Đó là hình ảnh người lao động gian khổ vất vã, nhọc nhằn, gian khổ Thương thay lũ kiến li ti Kiếm ăn đợc mấy phải đi tìm mồi - Phân tích ục từ thương thay (cụm từ này có thể phân tích sau cùng) - Lũ kiến li ti là hình ảnh ẩn dụ cho người lao động thấp cổ, bé họng + Trước hết, hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu lục là lời tự than và than cho những kiếp người khác của người dân lao động đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương, oán trách. +) Đó còn là hình ảnh người lao động bị bòn rút sức lực đến cạn 1,5 kiệt. Thương thay thân phận con tằm Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ + Con tằm và lũ kiến là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ nhoi, thấp cổ bé họng sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Đó là những kiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy mà cả đời phải đi tìm mồi. Thật bất công, kẻ thì ngồi chỗ mát ăn bát vàng; kẻ thì ăn không hết, người lần chẳng ra. +) Ca dao còn phản ánh hình ảnh người lao động 1,0 + Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều oan trái, bi kịch cuộc đời. Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khoáng đạt, để thỏa chí tự do nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với những cố gắng thật vô vọng. Con cuốc lại là biểu hiện của phận người với nỗi oan trái, bất công dù có kêu ra máu cũng không được lẽ công bằng nào soi tỏ. + Đánh giá: (3 ý) a. Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao như một bức tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao động 8
  9. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 trong xã hội cũ. b. Qua đó, thể hiện niềm đồng cảm, xót thương c. Đồng thời lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công. Luận điểm 2: Hình ảnh người dân lao động với trăm nỗi đớn đau còn thể hiện chân thực trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn: + Làm nổi bật 2 bức tranh tương phản cuộc sống của người dân lao đọng và tên quan phụ mẫu và đám tuỳ tùng. + Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. + Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức vật lộn để giữ gìn tính mạng một khúc đê làng X, thuộc phủ X (Học sinh lựa chọn chi tiết để phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc. + Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước sức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh đê vỡ. Người dân rơi vào thảm cảnh, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết. + Đánh giá: (3 ý) a. Với hai thủ pháp tương phản và tăng cấp, Sống chết mặc bay đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạ thú. b.Lòng cảm thương cho số phận của người nông dân lao động thấp cổ bé họng - Lên án, vạch trần tội ác, lòng lang dạ thú của tên quan và cả XHPK bất công, vô nhân tính =>c. Qua hai văn bản, ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa trong cảm xúc của các tác giả. Nếu tác giả dân gian sử dụng hình thức lời thơ lục bát với giọng điệu xót xa, thương cảm cùng những hình ảnh 9
  10. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 mang tính biểu tượng thì Phạm Duy Tốn lại dùng lời văn cụ thể, sinh động với việc vận dụng khéo léo hai thủ pháp tương phản và tăng cấp. Sự cảm nhận và phản ánh của các tác giả thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với lòng cảm thương, xót xa trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động. Đó còn là lời phản kháng, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân tâm, vô nhân tính. e. Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học. Tổng điểm 20,0 Hết .Do not reup. 10
  11. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 PHÒNG GD&ĐT KỲ THI KS HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2018 – 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn lớp 7 Ngày thi: Thời gian làm bài: 150 phút Chú ý: Khi lấy trọn bộ nếu các bạn không thấy đúnh như giới thiệu thì nhắn tin hoặc gọi điện ngay cho mình vì thực tế đã xẩy ra: 1. là các bạn giải nén và đọc sai tệp nén; 2 là mình gửi lỗi. Đề1: (6 điểm) Đọc câu chuyện sau Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau: Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười. (Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017, trang 16) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong câu chuyện trên. ( Tự sự ) Câu 2: Câu “xe chạy” là câu đơn hay câu đặc biệt? (câu đơn ) Câu 3: Tại sao cô gái không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ nhét vào túi quần? ( Vì cô gái tôn trọng và muốn giữ thể diện cho ông già ) Câu 4: Em hãy đặt nhan đề chuyện trên. ( Câu chuyện trên xe bus ) 11
  12. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Câu 5: Câu chuyện gợi cho em cảm xúc gì? ( Gơii lòng xúc động trước việc làm của cô gái. Việc là tuy nhỏ nhưng thể hiện ý nghĩa lớn. Đó là lòng cảm thông chia sẻ, là cách sống nhân văn, sống đẹp ) II. Phần làm văn (16 điểm) Câu 1: (6 điểm) Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào. Em hiểu ý nghĩa trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này. Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã xây dựng thành công hai bức tranh đời tương phản. Em hãy làm sáng tỏ. I. Phần đọc hiểu (Đáp án ở trên đề luôn) II. Phần làm văn Câu 1 Đề bài: Bàn về học vấn, ngạn ngữ Hy Lạp có câu "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của mình về vấn đề này. Bài làm Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Đó là kết quả của quá trình rèn luyện và không ngừng học tập vì thế ngạn ngữ Hy Lạp có câu "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Giải thích học vấn là gì? Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần dần qua từng cấp và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một con người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ông cha ta xưa cũng đã từng giáo huấn con cháu: Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người , nhân bất học bất tri lí 12
  13. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Học vấn có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống con người? Học học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên , xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao. Học vấn cần thiết đối với mỗi con người như vậy, nhưng con người đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện cả đời người. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường là ánh sáng, là tương lai.: Bể học không bờ (Khổng tử); Học, học nữa, học mãi (Lê-nin). Muốn có học vấn, chúng ta phải có ý chí và nghị lực phấn đấu rất cao. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tục ngữ). Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú. (Lí lẽ, lập luận bằng cách so sánh) Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công. Trong quá trình tích lũy, nâng cao học vấn, chúng ta thấy rất ít người có đầy đủ điều kiện học tập mà phần lớn là gặp khó khăn. Khó khăn khách quan như thiếu tài liệu , như bài giảng khó hiểu, bài tập khó hay những vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và nghiên cứu Bên cạnh đó là những khó khăn chủ quan như gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải biết vượt lên để đi tới đích. Dẫn chứng: Xưa nay, ở nước ta có biết bao gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải hằng ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân . Đêm xuống, không tiền mua dầu thắp sáng, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mà tu chí học hành để rồi trở thành nhà toán học. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại Gần hơn có Bác Hồ kính yêu - một tấm gương vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan niệm sống đúng đắn: phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước và dân tộc. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn, đến người thợ quét tuyết trong công viên ở Luân Đôn Bác Hồ đã trải qua bao gian nan, thử thách để rèn luyện ý chí, không 13
