Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023

docx 14 trang Hàn Vy 01/03/2023 2190
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2022-2023 A. Nội dung ôn tập cuối kì 1 môn Ngữ văn 7 *Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ) Nhận biết • Nhận biết được từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. • Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. • Xác định được số từ, phó từ. Thông hiểu • Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn Ngữ văn bản. • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. • Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ. • Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng. Vận dụng • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. • Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu. *Phần viết: Phát biểu cảm nghĩ về con người hoặc sự việc. • Nhận biết: Nhận biết đúng kiểu bài văn biểu cảm. • Thông hiểu: Hiểu được những đặc điểm, hình ảnh, tính cách, những kỉ niệm về người thân có tác động đến tình cảm của bản thân. • Vận dụng: Viết được bài văn biểu cảm về người thân. Có bố cục rõ ràng, mạch lạc; tình cảm xúc động, chân thành. • Vận dụng cao: Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự việc): thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết với con người / sự việc; nêu được vai trò của con người / sự việc đối với bản thân.
  2. B. Đề thi minh họa cuối kì 1 Văn 7 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: QUẢ SẤU NON TRÊN CAO Chót trên cành cao vót Mấy quả sấu con con Như mấy chiếc khuy lục Mấy hôm trước còn hoa Trên áo trời xanh non. Mới thơm đây ngào ngạt, Trời rộng lớn muôn trùng Thoáng như một nghi ngờ, Đóng khung vào cửa sổ Trái đã liền có thật. Làm mấy quả sấu tơ Ôi! từ không đến có Càng nhỏ xinh hơn nữa. Xảy ra như thế nào? Chót trên cành cao vót Nay má hây hây gió Mấy quả sấu con con Trên lá xanh rào rào. Như mấy chiếc khuy lục Một ngày một lớn hơn Trên áo trời xanh non. Nấn từng vòng nhựa một Trời rộng lớn muôn trùng Một sắc nhựa chua giòn Đóng khung vào cửa sổ Ôm đọng tròn quanh hột Làm mấy quả sấu tơ Trái non như thách thức Càng nhỏ xinh hơn nữa. Trăm thứ giặc, thứ sâu, Trái con chưa đủ nặng Thách kẻ thù sự sống Để đeo oằn nhánh cong. Phá đời không dễ đâu! Nhánh hãy giơ lên thẳng Chao! cái quả sấu non Trông ngây thơ lạ lùng. Chưa ăn mà đã giòn, Cứ như thế trên trời Nó lớn như trời vậy, Giữa vô biên sáng nắng Và sẽ thành ngọt ngon. Mấy chú quả sấu non Giỡn cả cùng mây trắng (Xuân Diệu, Tôi giàu đôi mắt NXB Văn học 1970) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? A. Bốn chữ B. Năm chữ C. Bảy chữ D. Tám chữ
  3. Câu 2: Trong khổ thơ (1) tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ. Câu 3: Trong khổ thơ (2) (3), tác giả đã miêu tả những quả sấu non bằng những hình ảnh nào? A. Những quả sấu non đùa giỡn cùng mây. B. Những quả sấu non nhỏ xinh, ngây thơ. C. Những quả sấu non thơm ngon. D. Những quả sấu non như chiếc khuy lục. Câu 4: Dựa vào khổ thơ (1), (2) em hãy cho biết tại sao tác giả lại cảm thấy những quả sấu tơ “Càng nhỏ xinh hơn nữa”? A. Vì chúng ở trên cao. B. Vì chúng là những quả sấu non. C. Vì chúng chưa lớn. D. Vì chúng là “khuy lục” của áo trời mà trời thì rộng lớn. Câu 5: Em hiểu từ “Giỡn” trong câu thơ “Giỡn cả cùng mây trắng” có nghĩa là gì? A. Vui B. Giận C. Đùa D. Buồn Câu 6: Cảm xúc của tác giả về sự sinh thành từ hoa đến trái của quả sấu là cảm xúc gì? A. Băn khoăn B. Lo lắng C. Thích thú D. Bất ngờ Câu 7: Khi gọi tên quả sấu bằng những tên khác nhau “quả sấu con con”, “quả sấu tơ”, “trái con”, “mấy chú quả sấu con” tác giả muốn thể hiện dụng ý gì? A. Thể hiện những quả sấu còn non, nhỏ xinh, ngây thơ. B. Thể hiện những quả sấu có sự gần gũi. C. Thể hiện những quả sấu có sự tinh nghịch. D. Thể hiện những quả sấu có sự thân thiết. Câu 8: Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất nội dung của bài thơ trên?
