Đề ôn thi học kì II môn Hóa học Lớp 12

doc 3 trang thaodu 2560
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì II môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_12.doc

Nội dung text: Đề ôn thi học kì II môn Hóa học Lớp 12

  1. ĐỀ ÔN HỌC KÌ 2 HÓA 12 Câu 1: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại A. Pb. B. Sn. C. Cu. D. Zn. Câu 2: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng. B. không màu sang màu da cam. C. màu vàng sang màu da cam. D. màu da cam sang màu vàng. Câu 3: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là A. Fe(OH)2. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. FeO. Câu 4: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là A. CuSO4 và ZnCl2. B. HCl và AlCl3. C. CuSO4 và HCl. D. ZnCl2 và FeCl3. Câu 5: Cấu hình electron của ion Cr3+ là A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2. Câu 6: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây A. Khí hidroclorua. B. Khí cacbonic. C. Khí clo. D. Khí cacbon oxit. Câu 7: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch A. NaCl. B. CuSO4. C. Na2SO4. D. NaOH. Câu 8: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. C. chỉ có kết tủa keo trắng. D. không có kết tủa, có khí bay lên. Câu 9: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch: A. Na2SO4, KOH. B. NaOH, HCl. C. KCl, NaNO3. D. NaCl, H2SO4. Câu 10: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra. C. kết tủa trắng xuất hiện . D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần. Câu 11: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion A. Ca2+, Mg2+. B. Al3+, Fe3+. C. Na+, K+. D. Cu2+, Fe3+. X Y Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3  Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. NaCl, Cu(OH)2. B. Cl2, NaOH. C. HCl, Al(OH)3. D. HCl, NaOH. Câu 13: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm A. IVA. B. IIA. C. IIIA. D. IA. Câu 14: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch A. NaOH loãng. B. H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc, nguội. D. H2SO4 đặc, nóng. Câu 15: Hai thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các kim loại: Al, Fe, Mg, Ag? A. Dung dịch CuSO4, dung dịch BaCl2. B. Dung dịch HCl, dung dịch AgNO3. C. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl, qùi tím. Câu 16: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. tính axit. B. tính khử. C. tính oxi hóa. D. tính bazơ. Câu 17: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1. Câu 18: Hòa tan m gam Fe trong dd HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc, thu được 2,24 lít khí H2 ( ở đktc). Giá trị của m là ? A. 22,4g B. 5,6g C. 2,8g D. 11,2g Câu 19: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là A. Na2CO3 và Na3PO4. B. Na2CO3 và Ca(OH)2. C. Na2CO3 và HCl. D. NaCl và Ca(OH)2. Câu 20: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong A. dầu hỏa. B. nước. C. phenol lỏng. D. rượu etylic. Câu 21: Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là A. 1s22s2 2p6. B. 1s22s2 2p6 3s1. C. 1s22s2 2p6 3s2. D. 1s22s2 2p6 3s23p1. Câu 22: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại A. Bạc. B. Đồng. C. Nhôm. D. Vàng. Câu 23: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là A. Fe(OH)3. B. Fe2(SO4)3. C. Fe2O3. D. FeSO4. Câu 24: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3. Câu 25: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al kim loại có tính khử mạnh nhất là A. Mg. B. Al. C. Na. D. Fe. Câu 26: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là A. quặng manhetit. B. quặng pirit. C. quặng đôlômit. D. quặng boxit. Câu 27: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là 2+ A. Điện phân CaCl2 nóng chảy. B. Dùng Na khử Ca trong dung dịch CaCl2 .C. Điện phân dung dịch CaCl2 .D. Nhiệt phân CaCl2. Câu 28: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. xiđerit. B. hematit nâu. C. hematit đỏ. D. manhetit.