  14. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 ngừng nâng cao hiểu biết về văn hóa và lịch sử nhân loại. Từ đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc. Con đường học tập của Bác gian nan như thế nhưng thành của của nó thì vĩ đại vô cùng. Trên thế giới có hàng ngàn, hàng triệu tấm gương sáng tiêu biểu cho giá trị của học vấn. - Mở rộng, phản đề. Liên hệ bản thân: Việc học hành vô cùng quan trọng. Nó chi phối và có tác dụng quyết định đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lại cho cuộc sống. Tiếc rằng trong cuộc sống chúng ta vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa nhận thức đúng đắn vai trò của học vấn, thái độ thơ ơ trước việc học, thậm chí ỉ vào cha mẹ thái độ đó chúng ta không những không học tập mà còn phải phê phán. Bản thân khi đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người chúng ta cần nhận thức đúng vai trò của việc học đồng thời không ngừng tu dưỡng, rèn luyện để trau dồi kiến thức, chuyên môn góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước như Bác đã từng mong ước. Phải biết vượt qua khó khăn thử thách bởi vì trên con đường chinh phục đỉnh cao trí tuệ nhân loại, mỗi người phải đối mắt với muôn vàn khó khăn, nếu không lường trướdc được chúng ta dễ bị gục ngã. Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào đã trở thành chân lí trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay - nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì thế mỗi người cần nhận thức rằng: vẻ đẹp của nhan sắc dù lộng lẫy đến mấy cũng tàn phai theo thời gian nhưng vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn thì luôn thách thức với thời gian. Và ngân ngữ phương Đông có câu: “người không học như ngọc không mài”. Câu 2: - Đây là dạng đề văn chứng minh Phạm Duy Tốn là một trong những người có công đầu trong sự hình thành và phát triển thể loại truyện ngắn và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nước ta. Truyện ngắn của ông thường thiên về phản ánh xã hội theo cảm hứng hiện thực chủ nghĩa. Trong số đó, phải kể đến tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Trong tác phẩm này, tác giả đã xây dựng hai bức tranh đời đối lập, tương phản gay gắt, khiến người đọc phải suy ngẫm. b. Thân bài: 14
  15. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Luận điểm 1: Trước hết đó là sự đối lập giữa địa thế quan ở với thế đê bảo vệ dân làng. + Người dân phải đối diện với thế đê vô cùng nguy khốn: Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X, phủ ích xem chừng núng thế lắm, vài ban đoạn nước đã thấm vào tận ruộng. Con đê đang đứng trước nguy cơ bị vỡ, sinh mạng của hàng ngàn người dân đang bị đe doạ nghiêm trọng. + Cảnh quan trong đình, nơi địa thế cao, vững chãi, đê vỡ cũng không sao Luận điểm 2: Bức tranh đối lập còn thể hiện giữa người dân hoảng loạn, kiệt sức trong mưa gió, bùn ngập với tên quan phủ thì lo ăn chơi xa hoa, vô trách nhiệm. - Người dân hoảng loạn, kiệt sức trong mưa gió, bùn ngập , tình thế hết sức hiểm nghèo. + Truyện ngắn được mở đầu với thời gian ”Gần một giờ đêm”. Đó là thời gian khuya khắt, khi mà bình thường mọi người đang ngủ say. Xác định thời gian ấy, nhà văn muốn nói: , cuộc hộ đê đã kéo dài suốt cả ngày, đến tối, tới tận đêm khuya mà chưa được nghỉ ngơi. Họ đã vô cùng mệt mỏi, đuối sức vì đói rét quần quật kéo dài + Trong khi đó: “Trên trời thời mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên”. Thiên nhiên mỗi lúc một giữ dằn bạo liệt. Mưa càng lúc càng to dai dẳng giữ dội. Trời nước mênh mông đồng nghĩa với thế đê suy yếu nghiêm trọng. Tác giả thốt lên như tai hoạ của chính mình: “Lo thay! Nguy Thay! Khúc đê này hỏng mất ”. Nỗi lo lắng không sao dồn nén nổi, tác giả đã kêu lên một cách đau đớn. Bởi đê có làm sao thì người dân nơi đây cũng không còn đường sống. Hàng ngàn sinh mệnh đồng bào huyết mạch đang hoàn toàn phụ thuộc vào khúc đê này. + Trước tình thế hiểm nghèo của con đê, “Dân phu kể hàng trăm nghìn người bì bõm dưới bùn lầy ” . Giọng văn: gấp gáp, những câu văn ngắn nghe ngắn gọn như những bản tin thời tiết nhưng dồn dập đã thể hiện tất cả sự khẩn cấp, nguy cấp của con đê và bao lo âu, hốt hoảng của dân phu hộ đê. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với từ ngữ giàu sức gợi cho thấy dân chúng đã huy động hết sức người, sức của để hộ đê, hàng trăm, nghìn người đem thân hèn yếu chống chọi với đê, không ai lùi bước. Những động từ, tính từ dồn dập nối nhau kết hợp với thủ pháp so sánh: “người nào người nấy ướt lướt thướt 15
  16. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 như chuột lột” đã dựng lên trước mắt cảnh tượng hối hả, chèo chống, người người kiệt sức trong đói rét, mưa gió. Đó chính là tình cảnh khốn khổ, khốn cùng, vô cùng thảm hại của người dân quê. Tác giả như đang đứng trong từng cảnh ngộ của từng người dân, thấm thía bao nỗi vất vả mà họ phải chịu đựng “xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi”, thấu hiểu trạng thái tinh thần lo lắng đến cực độ của từng người dân trong hoàn cảnh ấy “trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ”. Bao đời nay, cảnh lũ lụt, đê vỡ đã trở thành nỗi đe doạ khủng khiếp đối với người dân quê. Bằng ngòi bút nhân đạo thắm thiết, bằng niềm cảm thương sâu sắc, tác giả đã ghi lại một cách chân thực, xúc động nhất hình ảnh dân phu hộ đê trong một tình việc giúp dân hộ đê. - Còn tên quan phủ cùng bè lũ quan lại thì ăn chơi xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình. + Nghệ thuật liệt kê được sử dụng tài tình qua hàng loạt chi tiết “Trên sập, một người quan phụ mẫu uy nghi, chiễm chệ ngồi”. Quanh ngài bao bọc đủ thứ xa hoa đắt tiền: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi hình chữ nhật, trầu vàng, cau đậu, rẽ tía Xung quanh có kẻ hầu người hạ, nào lính lệ hầu quạt, hầu điếu đóm, nào người nhà quỳ gãi, bốn góc có bốn kẻ hầu bài. Đoạn văn tả thực sắc sảo đã thể hiện được thái độ tố cáo gay gắt của tác giả đối với tên quan phụ mẫu đầy quyền uy, hưởng thụ vật chất xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình. + Đặc biệt hắn còn là một kẻ đam mê cờ bạc một cách quá đáng, thờ ơ trước sinh mệnh của bao nhiêu người dân đang bị đe doạ. Những lời bình thật thấm thía “Thật là tôn kính xứng đáng là một vị phúc tinh”. Những lời mỉa mai châm biếm thật sâu cay “Ngài mà còn giở cán bài, ngài cũng thây bộ” “Ôi trăm hai mươi lá bài mà quan mê đến thế”. Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo kết hợp với những từ ngữ biểu cảm trực tiếp, tác giả đã bày tỏ niềm căm giận tột độ đối với những kẻ nhân danh cha mẹ dân, vô trách nhiện qua đáng, coi mạng sống của người dân như cỏ rác. + Thỉnh thoảng có người nhắc khẽ: “Bẩm qua, dễ có khi đê vỡ” thì hắn gắt: “Mặc kệ”. Đây là câu nói đầu tiên của quan về việc hộ đê, mặc dù lúc này đây quan là người có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm chính. Câu nói ấy đã lột trần bản chất của 16