  4. A. Miêu tả quả sấu non trên cao. B. Giới thiệu quá trình phát triển của quả sấu. C. Miêu tả quả sấu non và sức sống kì diệu, mạnh mẽ của nó. D. Kể lại câu chuyện về “sự tích của quả sấu”. Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu: Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (4) và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ ấy? Câu 10: Qua bài thơ, tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về một người thân của em. C. Đáp án đề thi minh họa cuối kì 1 Văn 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 B 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 D 0,5 5 C 0,5 6 D 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 - Xác định được biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: + Nhân hóa: Mấy chú quả sấu non giỡn cả cùng mây trắng. 0,5 9 - Tác dụng: 0,5 + Hình ảnh thơ sinh động, gần gũi. + Phù hợp với cách nhìn sự vật của trẻ con - HS nêu được lời nhắn nhủ mà tác giả muốn gửi tới người đọc: Gợi ý: 10 1,0 + Giáo dục lòng yêu thiên nhiên say mê, khám phá những bí ẩn của tự nhiên xung quanh
  5. + Lòng tự hào về cuộc sống dân tộc. + Sức sống mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trước kẻ thù xâm lược. (HS chỉ cần nêu được một trong những điều đó đều được chấm điểm tối đa) VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm 0,25 b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cảm nghĩ về một người thân. 0,25 c. Cảm nghĩ về người thân. *MB: Giới thiệu được người thân và tình cảm với người đó. 3,0 II *TB: Biểu cảm về người thân thông qua những hình ảnh, hành động, cử chỉ, kỉ niệm cùng người ấy. *KB: Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Trong cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp 0,25 nghệ thuật, cách trình bày Đề cương ôn tập cuối kì 1 Văn 7 sách Chân trời sáng tạo A. Nội dung ôn thi cuối kì 1 Văn 7 I. Phần Đọc – Hiểu văn bản: Tập trung ôn tập các văn bản - Thơ bốn chữ, năm chữ - Truyện ngụ ngôn - Truyện ngắn II. Phần tiếng Việt: 1. Phó từ 2. Dấu chấm lửng III. Phần tập làm văn: ôn kỹ lý thuyết và thực hành văn biểu cảm - Cách làm bài văn Biểu cảm về con người - Các bước làm bài văn Biểu cảm về con người
  6. B. Cấu trúc đề thi học kì 1 Văn 7 đề gồm hai phần 1. Kiểm tra Đọc - Hiểu: Hình thức tự luận Nhận biết - Thông hiểu (5.0 điểm) Kiểm tra kiến thức kĩ năng của phần “Đọc – hiểu văn bản” và tiếng Việt. 2. Viết tập làm văn (5.0 điểm) Hình thức tự luận Vận dụng cao: (5 điểm) Viết bài văn tự sự. Chỉ cho một đề duy nhất. C. Ma trận đề thi học kì 1 Văn 7 Tổng Kĩ Nội dung/đơn vị kiến TT Mức độ nhận thức năng thức % điểm Thông Vận dụng Nhận biết Vận dụng hiểu cao TNKQTLTNKQ TL TNKQTLTNKQ TL Đọc 1 Thơ/Tùy bút 3 0 5 0 0 2 0 60 hiểu Viết bài văn biểu cảm về 2 Viết 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 con người hoặc sự việc Tổng 15 5 25 15 0 30 0 10 100 D. Đề thi minh họa học kì 1 Văn 7 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kỹ phần trích và trả lời các câu hỏi: ( ) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ( ) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. ( ) (Trích “Mùa xuân của tôi” – Vũ Bằng)
  7. Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C. Nghị luận. D. Tự sự. Câu 2. Tác giả đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào? A. Miền Bắc. B. Miền Trung. C. Miền Nam. D. Tây Nguyên. Câu 3. Câu văn nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội? A. “Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến”. B. “Mùa xuân của tôi [ ] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [ ]”. C. “Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn [ ]”. D. “[ ] Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng [ ]”. Câu 4. Trong câu văn: “Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong” từ “phong” có nghĩa là gì? A. Bọc kín. B. Oai phong. C. Cơn gió. D. Đẹp đẽ. Câu 5. Trong đoạn trích trên, tác giả yêu thích nhất mùa xuân vào thời điểm nào? A. Sau rằm tháng giêng. B. Vào ngày mùng một đầu năm. C. Trong khoảng vài ba ngày Tết. D. Trước rằm tháng giêng. Câu 6. Câu nào không nêu đúng đặc điểm thiên nhiên mùa xuân ở xứ Bắc trong đoạn trích trên? A. Gió đông về, báo hiệu mùa xuân mới đã bắt đầu. B. Ra giêng, trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.
