Đề ôn thi học kì môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Đề số 2 (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kì môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_hoc_ki_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_de_so_2.docx

Nội dung text: Đề ôn thi học kì môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2019 – 2020 (Đề số 2) MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Hãy ghi  vào ô trống trước phương án đúng nhất trong các câu từ câu 1 đến câu 8: Câu 1: Văn bản "Ca Huế trên sông Hương" là của tác giả nào? A. Hà Ánh Minh. B. Hoài Thanh. C. Phạm Văn Đồng D. Hồ Chí Minh. Câu 2: Văn bản "Sống chết mặc bay" thuộc thể loại nào? A. Tùy bút B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kí sự Câu 3: Văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" có phương thức biểu đạt nào chính? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 4: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? A. Cuộc sống lao động của con người. B. Tình yêu lao động của con người C. Do lực lượng thần thánh tạo ra. D. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Câu 5: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận? A. Cốt truyện. B. Luận cứ. C. Các kiểu lập luận. D. Luận điểm. Câu 6: Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"? A. Tranh luận. B. Ngợi ca. C. So sánh. D. Phê phán. Câu 7: Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản hành chính? A. Đơn xin chuyển trường. B. Biên bản Đại hội Chi đội. C. Thuyết minh cho một bộ phim. D. Báo cáo về kết quả học tập của lớp 7A năm học 2019 – 2020. Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động? A. Lan đã làm bẩn quyển sách của tôi. B. Tôi bị ngã. C. Con chó cắn con mèo. D. Nam bị cô giáo phê bình. PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm) Câu 9 (1đ): Xác định cụm C – V trong các câu sau: a. Huy /học giỏi // khiến cha mẹ và thầy cô /rất vui lòng. C V C V Cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ “khiến” CN VN Cụm C-V làm chủ ngữ b. Bỗng, một bàn tay /đập vào vai // khiến hắn /giật mình. C V C V Cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ “khiến” CN VN Cụm C-V làm chủ ngữ Câu 10 (1đ): Chỉ ra và nêu tác dụng phép liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” Phần sử dụng phép liệt kê Mục đích ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo diễn đạt đầy đủ và sâu sắc các nhiệm vụ phải làm công việc yêu nước, công việc kháng chiến để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân Câu 11 (1đ): Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản "Sống chết mặc bay"? 1
  2. Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, "Sống chết mặc bay"đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ lòng thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm) Đề bài: Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường thường xuyên xảy ra. Em hãy chứng minh sự sai trái của tình trạng này và nêu giải pháp khắc phục nó. Gợi ý 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bạo lực trong trường học là hành động sai trái. Bạo lực học đường tuy không phải là vấn đề mới nhưng nó có ảnh hưởng cũng như tác động xấu đối với toàn xã hội, vì thế mỗi người cần nâng cao ý thức của chính mình cũng như những người xung quanh để ngăn chặn hành vi này, trả lại cho học đường môi trường phát triển lành mạnh. 2. Thân bài: a. Giải thích: Bạo lực học đường là gì? Bạo lực học đường là những hành động không văn minh, thiếu đạo đức, thô bạo, giữa học sinh với học sinh hoặc thậm chí là giữa giáo viên với học sinh tại môi trường giáo dục như nhà trường. Bạo lực học đường không chỉ gồm những hành vi tra tấn về thể xác (đánh đập, bắt nạt, ) mà còn cả những hành vi tra tấn về tinh thần (mắng mỏ, chửi bới, kì thị, ) Đây là một hành vi càng ngày càng phổ biến tại các trường học. b. Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay (nêu dẫn chứng thực tế) Học sinh chia bè nhóm trong trường lớp, đánh nhau hay đánh bạn yếu thế hơn: vụ nữ sinh ở Quảng Ninh bị 10 bạn khác đánh hội đồng bị quay clip và tung lên mạng khiến dân mạng phẫn nộ . Học sinh hỗn xược với giáo viên: học sinh bất kính, không chào thầy cô, cãi lại, thiếu tinh thần “tôn sư trọng đạo”, thậm chí có cả việc đánh thầy cô như việc một học sinh lớp 11 trường THPT Trần Quang Diệu (Bình Định) đã chặn và dùng cán dù đánh liên tiếp vào đầu, mặt và người thầy giáo để trả thù việc thầy nhắc nhở dùng điện thoại di động quay lén, thiếu nghiêm túc trong giờ chào cờ, Thầy cô xúc phạm, tạo áp lực với học sinh: vụ cô giáo bắt học sinh uống ly nước vắt giẻ lau bảng rồi mẹ đẻ cô giáo đi theo gia đình học sinh đến bệnh viện và giằng co phiếu kết quả xét nghiệm của học sinh; vụ giáo viên Toán ở THPT Long Thới suốt 3 tháng lên bục mà không giảng bài, đó là bạo lực tinh thần, vụ việc cô giáo tát tai, chửi mắng nhiều học sinh lớp Hai trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) gây bức xúc dư luận, . Phụ huynh với giáo viên: một phụ huynh trường Tiểu học Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) đã ép giáo viên quỳ nhận lỗi; một cô giáo mầm non thực tập tại TP Vinh (Nghệ An) bị phụ huynh xông vào đánh đến dọa sẩy thai, ép quỳ gối xin lỗi, Phụ huynh với học sinh: một phụ huynh trường Tiểu học Quảng Phú, TP Quảng Ngãi. đứng “đón lõng” một học sinh cùng học lớp Ba với con mình và cho rằng hay ăn hiếp con mình nên phụ huynh đã tát mạnh 4 bạt tai khiến em này rớt kính rồi phụ huynh mới bỏ đi, c. Hậu quả của tình trạng bạo lực học đường – Với nạn nhân: Phải chịu tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần. Ảnh hưởng tới gia đình, nhà trường của nạn nhân. Tạo tâm lý lo sợ trong xã hội tại môi trường học đường: phụ huynh không yên tâm về con em mình, học sinh lo lắng không dám đến trường vì bạo lực có thể xảy ra với chính mình, người thầy thấy không an tâm đứng lớp, – Với người gây ra bạo lực: Chịu kì thị xã hội vì những điều bản thân gây ra Tạo mầm mống, tiền đề cho những tội ác lớn hơn sau này Làm hỏng tương lai của bản thân, gây ảnh hưởng tới xã hội . d. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường Do chưa có sự quan tâm từ gia đình, nhà trường một cách xác đáng. 2
  3. Do tâm sinh lý lứa tuổi học sinh dễ bị kích động, chưa biết cách kiểm soát những hành động của mình, thiếu kĩ năng sống, lầm tưởng đó là hành động dũng cảm, sống ảo (thị oai ) . Do cá nhân chịu ảnh hưởng từ môi trường bạo lực của những người xung quanh: gia đình làng xóm có người bạo lực, xem những chương trình có nội dung bạo lực không phù hợp với lứa tuổi, Nhà trường còn nặng về giáo dục kiến thức mà chưa quan tâm đến giáo dục kĩ năng ứng xử cho học sinh hay cách phòng tránh, đối mặt với bạo lực học đường e. Biện pháp khắc phục bạo lực học đường Xác định “bạo lực học đường” là hành vi sai trái, cần loại bỏ. Nhà trường, gia đình cần chú trọng quan tâm đến đời sống tâm sinh lý của học sinh, quan tâm phát triển những kĩ năng sống, giáo dục ý thức, biết lên tiếng khi xảy ra bạo lực tại trường học. Tự bản thân tu dưỡng, rèn luyện để chính mình không trở thành kẻ gây ra hay không để mình trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. 3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về hiện tượng: Là một hiện tượng xấu cần được loại trừ khỏi xã hội, tất cả hoc sinh và cả mọi người trong xã hội cần đồng lòng chung tay Lên án, phê phán, tham gia xóa bỏ hiện tượng này tại môi trường học tập./. 3