  17. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 quan: vô trách nhiệm, táng tận lương tâm, sống chết mặc bay, tàn nhẫn, độc ác, không mảy may một chút tình người. Luận điểm 3: Bức tranh đối lập còn thể hiện cảnh lầm than của nhân dân lâm khi đê vỡ còn tên quan phủ thì ở cực điểm của sự sung sướng, hả hê. - Nỗi đau đó được dồn nén trong giọng văn miêu tả gián tiếp tai hoạ khủng khiếp “Bỗng một tiếng kêu vang trời dậy đất”, những giọng văn miêu tả âm thanh kinh hãi: tiếng người kêu cứu rầm rì, thảm thiết vang lên trong đêm, “Tiếng ào ào như thác chảy xiết, tiếng gà chó trâu bò kêu vang tứ phía”. Nỗi dau thương vỡ ào trên trang sách “Khắp nơi nước trâu lênh láng tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết”. Một cảnh tượng hãi hùng, nước cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn cùng hàng ngàn sinh mạng người dân. Giọng văn đau đớn thắt nghẹn, lời văn biểu cảm trực tiếp. Đó tột cùng của niềm đau khi tác giả phải chứng kiến thảm cảnh này. - Khi bên ngoài có tiếng kêu vang trời dậy đất, những nguời trong đình mặc dù vô trách nhiệm nhưng vẫn còn chút sợ sệt, nghĩa là họ còn có chút lương tâm. Còn tên qua phủ thì điềm nhiên ngả ra những quân bài. Thật là độc ác, lạnh lùng, vô lương tâm. - Giữa lúc ấy quan đang sung sướng cực độ trước ván bài “Ù! Thông tôm chi chi nảy”. Trong khi bên ngoài đang xảy ra thảm cảnh đê vỡ, tộ cùng của nỗi đau thương, thì bên trong tên quan phủ vỗ tay cười nói, kêu to “ù! Thông tôm chi chi nảy”. Đó chính là đỉnh điểm của thái độ bất lương, bộc lộ bản chất thú tính của quan, mất hết nhân tính, nhân tình lòng lang dạ thú. ở đây, tác giả không có một lời bình nào dành cho hắn, từ sự việc và lời nói là lời tố cáo danh thép nhất hơn bất kì một lời văn biểu cảm này. Đánh giá: - Tác giả: * Tài năng: - Ngòi bút trào phúng trào phúng sắc sảo, xây dựng tình huống đặc sắc - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bước đầu có những thành công. - Nghệ thuật đối lập tương phản -> Tác giả đã xây dựng được hai bức tranh đời hoàn toàn đối lập nhau. Đó cũng chính là hiện thực của xã hội nông thôn việt Nam lúc bấy giờ. 17
  18. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 => Với tài năng và tấm lòng của nhà văn, tác phẩm đã đạt được những thành tựu đặc sắc về cả nội dung lẫn nghệ thuật, xứng đáng là “Bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn hiện đại. Cách làm 2 Phạm Duy Tốn là một trong những người có công đầu trong sự hình thành và phát triển thể loại truyện ngắn và nền văn xuôi Việt Nam hiện đại nước ta. Truyện ngắn của ông thường thiên về phản ánh xã hội theo cảm hứng hiện thực chủ nghĩa. Trong số đó, phải kể đến tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Trong truyện ngắn này, tác giả đã khéo léo kết hợp phép tương phản và tăng cấp để vạch trần bản chất của tên quan phủ lòng lang dạ thú trước sinh mạng người dân. b. Thân bài: Luận điểm 1. Sử dụng phép tương phản để vạch trần bản chất của tên quan phủ lòng lang dạ thú trước sinh mạng người dân. * Khái niệm phép đối lập, tương phản: là viêc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. Trong tác phẩm “SCMB” sự đối lập thể hiện ở việc xây dựng cảnh trong đình và ngoài đình * Cảnh bên ngoài đang hết sức nguy kịch: + Người dân phải đối diện với thế đê vô cùng nguy khốn: Nước sông Nhị Hà lên to quá, khúc đê làng X, phủ ích xem chừng núng thế lắm, vài ban đoạn nước đã thấm vào tận 18
  19. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 ruộng. Con đê đang đứng trước nguy cơ bị vỡ, sinh mạng của hàng ngàn người dân đang bị đe doạ nghiêm trọng. + Cảnh quan trong đình, nơi địa thế cao, vững chãi, đê vỡ cũng không sao - Không khí, cảnh tượng bên ngoài vô cùng nhốn nháo, căng thẳng, người dân hoảng loạn, kiệt sức trong mưa gió, bùn ngập. + Truyện ngắn được mở đầu với thời gian ”Gần một giờ đêm”. Đó là thời gian khuya khắt, khi mà bình thường mọi người đang ngủ say. Xác định thời gian ấy, nhà văn muốn nói: , cuộc hộ đê đã kéo dài suốt cả ngày, đến tối, tới tận đêm khuya mà chưa được nghỉ ngơi. Họ đã vô cùng mệt mỏi, đuối sức vì đói rét quần quật kéo dài + Trước tình thế hiểm nghèo của con đê, “Dân phu kể hàng trăm nghìn người bì bõm dưới bùn lầy ” . Giọng văn: gấp gáp, những câu văn ngắn nghe ngắn gọn như những bản tin thời tiết nhưng dồn dập đã thể hiện tất cả sự khẩn cấp, nguy cấp của con đê và bao lo âu, hốt hoảng của dân phu hộ đê. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với từ ngữ giàu sức gợi cho thấy dân chúng đã huy động hết sức người, sức của để hộ đê, hàng trăm, nghìn người đem thân hèn yếu chống chọi với đê, không ai lùi bước. Những động từ, tính từ dồn dập nối nhau kết hợp với thủ pháp so sánh: “người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột” đã dựng lên trước mắt cảnh tượng hối hả, chèo chống, người người kiệt sức trong đói rét, mưa gió. Bằng ngòi bút hiện thực sắc sảo, bằng niềm cảm thương sâu sắc, tác giả đã ghi lại một cách chân thực, xúc động nhất hình ảnh dân phu hộ đê trong một tình thế hết sức hiểm nghèo. Đó chính là tình cảnh khốn khổ, khốn cùng, vô cùng thảm hại của người dân quê. * Cảnh bên trong thì ăn chơi, hưởng lạc trác táng - Không khí trong đình: “tĩnh mịch”, “trang nghiêm”, “nhàn nhã”, “đường bệ”, “nguy nga’, “tôn nghiêm như thần thánh”, trừ quan phụ mẫu ra, không ai dám to tiếng - Sống sang trọng, xa hoa + Đi hộ đê mà mang theo đủ thứ + Ăn của ngon, vật lạ - Sống nhàn nhã, vương giả 19
  20. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 + Hàng trăm con người đang đội đát vác tre hộ đê thì quan ngồi uy nghi, chễm chệ “trong đình đèn thắp sáng trưng”. + Quan dựa gối xếp, có lính đứng canh. Còn nhân dân thì “gội gió tăm mưa như đàn sâu lũ kiến”. - Sự đam mê tổ tôm: Tình cảnh thê thảm của nhân dân cũng không thể bằng ván bài đen đỏ. - Khi bên ngoài có tiếng kêu vang trời dậy đất, những nguời trong đình mặc dù vô trách nhiệm nhưng vẫn còn chút sợ sệt, nghĩa là họ còn có chút lương tâm. Còn tên qua phủ thì điềm nhiên ngả ra những quân bài. Thật là độc ác, lạnh lùng, vô lương tâm. - Trong khi bên ngoài đang xảy ra thảm cảnh đê vỡ, tộ cùng của nỗi đau thương, thì bên trong tên quan phủ vỗ tay cười nói, kêu to “ù! Thông tôm chi chi nảy”. Đó chính là đỉnh điểm của thái độ bất lương, bộc lộ bản chất thú tính của quan, mất hết nhân tính, nhân tình lòng lang dạ thú. ở đây, tác giả không có một lời bình nào dành cho hắn, từ sự việc và lời nói là lời tố cáo danh thép nhất hơn bất kì một lời văn biểu cảm này. Luận điểm 2. Sử dụng nghệ thuật tăng cấp để vạch trần bản chất của tên quan phủ lòng lang dạ thú trước sinh mạng người dân. a. Khái niệm phép tăng cấp: là lần lượt đưa thêm chi tiết, chi tiết sau cao hơn chi tiết trước. Qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, hiện tượng muuốn nói. Trong tác phẩm “SCMB”, ngoài việc sử dụng nghệ thuật đối lập, tác giả còn sử dụng phép tăng cấp để làm rõ bản chất tên quan phủ. b. Phép tăng cấp trong truyện ngắn Sống chết mặc bay đã được thể hiện ở việc miêu tả các loại chi tiết trong từng mặt tương phản. * Với cảnh dân hộ đê: - Thiên nhiên mỗi lúc một dữ dằn: trời mưa mỗi lúc một nhiều, dồn dập: “mưa vẫn tầm tã trút xuống”, mực nước sông mỗi lúc một dâng cao: “dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên”, Âm thanh “trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ” cất lên một cách dồn dập gấp gáp càng tô đậm không khí nhốn nháo, khẩn 20