  8. C. Trời có mưa riêu riêu và gió lành lạnh. D. Cỏ tháng giêng nức một mùi hương man mác. Câu 7. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng nổi bật ở trong phần trích trên? A. Điệp ngữ. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. So sánh. Câu 8. Dấu gạch ngang trong câu: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ” dùng để làm gì? A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép. B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. D. Nối các từ nằm trong một liên danh. Câu 9. Vào mùa xuân, đặc biệt dịp lễ, Tết, nhân dân thường có tục lệ dâng những sản vật, thức quý lên bàn thờ ông bà, tổ tiên. Em hãy kể tên một văn bản cũng gợi nhắc đến truyền thống này của dân tộc. Câu 10. Nói về mùa xuân, Vũ Bằng đã viết "Tự nhiên là thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân". Nêu quan điểm riêng của em về mùa xuân và lí giải điều đó? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều A. Nội dung ôn thi cuối kì 1 Văn 7 1. Phần Đọc – Hiểu văn bản: Tập trung ôn tập các văn bản • Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn • Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ • Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng • Bài 4: Nghị luận văn học
  9. 2. Phần tiếng Việt: • Từ địa phương • Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ • Số từ và phó từ • Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị • Mở rộng trạng ngữ 3. Phần tập làm văn Ôn tập các bài học sau Loại Tên văn bản Nội dung chính – Người đàn ông cô độc giữa rừng Kể về nhân vật đặc sắc – Võ Tòng (Đoàn Giỏi) Buổi học tiếng Pháp lần cuối trước khi - Buổi học cuối cùng (An – phông – vùng quê của chú bé xơ Đô – đê) Phrăng bị nhập vào nước Phổ - Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng) Thời thơ ấu của Bác Hồ - Bố của Xi – mông (Guy – đơ Mô – Tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự vị pát – xăng ) tha – Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác Văn bản văn – Mẹ (Đỗ Trung Lai) giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người học mẹ - Kể chuyện Ông đồ viết chữ Nho để nói hộ tâm trạng đầy buồn bã, xót xa, - Ông đồ (Vũ Đình Liên) thảng thốt đối với cả một thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên. Tâm sự giản dị mà thật xúc động của - Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) tác giả khi nghe tiếng gà trưa - Một mình trong mưa (Đỗ Bạch Hình ảnh con cò hay tâm sự của người Mai) mẹ vất vả nuôi con Trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ - Bạch tuộc (Giuyn Véc nơ) với con bạch tuộc khổng lồ
  10. Viên trung sỹ chế ra “chất làm gỉ” có - Chất làm gỉ (Rây Bret bơ ry) thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh Tình huống bất ngờ, éo le của viên phi - Nhật trình Sol 6 (En - đi Uya) công vũ trụ trong một lần lên Sao Hỏa - Một trăm dặm dưới mặt đất (Giuyn Cuộc phiêu lưu thú vị của các nhân vật Véc nơ) xuống thẳng trung tâm Trái Đất - Thiên nhiên và con người trong Phân tích những nét đặc sắc về thiên truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi nhiên và con người trong tác phẩm Hồng) “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi) - Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” Cái hay cái đẹp trong bài thơ Tiếng gà Văn bản (Đinh Trọng Lạc) trưa của Xuân Quỳnh nghị luận - Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn Những phân tích của tác giả Lê Phương dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên về giá trị truyện khoa học viễn Liên) tưởng của Giuyn Véc - nơ - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Những nét đặc sắc trong bài thơ “Ông Liên (Vũ Quần Phương) đồ” Nêu lên các quy định của một loại hoạt - Ca Huế (Theo dsvh.gvo.vn) động văn hóa truyền thống rất nổi tiếng ở vùng đất cố đô Giới thiệu những luật lệ rất thú vị trong - Hội thi thổi cơm (Theo các cuộc thi nấu cơm ở nhiều địa dulichvietnam.org.vn) Văn bản phương khác nhau thông tin Giới thiệu luật lệ của một hoạt động - Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc văn hóa - thể thao cộng đồng đặc sắc Giang (Theo Phi Trường Giang) mang tinh thần thượng võ - Trò chơi dân gian của người Giới thiệu cách chơi kol rất độc đáo ở Khmer Nam bộ (Theo vùng đồng bằng sông Cửu Long baocantho.com.vn) Thể loại hoặc kiểu Loại Tên văn bản đã học loại - Người đàn ông cô độc giữa rừng (Trích “Đất rừng Văn bản văn phương Nam - Đoàn Giỏi) - Tiểu thuyết học - Dọc đường xứ Nghệ (Trích “Búp sen xanh” - Sơn Tùng)
  11. - Bạch tuộc (Trích “ Hai vạn dặm dưới đáy biển” - Giuyn Véc nơ) - Nhật trình Sol 6 (Trích “ Người về từ Sao Hỏa” - En - đi Uya) - Một tram dặm dưới mặt đất (Trích “ Cuộc du hành vào lòng đất” - Giuyn Véc nơ) - Buổi học cuối cùng (An – phông – xơ Đô – đê) - Truyện ngắn - Bố của Xi – mông (Guy – đơ Mô – pát – xăng ) - Chất làm gỉ (Rây Bret bơ ry) - Ông đồ(Vũ Đình Liên) - Mẹ (Đỗ Trung Lai) - Thơ - Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) - Một mình trong mưa (Đỗ Bạch Mai) - Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) - Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) Văn bản Nghị luận văn học nghị luận - Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên) - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) - Ca Huế (Theo dsvh.gvo.vn) - Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn - Giới thiệu quy tắc, Văn bản luật lệ của một hoạt - Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang (Theo Phi thông tin động hay trò chơi Trường Giang) - Trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ (Theo baocantho.com.vn) B. Cấu trúc đề thi học kì 1 Văn 7 Đề gồm hai phần 1. Kiểm tra Đọc - Hiểu: Hình thức tự luận Nhận biết - Thông hiểu (5.0 điểm) Kiểm tra kiến thức kĩ năng của phần “Đọc – hiểu văn bản” và tiếng Việt.