  2. Câu 29: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ A. Al và Cr. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Fe và Al. Câu 30: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn A. Fe. B. Na. C. K. D. Ca. Câu 31: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 32: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. Au. B. Ag. C. Al. D. Cu. Câu 33: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H 2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 2,8 gam. B. 1,4 gam. C. 5,6 gam. D. 11,2 gam. Câu 34: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam Fe 2O3. Giá trị của m là A. 14 gam. B. 16 gam. C. 8 gam. D. 12 gam. Câu 35: Trộn bột Cr2O3 với m gam bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng thu được 78 gam Cr (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Giá trị m là (Cho O = 16, Al= 27, Cr = 52) A. 13,5 gam B. 27,0 gam. C. 54,0 gam. D. 40,5 gam. Câu 36: Cho khí CO khử hoàn toàn Fe2O3 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 1,12 lít. Câu 37: Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với nước. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H 2 (ở đktc) thoát ra là (Cho Na = 23) A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 38: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H 2 (ở đktc) thoát ra là A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít. Câu 39: Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thoát ra 5,6 lít khí (đktc). Tên của kim loại kiềm thổ đó là A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr. Câu 41: Ở nhiệt độ thường, dung dịch FeCl2 tác dụng được với kim loại A. Ag. B. Zn. C. Au. D. Cu. Câu 42: Các chất nào sau đây đều tan được trong dung dịch NaOH? A. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH. B. Na, Al, Al2O3 . C. KOH, CaCO3, Cu(OH)2. D. MgCO3, Al, CuO. Câu 43: Cho Al đã được cạo sạch lớp bên ngoài vào H2O thì : A. Lúc đầu Al phản ứng với H2O nhưng sau bị dừng lại , nên coi như Al không phản ứng với H2O . B. Al không phản ứng với H2O . C. Al không phản ứng được với oxy vì hằng ngày ta sử dụng đồ dùng bằng Al . D. Al phản ứng với H2O tạo ra Al2O3 kết tủa nên phản ứng dừng lại. Câu 44: Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch A. H2SO4 (đặc, nguội). B. KOH. C. NaOH. D. H2SO4 (loãng). Câu 45: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dd H 2SO4 loãng dư, thu được dd X. dd X phản ứng vừa đủ với V ml dd KMnO4 0,5M. Giá trị V A. 80. B. 20. C. 40. D. 60. Câu 46: Hòa tan hết cùng một lượng Fe trong dd H 2SO4 loãng (1) và H2SO4 đặc nóng (2) thì thể tích khí sinh ra cùng trong điều kiện A. (1) bằng (2). B. (2) gấp rưỡi (1) C. (1) gấp đôi (2). D. (2) gấp ba (1). Câu 47: Cấu hình electron nào dưới đây viết đúng? 2+ 4 2 2+ 2 4 2 6 3+ 5 A. 26Fe : [Ar]3d 4s . B. 26Fe : [Ar]4s 3d . C. 26Fe: [Ar]4s 3d . D. 26Fe : [Ar]3d Câu48: Cho sơ đồ phản ứng : Al + HNO 3 → Al(NO3)3 + NO2 + H2O . Các hệ số cân bằng từ trái qua phải là: A. 1. 6 , 1, 3, 3. B. 1, 6, 1, 6, 3. C. 2, 6, 2, 3, 3. D. 3, 6, 3, 1, 3. Câu 49: Phản ứng nào sau đây tạo ra muối sắt(II)? A. Fe tác dụng với dung dịch HCl. B. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. C. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư). D. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch HCl. Câu 50: Phương trình hóa học nào dưới đây viết sai? 5700 C t0 A. 3Fe + 4H2O  Fe3O4 + 4H2 B. 3Fe + 2O2  Fe3O4. t0 C. 2Fe + 3Cl2  2FeCl3. D. Fe + 2S  FeS2 . Câu 51: Cho hỗn hợp gồm Al, Al 2O3 và Fe2O3 ngâm trong dd NaOH dư, phản ứng xong người ta thu được chất rắn X. Chất rắn X A. Al, Fe2O3 B. Al, Al2O3 C. Fe2O3 D. Fe2O3, Al2O3 Câu 52: Nhận định nào sau đây đúng về 2 kim loại nhôm và sắt ? A. Tính khử của nhôm lớn hơn sắt. B. Tính khử của sắt lớn hơn nhôm. C. Tính khử của nhôm và sắt phụ thuộc vào chất tác dụng nên không thể so sánh. D. Tính khử của nhôm và sắt bằng nhau. Câu 53: Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra: A. Sắt tác dụng với dung dịch HCl. B. Sắt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội . C. Sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. D. Sắt tác dụng với dung dịch HNO3.