  21. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 trương, căng thẳng, gay go, cho thấy rõ hơn tình thế khẩn cấp và tình trạng hoảng loạn của dân chúng. - Sức của nhân dân ngày càng yếu hơn sức mạnh của thiên nhiên, nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần. Và kết quả là dân lâm vào thảm cảnh kinh hoàng. Nỗi đau được dồn nén trong giọng văn miêu tả gián tiếp tai hoạ khủng khiếp “Bỗng một tiếng kêu vang trời dậy đất”, những giọng văn miêu tả âm thanh kinh hãi: tiếng người kêu cứu rầm rì, thảm thiết vang lên trong đêm, “Tiếng ào ào như thác chảy xiết, tiếng gà chó trâu bò kêu vang tứ phía”. Nỗi dau thương vỡ ào trên trang sách “Khắp nơi nước trâu lênh láng tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết”. Một cảnh tượng hãi hùng, nước cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn cùng hàng ngàn sinh mạng người dân. Giọng văn đau đớn thắt nghẹn, lời văn biểu cảm trực tiếp. Đó tột cùng của niềm đau khi tác giả phải chứng kiến thảm cảnh này. * Với cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong đình. Phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm gắn với bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ. - Mưa đổ xuống sân đình mỗi lúc một to, nhưng vì quan quá mệ bài bạc nên coi như không biết gì. - Trước tiếng kêu kinh hoàng đó quan vẫn điềm nhiên đến kinh hãi, không hề động tĩnh - Khi có người nhắc, thì quan: Ngồi vuốt râu rung đùi, mắt mải trông vào đĩa nọc, cau mày, gắt: mặc kệ. Đây là câu nói đầu tiên của quan về việc hộ đê, mặc dù lúc này đây quan là người có thẩm quyền cao nhất và chịu trách nhiệm chính - Khi có người vào báo tin đê vỡ thì hắn quát: “Đuổi cổ nó ra” vì người đó đã làm dở ván bài của hắn. Và hắn lại tiếp tục quay lại cuộc chơi: “Thầy bốc quân gì thế”. - Giữa lúc nhân dân lâm vào tình cảnh thảm sầu thì quan đang ở cực điểm của sự sung sướng, phi nhân tính: vừa cười, vừa nói “Ù! Thông tôm chi chi nảy”. 3. Đánh giá khái quát: Qua việc sử dụng hai nghệ thật trên, tác giả thể hiện sự đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ cực, lầm than của nhân dân; vạch trần, lên án tố cáo sự thờ ơ, vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời, đặc biệt là tên quan phủ lòng lang dạ thú. Đó là biểu hiện sâu sắc của tinh thần nhân đạo trong tác phẩm này. 21
  22. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Chương trình Ngữ văn 7 có lẽ là khó nhất, nếu giáo viên không có phương pháp phù hợp về dạy các kiểu bài thì việc làm cho HS hiểu theo cách thông thường hoặc theo hướng dẫn từ sách giáo khoa là rất khó vì sách giáo khoa viết không cụ thể, ví dụ dẫn chứng không đặc trưng, câu hỏi không sát với ví dụ đó là lí do vì sao hầu hết GV đều thừa nhân chương trình Ngữ văn 7 khó. Bộ tài liệu của mình gần như hóa giải tất cả những khó khăn đó và đưa Ngữ văn 7 trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ. I. Cách làm chung 1. Về hình thức - Trình bày đoạn văn (đề 2-3 điểm) - Dung lượng ngắn 2. Về nội dung A. Mở đoạn: - Giới thiệu chung về tục ngữ - Giới thiệu câu tục ngữ Cách 1: Trong kho tàng ca dao – tục ngữ Việt Nam, câu tục ngữ “ ” đã để lại trong ta thật nhiều suy ngẫm. Cách 2: Trong kho tàng ca dao – tục ngữ Việt Nam, câu tục ngữ “ ” để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá về - Về thời gian - Về dự báo thời tiết - Về lao động, sản xuất - Về cách đánh giá con người - Về việc học - Về quan hệ ứng xử trong cuộc sống B. Thân đoạn: * Giải thích nghĩa của câu tục ngữ (nếu cần) 22
  23. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 - Giải thích từ ngữ - Giải thích nghĩa của cả câu. (cả nghĩa đen và nghĩa bóng) * Khái thác các tín hiệu nghệ thuật (cách nói) + phân tích tác dụng - Tín hiệu nghệ thuật chung: + Ngắn gọn, hàm súc + Ngôn từ giản dị khiến cho câu tục ngữ dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. + Cách gieo vần, ngắt nhịp - Tín hiệu nghệ thuật đặc sắc: chỉ ra, nêu tác dụng. * Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ. Đánh giá về bài học ấy Từ đó (Với ý nghĩa ấy), câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? Đánh giá về bài học ấy. * Liên hệ đời sống c. Kết đoạn: Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Câu tục ngữ “ ” để lại trong ta thật nhiều suy ngẫm. 2. Viết thành đoạn văn - Đề yêu cầu viết đoạn văn thì khi đặt bút viết phải xác định câu đầu tiên là câu chủ đề - Cách trình bày nội dung: Diễn dịch hoặc tổng phân hợp III. Luyện tập Đề 1: Giải thích câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười chưa cười đã tối” ` Trong kho tàng ca dao – tục ngữ Việt Nam, câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười chưa cười đã tối” đã để lại cho chúng ta bài học kinh nghiêm vô cùng quý giá. Câu tục ngữ nêu lên sự thay đổi thời gian đêm ngày giữa các tháng trong năm: Tháng năm đêm ngắn ngày dài, tháng 10 đêm dài ngày ngắn. Đây là một nhận xét dựa trên sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân ta. Cách gieo vần lưng năm - nằm, cười - mười, ngắt nhịp 3/4 tạo nên nhịp điệu cho câu tục ngữ nên kinh nghiệm được khắc sâu, dễ nhớ, dễ thuộc. Nghệ thuật đối kết hợp với biện pháp nói quá chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối đã nhấn mạnh đặc điểm nổi bật của mỗi mùa, gây ấn tượng độc đáo khó quên. Với ý nghĩa đó, câu tục ngữ đã nêu lên bài học về 23
  24. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 cách sử dụng thời gian sao cho hợp lý với mỗi mùa để từ đó chủ động hơn trong công việc và sinh hoạt. Kinh nghiệm dự đoán hiện tượng thời gian này của nhân dân ta thật chính xác và vô cùng ý nghĩa với con người trong cuộc sống. Đề 2: Viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” Gợi ý: a. Mở đoạn: - Giới thiệu chung về tục ngữ: Tục ngữ là túi khôn của người xưa. Mỗt câu tục ngữ mang một vẻ đẹp riêng (lấp lánh một vẻ đẹp riêng). - Giới thiệu câu tục ngữ : Trong đó, câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã để lại cho chúng ta bài học kinh nghiêm vô cùng quý giá. b. Thân đoạn: * Chỉ ra cái hay về cách nói của câu tục ngữ này - Câu tục ngữ ngắn gọn, cô đúc: chỉ có 4 chữ, chia làm 2 vế câu bằng nhau nên rất đễ nghe, dễn nhớ và dễ thuộc. - Cái hay của câu tục ngữ là ở cách sử dụng nghệ thuật so sánh, cường điệu: tấc đất là mảnh đất rất bé có giá trị rất nhỏ, tấc vàng là một lượng vàng rất lớn. Tác giả dân gian đã lấy cái rất nhỏ so sánh với cái rất lớn, có giá trị b. Chỉ ra cái hay về nội dung, ý nghĩa - Bằng cách nói ấy, người xưa đã nhấn mạnh, khẳng định giá trị của đất đai. Đất sở dĩ được quý như vậy vì nó được nhìn nhận, đánh giá qua quan niệm của những người sống gắn bó với đât, sống nhờ vào đất. Đất là nơi để ở, nơi cày cấy, nơi làm ra mọi thứ của cải vật chất nuôi sống con người. Từ đất con người có thể làm ra tất cả, đất chính là vàng, một thứ vàng không bao giờ cạn. - Bài học: Qua câu tục ngữ này, tác giả dân gian: + Muốn đề cao giá trị của đất trong đời sống lao động, sản xuất của con người. + Phê phán sự lãng phí đất đai + Và để lại cho chúng ta lời khuyên ân tình về đất: “Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang 24