  12. 2. Viết tập làm văn (5.0 điểm) Hình thức tự luận Vận dụng cao: (5 điểm) Viết bài văn tự sự, biểu cảm. Chỉ cho một đề duy nhất. C. Đề thi minh họa học kì 1 Văn 7 I.ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Chiều sông Thương Đi suốt cả ngày thu Vẫn chưa về tới ngõ Dùng dằng hoa quan họ Nở tím bên sông Thương Nước vẫn nước đôi dòng Chiều vẫn chiều lưỡi hái Những gì sông muốn nói Cánh buồm đang hát lên Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về Bố Hạ Lúa cúi mình giấu quả Ruộng bời con gió xanh Nước màu đang chảy ngoan Giữa lòng mương máng nổi Mạ đã thò lá mới Trên lớp bùn sếnh sang Cho sắc mặt mùa màng Đất quê mình thịnh vượng Những gì ta gửi gắm Sắp vàng hoe bốn bên Hạt phù sa rất quen Sao mà như cổ tích Mấy cô coi máy nước Mắt dài như dao cau Ôi con sông màu nâu Ôi con sông màu biếc Dâng cho mùa sắp gặt Bồi cho mùa phôi phai Nắng thu đang trải đầy Đã trăng non múi bưởi
  13. Bên cầu con nghé đợi Cả chiều thu sang sông. (Hữu Thỉnh - trong Từ chiến hào đến thành phố, NXB văn học, Hà Nội, 1991) Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? (Nhận biết) A.Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ sáu chữ D. Thơ bảy chữ Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau: (Nhận biết) “Nước màu đang chảy ngoan Giữa lòng mương máng nổi Mạ đã thò lá mới Trên lớp bùn sếnh sang” A.So sánh B.Nhân hóa C.Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 3. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả qua những màu sắc nào? (Nhận biết) A. Tím, xanh, vàng, nâu C. Xanh, tím, đen, trắng B. Đỏ, xanh, vàng, nâu D. Trắng, vàng, nâu, tím Câu 4. Bài thơ nói về mùa nào trong năm? (Nhận biết) A. Xuân B. Thu C. Hạ D. Đông Câu 5. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: (Thông hiểu) “Ôi con sông màu nâu Ôi con sông màu biếc Dâng cho mùa sắp gặt Bồi cho mùa phôi phai” A. Bồi hồi, xao xuyến B. Đau đớn, xót xa
  14. C. Nhớ nhung, tiếc nuối D. Vui mừng, phấn khởi Câu 6. Giọng điệu chính của bài thơ trên được thể hiện như thế nào? (Thông hiểu) A.Sôi nổi, hào hứng B.Nhẹ nhàng, trong sáng C.Trang trọng, thành kính D. Thiết tha, xúc động Câu 7. Em hiểu từ “dùng dằng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì? (Thông hiểu) “Dùng dằng hoa quan họ Nở tím bên sông Thương” A. Ung dung, thoải mái B. Rụt rè, ngập ngừng C. Chậm chạp, thong thả D. Lưỡng lự, không quyết đoán Câu 8. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ?(Nhận biết) “Nước màu đang chảy ngoan Giữa lòng mương máng nổi Mạ đã thò lá mới Trên lớp bùn sếnh sang” A.1 C. 3 B.2 D. 4 Câu 9. Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên (viết không quá 5 dòng). (Vận dụng) Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. (Vận dụng) II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết một bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. (Vận dụng cao