  25. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu” c. Kết đoạn: Câu tục ngữ đã để lại cho chúng ta bài học vô cũng quý giá (sâu sắc, thấm thía). Với ý nghĩa ấy, câu tục đã có sức sống lâu bền cho đến tận ngày nay. Đề 3: Viết bài văn (đoạn văn) giải thích câu tục ngữ “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” Gợi ý: a. Mở đoạn: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN GIẢI THÍCH A. Củng cố lý thuyết I. Khái niệm 1. Thế nào là giải thích: - Giải thích trong văn nghị luận là phương pháp lập luận chủ yếu dựa vào lí lẽ để giảng giải cho người đọc,người nghe hiểu đúng và hiểu rõ một tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ nào đó cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. - Trong bài văn giải thích: lí lẽ là phương tiện chủ yêu được sử dụng. Tuy nhiên, để lí lẽ có cơ sở vững chắc và có sức thuyết phục nhiều khi cũng cần có những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu đi kèm. - Lí lẽ trong bài văn giải thích phải chính xác, phù hợp với nội dung và yêu cầu giải thích. 2. Các cách giải thích thường sử dụng: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra mặt lợi, mặt hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng của hiện tượng, hoặc vấn đề giải thích. II. Cách làm bài văn giải thích 1. Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý a. Tìm ý - Đọc kĩ, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng - Xác định: 25
  26. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 + Kiểu đề: Đề yêu cầu nghị luận chứng minh hay nghị luận giải thích. + Vấn đề nghị luận: Dựa vào đề bài để xác định. + Phạm vi: Rộng: đề yêu cầu nghị luận vấn đề đời sống hay vấn đề trong văn chương Hẹp: giới hạn văn bản b. Tìm ý * Tìm ý: + Xác lập luận điểm chính + Cụ thể hoá bằng các luận điểm phụ + Luận cứ (dẫn chứng và lí lẽ) * Cách tìm ý a. Luận điểm chính (Luận điểm xuất phát + luận điểm kết luận xuyên suốt) Luận điểm chính: + Nằm ở vấn đề nghị luận ( Trong đề bài) + Chuyển vấn đề nghị luận thành luận điểm chính b. Tìm luận điểm phụ: Là cơ sở lý thuyết luận điểm chính * Cách tìm - Dựa vào luận điểm chính - Soi vào: + Tác phẩm văn học (nghị luận văn chương) + Thực tế đời sống (Nghị luận chính trị và nghị luận xã hội) - Đặt câu hỏi xung quanh yêu cầu của đề để tìm luận điểm phụ (Những câu hỏi nào để khẳng định luận điểm) - Trong bài văn giải thích có thể xác lập hệ thống luận điểm như sau, tuỳ từng đề cụ thể để vận dụng : + Luận điểm 1: Nêu định nghĩa ( có nghĩa là gì?) + Luận điểm 2: Biểu hiện của vấn đề ( có những biểu hiện nào?) + Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề (Tại sao ?) 26
  27. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 + Luận điểm 4: So sánh,đối chiếu, đối lập hoặc tìm những nhận định về vấn đề tương tự để hiểu rõ vấn đề (Ví dụ: đối lập với khiêm tốn là gì? Khiêm tốn khác tự ti chỗ nào?): Giống, khác, đối lập. + Luận điểm 5: Ý nghĩa thực tiễn của vấn đề (vận dụng vấn đề trong cuộc sống thế nào, bản thân rút ra được bàI học gì từ vấn đề trên? ) Ngoài ra có thể bổ sung các luận điểm về các nội dung: mặt lợi, mặt hại, nguyên nhân, cách đề phòng của vấn đề cần giải thích. ĐỀ BÀI : Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Tìm hiểu đề: + Thể loại: Nghị luận giải thích + Vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. + Phạm vi nghị luận: đời sống. - Tìm ý: Các luận điểm phụ + Giải thích nghĩa câu tục ngữ để tìm ra vấn đề cần giải thích + Biểu hiện của “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. + Nguyên nhân: Vì sao phải ăn quả nhớ kẻ trồng cây? + So sánh lòng biết ơn với sự vô ơn. + Cách thực hiện: Phải thể hiện lòng biết ơn như thế nào? 2. Bước 2: Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Luận điểm chính - luận điểm xuất phát) Có 2 cách mở bài: * Trực tiếp: Giới thiệu vấn đề cần giải thích. * Gián tiếp: - Dẫn dắt: + Nếu là đề nghị luận xã hội: Dẫn dắt từ thực tế đời sống. + Nếu là đề nghị luận văn học: giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề cần giải thích. Ví dụ: Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 27
  28. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 - Mở bài trực tiếp: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã mang lại cho chúng ta bài học sâu sắc về đạo lí làm người của nhân dân ta từ xưa đến nay. - Mở bài gián tiếp: Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối những người đã giúp đỡ mình. Trước mắt ta không thiếu những kẻ trâng tráo, vô ơn, làm nên những hiện tượng ăn cháo đá bát mà ai cũng phê phán. Chính vì vậy, dân gian đã có câu tục ngữ khuyên nhủ con người phá có lòng biết ơn: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. b. Thân bài: Làm sáng tỏ luận điểm chính bằng các luận điểm phụ (Lấy ở phần tìm ý) Luận điểm phụ 1: Nêu định nghĩa vấn đề - Thường trả lời cho câu hỏi: + Thế nào là ? + là gì? - Nếu đề yêu cầu giải thích câu tục ngữ thì thay vì định nghĩa, chúng ta phải thích ngắn gọn nghĩa của câu tục ngữ, rút ra bài học mà câu tục ngữ đem lại cho chúng ta. Ví dụ: Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Nghĩa đen: ăn quả chín ngọt ngon phải nhớ công ơn người trồng cây, chăm cây đến ngày hái quả. - Nghĩa sâu xa: được hưởng thành quả phải nhớ đến công ơn người xây dựng, người đã có công làm nên thành quả ấy. - Bài học: Sống phải có lòng biết ơn, trân trọng quá khứ và nâng niu bao nghĩa tình mà cuộc đời này mang lại. Đó là thông điệp mà người xưa muốn gửi tới chúng ta hôm nay. Luận điểm phụ 2: Chỉ ra biểu hiện của vấn đề - Thường trả lời cho câu hỏi: + được thể hiện như thế nào (ở đâu) trong ? + được thể hiện trên những phương diện nào? Ví dụ: Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Đặt câu hỏi: Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được thể hiện như thế nào trong đời sống? - Trả lời: Đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được thể hiện một cách sinh động trong đời sống 28
  29. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 + Trong gia đình: Con cái biết ơn công cha mẹ sinh thành, dưỡng dục. Con cháu nhớ ơn ông bà, tổ tiên – cội nguồn gốc gác đầu tiên đưa ta đến với cuộc đời này. + Ngoài xã hội: Học trò thành danh nhớ ơn công thầy cô đã ngày đêm dạy dỗ. Mọi người biết ơn người nông dân đã một nắng hai sương, vất vả trên đồng ruộng để làm ra hạt lúa, hạt gạo. Nhân dân ta ngày nay kính cẩn nghiêng mình trước các thế hệ cha anh, các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương hi sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc. => Tất cả đó chính là biểu hiện đẹp của lối sống ấn tình ân nghĩa, rất đáng trân trong, tự hào của con người Việt Nam. Luận điểm phụ 3: Cắt nghĩa nguyên nhân của vấn đề - Thường trả lời cho câu hỏi: Vì sao ? Tại sao ? Ví dụ: Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Đặt câu hỏi: Vì sao phải “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? - Trả lời: Chúng ta phải “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vì: + Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào là không do công sức con người tạo nên. Của cải vật chất là do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp là do cha ông ta gây dựng, gìn giữ, tiếp truyền. Con cái trưởng thành là do các bậc cha mẹ sinh thành, dưỡng dục. Bởi vậy, biết ơn là đạo lí tất yếu thể hiện tấm lòng tri ân và sự đền đáp xứng đáng với những người đã tạo dựng cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp. + “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là nền tảng vứng chắc giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết. + Thiếu đi sự biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ biến thành kẻ vô ơn, sống thiếu trách nhiệm, ăn bắm gia đình và xã hội. 29
  30. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Luận điểm phụ 4: So sánh, đối chiếu vấn đề cần giải thích với những vấn đề khác tương tự hoặc đối lập. Thường trả lời cho câu hỏi: + Đối lập với là gì? + khác với ở chỗ nào? Luận điểm phụ 5: Chỉ ra cách thức thực hiện vấn đề, rút ra bài học, liên hệ bản thân. Thường trả lời cho câu hỏi: + Chúng ta phải làm gì để ? + Chúng ta nên như thế nào? Ví dụ: Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Luận điểm phụ 4: Bên cạnh những người sống có lòng biết ơn thì xã hội vẫn còn tồn tại những kẻ vô ơn, quên quá khứ nghĩa tình, vọng ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát, chỉ biết coi trọng đồng tiền, chạy theo danh vọng mà quên mất rằng ai đã sinh ra họ, đã nuôi dưỡng, dạy dỗ họ nên người, đã giúp đỡ họ. Đối với loại người đó, chúng ta cần lên án, phê phán. Luận điểm 5: Trong đời sống, con người cần phải có lòng biết ơn và mỗi người có một cách thể hiện lòng biết ơn khác nhau nhưng chúng quy lại chúng ta phải: - Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống vẻ vang của dân tộc, quý trọng những giá trị vật chất và tinh thần mà thế hệ trước đã tạo dựng nên cho chúng ta. - Không những chỉ có ý thức giữ gìn tinh hoa, bản sắc văn hoá dân tộc mà chúng ta phải tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hoá nước nhà, góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn. - Ngoài ra, để nhớ “kẻ trồng cây”, chúng ta còn phải có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của con người, phải bảo vệ và phát huy thành quả ấy. => Có như thế, chúng ta mới sống xứng đáng, trọn nghĩa tình, đúng với truyền thống đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của cha ông. * Đánh giá, khái quát: - Vấn đề nghị luận 30
  31. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 - Nếu là vấn đề nghị luận văn học thì phải đánh giá thêm về tác giả trên hai phương diện: tài năng và tấm lòng. Ví dụ: Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đã đem đến cho chúng một bài học quý giá về lòng biết ơn. Đó cũng chính là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Chúng ta, những thế hệ tương lai của đất nước nguyện sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy những thành quả mà cha ông ta đã tạo ra. Đồng thời sẽ luôn nhắc nhở nhau: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. c. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận. - Mở rộng, nâng cao vấn đề. 3. Bước 3: Viết bài RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN CHỨNG MINH QUA VĂN BẢN “SỐNG CHẾT MẶC BAY” A. Củng cố lý thuyết GV cho HS nhắc lại kiến thức về cách làm bài văn chứng minh đã học ở buổi trước: 1. Bước 1: Tìm hiểu đề - Đọc kĩ, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng - Xác định kiểu đề: Đề yêu cầu nghị luận chứng minh hay nghị luận giải thích. + Đề yêu cầu nghị luận vấn đề đời sống hay vấn đề trong văn chương + Đề nghị luận yêu cầu chứng minh hay giải thích - Xác định nội dung cần nghị luận: Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề gì? - Xác định phạm vi nghị luận: Đề yêu cầu chúng ta nghị luận về điều gì trong đời sống, trong văn chương. 2. Bước 2: Tìm ý + Xác lập luận điểm chính 31
  32. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 + Cụ thể hoá bằng các luận điểm phụ + Luận cứ 3. Bước 3: Lập dàn ý a. Mở bài: - Nêu vấn đề cần nghị luận (Luận điểm chính - luận điểm xuất phát) b. Thân bài: - Làm sáng tỏ luận điểm chính bằng các luận điểm phụ (Lấy ở phần tìm ý) - Mỗi luận điểm phụ dựng thành một đoạn văn diễn dịch hoặc Tổng - phân - hợp. c. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận - Mở rộng, nâng cao vấn đề 4. Bước 4: Viết bài B. Luyện tập II. Văn bản “Sống chết mặc bay” 1. Chứng minh giá trị hiện thực “Sống chết mặc bay”. Biểu hiện trên hai nội dung: Ý 1: Giá trị hiện thực Là một trong những nội dung cơ bản của tác phẩm văn học chân chính. Giá trị hiện thực đựoc thể hiện ở bức tranh đời sống và con người mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Ý 2: Chứng minh Luận điểm 1: Tước hết, tác phẩm đã phản ánh nỗi vất vả, lầm than cơ cực và tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động. Hai luận cứ: Luận cứ 1: Để làm nổi bật nỗi vất vả, lầm than, cơ cực ấy, nhà văn đã đặt người dân vào một hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt: “Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá. Khúc đê tại làng X, phủ X vài ba chỗ đã thẩm lậu rồi không khéo thì vỡ mất”. Những câu văn ngắn như những bản tin thời tiết đã thông báo cho người đọc tình thế hiểm nghèo 32
  33. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 của con đê trong thời gian đêm hôm khuya khoắt, không gian mưa kéo dài không ngớt. Khúc đê như sắp vỡ, có khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của người dân Luận cứ 2: Trong tình thế ấy, bao nỗi khổ cực lầm than của dân phu hộ đê được thể hiện rõ qua cảnh hộ đê. - ,Truyện ngắn được mở đầu với thời gian “Gần một giờ đêm”. Đó là thời gian khuya khắt, khi mà bình thường mọi người đang ngủ say. Xác định thời gian ấy, nhà văn muốn nói cuộc hộ đê đã kéo dài suốt cả ngày, từ chiếu đến tối, tới tận đêm khuya mà chưa được nghỉ ngơi. Người dân đã vô cùng mệt mỏi, đuối sức vì đói rét quần quật kéo dài + Nỗi khổ cực, lầm than của dân phu càng được thể hiện rõ hơn qua hình ảnh:“Dân phu kể hàng trăm nghìn người từ chiều đến giờ hết sức giữ gìn, kẻ thì cuốc, người thì thuổng, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người náy ướt lướt thướt như chuột lột”. Nhịp câu văn ngắn, giọng văn gấp gáp, dồn dập đã thể hiện tất cả sự khẩn cấp, nguy cấp của con đê và bao lo âu, hốt hoảng của dân phu hộ đê. Nghệ thuật liệt kê kết hợp với từ chỉ số nhiều “hàng trăm nghìn” và các danh từ chỉ người, chỉ dụng cụ cho thấy dân chúng đã huy động hết sức người, sức của để hộ đê, hàng trăm, nghìn người đem thân hèn yếu chống chọi với đê, không ai lùi bước. Những động từ dồn dập nối nhau “đội, vác, đắp, cừ” kết hợp với thủ pháp so sánh: “người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột” đã dựng lên trước mắt cảnh tượng hối hả, chèo chống, người người kiệt sức trong đói rét, mưa gió. Đó chính là tình cảnh khốn khổ, khốn cùng, vô cùng thảm hại của người dân quê. + Âm thanh “trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ” cất lên một cách dồn dập gấp gáp càng cho thấy rõ hơn tình thế khẩn cấp và tình trạng hoảng loạn của dân chúng. => Bao đời nay, cảnh lũ lụt, đê vỡ đã trở thành nỗi đe doạ khủng khiếp đối với người dân quê. Bằng ngòi bút hiện thực sắc sảo, bằng niềm cảm thương sâu sắc, tác giả đã ghi lại một cách chân thực, xúc động nhất hình ảnh dân phu hộ đê trong một tình thế hết sức hiểm nghèo. 33
  34. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Luận cứ 3: Đặc biệt, chất hiện thực của tác phẩm còn thể hiện rõ qua việc phản ánh tình cảnh thê thảm của nhân dân. - Tình cảnh thê thảm của nhân dân được tác giả miêu tả gián tiếp qua “tiếng kêu vang trời dậy đất”, qua giọng văn miêu tả âm thanh kinh hãi: tiếng người kêu cứu rầm rì, thảm thiết vang lên trong đêm, “Tiếng ào ào như thác chảy xiết, tiếng gà chó trâu bò kêu vang tứ phía”. - Nỗi đau thương càng được thể hiện rõ hơn qua hình ảnh: “Khắp nơi nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nời chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết”. Một cảnh tượng hãi hùng, nước cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn cùng hàng ngàn sinh mạng người dân. Đó chính là tột cùng của thảm cảnh đau thương và cũng là tột cùng của niềm đau khi tác giả phải chứng kiến thảm cảnh này. => Khái quát luận điểm: Bằng ngòi bút tài hoa, tác giả đã miêu tả một cách chân thực, xúc động cảnh người dân hộ đê và thảm cảnh đê vỡ. Cách nêu địa danh làng X, phủ X đã cho thấy, cảnh tượng ấy không chỉ diễn ra ở một nơi mà ở nhiều nơi trên đất nước ta. Đó chính là chất hiện thực của tác phẩm này. Luận điểm 2: Bức tranh hiện thực không chỉ phản ánh nỗi thống khổ của nhân dân mà còn vạch trần thái độ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại mà đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ sói. Hai luận cứ: - Trong khi nhân dân phải chịu cảnh lầm than, cơ cực thì tên quan phủ lại hưởng một cuộc sống xa hoa, vương giả, đầy quyền uy. Nghệ thuật liệt kê được sử dụng tài tình qua hàng loạt chi tiết “Trên sập, một người quan phụ mẫu uy nghi, chiễm chệ ngồi”. Quanh ngài bao bọc đủ thứ xa hoa đắt tiền: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi hình chữ nhật, trầu vàng, cau đậu, rễ tía Xung quanh có kẻ hầu người hạ, nào lính lệ hầu quạt, hầu điếu đóm, nào người nhà quỳ gãi, bốn góc có bốn kẻ hầu bài. Đoạn văn tả thực sắc sảo đã thể hiện được thái độ tố cáo gay gắt của tác giả đối với tên quan phụ mẫu đầy quyền uy, hưởng thụ vật chất xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình 34
  35. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 - Qua ngòi bút của tác giả, tên quan phụ mẫu còn hiện lên với thái độ ích kỉ, tàn nhẫn, vô trách nhiệm đến táng tận lương tâm: + Đam mê cờ bạc, bỏ mặc dân trong cơn nguy khốn : “Ngài mà còn giở ván bài thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ, dân trôi ngài cũng thây kệ”, hay: “Ôi trăm hai mươi lá bài Mà quan mê đến thế”. Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo kết hợp với những từ ngữ biểu cảm trực tiếp, tác giả đã bày tỏ niềm căm giận tột độ đối với những kẻ nhân danh cha mẹ dân, vô trách nhiện qua đáng, coi mạng sống của người dân như cỏ rác. Dường như càng bất bình, phẫn nộ trước thái độ sống chết mặc bây của tên quan phủ bao nhiêu thì nỗi thương cảm, xót xa cho đồng bào huyết mạch càng dâng lên nghẹn ngào bấy nhiêu. Cùng với những lời lẽ mỉa mai cay độc là nỗi đau đớn, xót thương, nhói buốt trong tim tác giả, ngập tràn lên từng trang viết. + Đỉnh điểm của sự đam mê đỉnh điểm của sự vô trách nhiệm, thái độ sống chết mặc bay. Những chi tiết miêu tả sung sướng cực độ của quan trước cán bài “ù! Thông tôm chi chi nảy”. Trong khi bên ngoài đang xảy ra thảm cảnh đê vỡ, tộ cùng của nỗi đau thương, thì bên trong tên quan phủ vỗ tay cười nói, kêu to “ù! Thông tôm chi chi nảy”. Đó là niềm sung sướng phi nhân tính bộc lộ bản chất thú tính của tên quan mất hết nhân tính, nhân tình. ở đây, tác giả không có một lời bình nào dành cho hắn từ sự việc và lời nói là lời tố cáo danh thép nhất hơn bất kì một lời văn biểu cảm này. * Khái quát: Tác phẩm là bức tranh đối lập giữa giữ cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ thú. * Đánh giá: - Tài năng: + Ngòi bút hiện thực sắc sảo. + Ngòi bút trào phúng đặc sắc. + Sử dụng thành công nghệ thuật đối lập,tăng cấp. -> Làm nên thành công cho tác phẩm. 35
  36. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 - Tấm lòng: niềm cảm thương sâu sắc, đó là cả tấm lòng của tác giả đối với người dân lao động -> làm cho tác phẩm không chỉ giàu giá trị hiện thực mà còn thấm đẫm tinh thần nhân đạo. + Hiện thực: - Phản ánh: Bất hạnh, khổ đau của con người. Bất công ngang trái của xã hội. - Phơi bày, tố cáo, vạch trần. + Nhân đạo: biểu hiện: Yêu thương, đồng cảm. Trân trọng, ngợi ca. Căm phẫn. Mơ ước về lẽ công bằng, về công lý. 2. Tác phẩm “ Sống chết mặc bay” đã thể hiện tấm lòng yêu thương, đồng cảm của tác giả trước nỗi thống khổ, lầm than của nhân dân lao động 3. Chứng minh giá trị nhân đạo của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay”. * Tìm ý sơ lược: Ý 1: Giải thích ngắn gọn giá trị nhân đạo + Nhân đạo: Là yêu thương con người. Đây là giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học chân chính. + Biểu hiện của giá trị nhân đạo: - Niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn truớc nỗi đau, nỗi khổ của những con người. - Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã gây bao đau khổ cho con người. - Phát hiện, trân trọng và ngợi ca những vẻ đẹp của con người. - Bày tỏ niềm tin tưởng ở khả năng vươn lên của con người dù trong bất kì hoàn cảnh nào. -Mơ ước về một xã hội công bằng để mang lại hạnh phúc cho những người bất hạnh. Ý 2: Chứng minh giá trị nhân đạo trong tác phẩm Luận điểm 1: Niềm cảm thương sâu sắc trước nỗi khổ lầm than của nhân dân Biểu hiện: - Lo lắng trước tình thế của con đê 36
  37. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 Thấy Đê nguy cấp -> Lo lắng: Dồn nén giọng điệu, chi tiết đê không còn cách cứu vãn -> Lo lắng tột độ: Thốt lên thành lời - Đồng cảm, chia sẻ trước nỗi khổ lầm than cơ cực của dân phụ hộ để Thấy: dân phu khổ cực lầm than -> đồng cảm, chia sẻ Dồn nén giọng điệu, chi tiết Thốt lên thành lời - Đau đớn bàng hoàng trước thảm cảnh đê vỡ: Thấy: cảnh đê vỡ -> đau đớn, bàng hoàng Dồn nén giọng điệu, chi tiết Thốt lên thành lời Luận điểm 2: Lên án, tố cáo bọn quan lại cầm quyền vô trách nhiệm - Niềm căm phẫn được dồn nén trong những chi tiết nghệ thuật ghi lại cuộc sống xa hoa vương giả. - Đặc biệt, thái độ căm ghét phẫn nộ được thể hiện ở ngòi bút trò phúng đặc sắc - Thái độ tố cáo mạnh mẽ nhất được dồn nén trong những chi tiết miêu tả niềm sung sướng cực độ của quan. * ý chi tiết: Luận điểm 1: Niềm cảm thương sâu sắc trước nỗi khổcưc, lầm than của nhân dân Luận cứ 1: Lo lắng trước tình thế của con đê - Truyện ngắn được mở đầu”Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá ”. Đó là những câu văn ngắn thông báo cho người đọc tình thế hiểm nghèo của con đê trong thời gian đêm hôm khuya khoắt, không gian mưa kéo dài không ngớt. Khúc đê xung yếu tại làng X, Nước đã thấm vào tận ruộng. Trước tình thế đó, bao nỗi lo âu của tác giả không thể nào giấu nổi “Khúc đê xem chừng núng thế lắm, không khéo thì vỡ mất”. Giờ phút này, dường như tác giả đang cùng những người dân nơi đây hồi hộp đến nín thở dõi theo diễn biến của con đê. - Tình hình vô cùng căng thẳng, thế đê không còn cách cứu vãn “Trên trời thời mưa vẫn tầm tã trút xuống. Dưới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lên”. Nghệ thuật tăng cấp dược sử dụng ngay ở phần đầu truyện. Thiên nhiên mỗi lúc một giữ dằn bạo liệt. Mưa càng lúc 37
  38. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 càng to dai dẳng giữ dội. Trời nước mênh mông đồng nghĩa với thế đê suy yếu nghiêm trọng. Tác giả thốt lên như tai hoạ của chính mình: “Lo thay! Nguy Thay! Khúc đê này hỏng mất ”. Nỗi lo lắng không thể nào nén nổi, tác giả đã kêu lên một cách đau đớn. Bởi đê có làm sao thì người dân nơi đay cũng không còn đường sống. Hàng ngàn sinh mệnh đồng bào huyết mạch đang hoàn toàn phụ thuộc vào khúc đê này. Luận cứ 2: Đồng cảm chia sẻ trước nỗi khổ cực lầm than của dân phu hộ đê - Trước tình thế hiểm nghèo của con đê, bao nỗi vất vả, khổ cực, lầm than của dân phu được tác giả ghi lại bằng giọng văn tả thực với giọng điệu thiết tha, dồn nén bao nỗi xúc độngs trong lòng. “Dân phu kể hàng trăm nghìn người bì bõm dưới bùn lầy ướt lướt thướt như chuột lột” . Nghệ thuật liệt kê kết hợp với từ ngữ giàu sức gợi đã dựng lên trước mắt người đọc cảnh tưọng người người kiệt sức tring mưa gió, đói rét giữa dêm hôm khuya khoắt cùng bao nỗi thương cảm đến nghẹn lòng của tác giả. Tác giả như đang đứng trong từng cảnh ngộ của từng người dân, thấm thía bao nỗi vất vả mà họ phải chịu đựng “xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi”, thấu hiểu trạng thái tinh thần lo lắng đến cực độ của từng người dân trong hoàn cảnh ấy “trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ”. Bao đời nay, cảnh lũ lụtn, đê vỡ đã trở thành nỗi đe doạ khủng khiếp đối với người dân quê. Bằng ngòi bút nhân đạo thắm thiết, bằng niềm cảm thương sâu sắc, tác giả đã ghi lại một cách chân thực, xúc động nhất hình ảnh dân phu hộ đê trong một tình thế hết sức hiểm nghèo. - Chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của đồng bào huyếtmạch, nỗi thương cảm không thể nào nén nổi, nghẹn ngào trên từng rang viết: “tình cảnh thật là thảm!” “Than ôi! sức người khó lòng địch nổi với sức người”. Tác giả dường như đang nín thở theo dõi tình thế nguy cấp của con đê còng hàng ngàn sinh mệnh người dân dang bị đe doạ. Bởi thế đê thì không còn cách cứu vãn mà hậu quả xảy ra thì đau thương, tan tóc đến khôn lường. Luận cứ 3: Đau đớn bàng hoàng trước cảnh đê vỡ - Nỗi đau đó được dồn nén trong giọng văn miêu tả gián tiếp tai hoạ khủng khiếp “Bỗng một tiếng kêu vang trời dậy đất”, lời văn miêu tả âm thanh kinh hãi: tiếng người kêu 38
  39. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 cứu rầm rì, thảm thiết vang lên trong đêm, “Tiếng ào ào như thác chảy xiết, tiếng gà chó trâu bò kêu vang tứ phía”. Nỗi dau thương vỡ ào trên trang sách “Khắp nơi nước trâu lênh láng tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết”. Một cảnh tượng hãi hùng, nước cuốn trôi nhà cửa, rựôn vườn cùng hàng ngàn sinh mạng ngườ dân. Giọng văn đau đớn thắt nghẹn, lời văn biểu cảm trực tiếp. Đó tột cùng của niềm đau khi tác giả phải chứng kiến thảm cảnh này. => Khái quát luận điểm: bao nhiêu yêu thương đồng cảm, sẻ chia mà tác giả dành cho dân phu hộ đê , đó chính là những biểu hiện sâu sắc của giá trị nhân đạo trong tác phẩm. Luận điểm 2: Càng xót thương “đồng bào huyết mạch” bao nhiêu, tác giả càng căm phấn bọn quan lại cầm quyền bấy nhiêu. Luận cứ 1: Giải thích:Yêu thương và căm giận là hai cung bậc của một nguồn mảch cảm xúc thống nhất. Vì yêu thương sâu sắc, mãnh liệt nên căm giận mới dữ dội, trào sôi. Càng yêu thương đồng bào bao nhiêu, tác giả càng bày tỏ thái độ lên án, tố cáo bọn quan lại cầm quyền vô trách nhiệm bấy nhiêu Luận cứ 2:Chứng minh: Niềm căm phấn trước hết được dồn nén trong những chi tiết ghi lại (miêu tả) cuộc sống xa hoa, vương giả của bè lũ quan lại đi giúp dân hộ đê. Nghệ thuật liệt kê được sử dụng tài tình qua hàng loạt chi tiết “Trên sập, một người quan phụ mẫu uy nghi, chiễm chệ ngồi”. Quanh ngài bao bọc đủ thứ xa hoa đắt tiền: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi hình chữ nhật, trầu vàng, cau đậu, rẽ tía Xung quanh có kẻ hầu người hạ, nào lính lệ hầu quạt, hầu điếu đóm, nào người nhà quỳ gãi, bốn góc có bốn kẻ hầu bài. Đoạn văn tả thực sắc sảo đã thể hiện được thái độ tố cáo gay gắt của tác giả đối với tên quan phụ mẫu đầy quyền uy, hưởng thụ vật chất xa hoa, không mảy may nghĩ đến trách nhiệm của mình Luận cứ 3: chứng minh: Đặc biệt thái độ căm uất, phấn nộ của tác giả được thể hiện ở ngòi bút trào phúng đặc sắc, những lời lẽ mỉa mai cay độc trước sự đam mê cờ bạc qua đáng của tên quan phủ, thờ ơ trước sinh mệnh của bao nhiêu người dân đang bị đe doạ. Những lời bình thật thấm thía “Thật là tôn kính xứng đáng là một vị phúc tinh”. Những 39
  40. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 lời mỉa mai châm biếm thật sâu cay “Ngài mà còn giở cán bài, ngài cũng thây bộ” “Ôi trăm hai mươi lá bài Mà quan mê đến thế”. Bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo kết hợp với những từ ngữ biểu cảm trực tiếp, tác giả đã bày tỏ niềm căm giận tột độ đối với những kẻ nhân danh cha mẹ dan, vô trách nhiện qua đáng, coi mạng sống của người dân như cỏ rác. Dường như càng bất bình, phẫn nộ trước thái độ sống chết mặc bây của tên quan phủ bao nhiêu thì nỗi thương cảm, xót xa cho đồng bào huyết mạch càng dâng lên nghẹn ngào bấy nhiêu. Cùng với những lời lẽ mỉa mai cay độc là nỗi đau đớn, xót thương ngập tràn lên từng trang viết. Luận cứ 4: Chứng minh: Thái độ tố cáo mạnh mẽ, danh thép nhất được dồn nén trong những chi tiết miêu tả sung sướng cực độ của quan trước cán bài “Ù! Thông tôm chi chi nảy”. Trong khi bên ngoài đang xảy ra thảm cảnh đe vỡ, tộ cùng của nỗi đau thương, thì bên trong tên quan phủ vỗ tay cười nói, kêu to “ù! Thông tôm chi chi nảy”. Đó là niềm sung sướng phi nhân tính bộc lộ bản chất thú tính của tên quan mất hết nhân tính, nhân tình. Ở đây, tác giả không có một lời bình nào dành cho hắn, ;lời nói, hành động của hắn là lời tố cáo danh thép nhất hơn bất kì một lời văn biểu cảm này. * Khái quát và đánh giá. Khái quát:(chốt luận điểm):Tác phẩm “Sống chết mặc bay” không chỉ có giá trị hiện thực mà còn thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Đằng sau hai bức tranh đối lập được phản ánh trong tác phẩm là cả tấm lòng yêu thương mà tác giả dành cho người dân thời bấy giờ Đánh giá: - Tác giả: * Tài năng: - Ngòi bút trào phúng trào phúng sắc sảo, xây dựng tình huống đặc sắc - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bước đầu có những thành công. - Vấn đề cách mạng: Tác phẩm đã thể hiện được niềm cảm thương sâu sắc cuat tác giả trước nỗi thống khổ của nhân dân. => Với tài năng và tấm lòng của nhà văn, tác phẩm đã đạt được những thành tựu đặc sắc về cả nội dung lẫn nghệ thuật, xứng đáng là “Bông hoa đầu mùa” của truyện ngắn hiện đại. 40
  41. Bộ 35 đến 70 đề bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 và luyện thi lên lớp 10. ĐT, Zalo: 0833703100 4. Có ý kiến cho rằng: Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã xây dựng thành công hai bức tranh đời tương phản. Em hãy làm sáng tỏ. Gợi ý cách làm: 41