Đề ôn thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 517 - Năm học 2018-2019
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 517 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_thi_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_517_nam_hoc_2018.doc
Nội dung text: Đề ôn thi học kỳ I môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 517 - Năm học 2018-2019
- Ngày -12 -2018 ÔN THI HỌC KÌ I - NĂM 2018-2019 Môn: HOÁ HỌC lớp 12 ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: . phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang, 50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 517 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ba = 137. Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở? A. CH3-COOC6H5. B. CH2=CH-COOCH3. C. CH3-COOCH=CH2. D. CH3-COOC2H5. Câu 2. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 3. Khi cho dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu A. xanh tím. B. đỏ gạch. C. không chuyển màu. D. vàng. Câu 4. Chất nào sau đây được dùng làm thuốc súng không khói? A. tơ visco. B. xenlulozơ trinitrat. C. tơ axetat. D. xenlulozơ. Câu 5. Số đồng phân cấu tạo amin bậc hai có cùng công thức phân tử C4H11N là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 6. Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ? A. H2NCH2COOH. B. CH3COOC2H5. C. C2H5NH2. D. HCOONH4. Câu 7. Công thức phân tử của glyxin (axit aminoaxetic) là A. C3H7O2N. B. C2H5O2N. C. C2H7O2N. D. C4H9O2N. Câu 8. Số gốc α-amino axit trong phân tử tripeptit mạch hở là A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 9. Chất nào sau đây không tham gia vào phản ứng màu biure? A. Ala-Val-Gly-Val. B. Gly-Ala-Ala. C. Val-Gly-Ala. D. Gly-Ala. Câu 10. Tơ visco thuộc loại polime A. bán tổng hợp. B. thiên nhiên. C. tổng hợp. D. trùng hợp. Câu 11. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau đây? A. CH2 =CHCOOCH3. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. CH3COOCH=CH2. D. C6H5CH=CH2. Câu 12. Tơ poliamit kém bền dưới tác dụng của axit và kiềm là do A. chúng có chứa nitơ trong phân tử. B. số mắt xích trong mạch poliamit nhỏ hơn các polime khác. C. chúng được tạo từ amino axit có tính chất lưỡng tính. D. liên kết -CO NH- (liên kết amit) phản ứng được với cả axit và kiềm. Câu 13. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau ? A. glucozơ và fructozơ. B. etylamin và đimetylamin. C. axit propionic và metyl fomat. D. alanin và amoni acrylat. Câu 14. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 1 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val), 1 mol axit glutamic (Glu) và 1 mol lysin (Lys). Thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp chứa: Gly-Lys; Val-Ala; Lys-Val; Ala-Glu và Lys-Val-Ala. Cấu tạo của X là A. Gly-Lys-Val-Ala-Glu. B. Gly-Val-Lys-Ala-Glu. C. Gly-Lys-Val-Glu-Ala. D. Lys-Gly-Val-Ala-Glu Câu 15. Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Ôn thi học kì I - Năm học 2018-2019 tháng 12/2018. Trang 1/4 - Mã đề thi 517
- Câu 16. Cho các phát biểu sau: (1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc; (2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác; (3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp; (4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit. Phát biểu đúng là A. (2) và (4). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2). Câu 17. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp? A. Trùng ngưng axit -aminocaproic. B. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic. C. Trùng hợp isopren. D. Trùng hợp vinyl xianua (acrilonitrin). Câu 18. Khi trùng ngưng m gam axit -aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài amino axit còn dư người ta thu được 126,56 kg polime và 20,16 kg nước. Giá trị của m là A. 183,40. B. 157,20. C. 170,30. D. 196,50. Câu 19. Để trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là A. C3H9N. B. CH5N. C. C2H5N. D. C2H7N. Câu 20. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 2 mol Ala. Phân tử khối của X là A. 331. B. 349. C. 335. D. 326. Câu 21. Thuỷ phân 13,2 gam etyl axetat bằng 300 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 12,30. B. 12,84. C. 15,60. D. 4,92. Câu 22. Chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có công thức là CH3COOC6H4OH. Khi đun nóng, 1 mol X tác dụng được tối đa với bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch? A. 4 mol. B. 2 mol. C. 3 mol. D. 1 mol. Câu 23. Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau: lạnh Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là A. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 đặc. B. CH3COOH, CH3OH và HCl đặc. C. CH3COOH, C2H5OH và H2SO4 loãng. D. CH3COOH, CH3OH và H2SO4 đặc. Câu 24. Thuỷ phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (M X < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Cho các este sau: (a) metyl propionat. (b) metyl axetat . (c) etyl axetat. (d) phenyl axetat. (e) metyl acrylat. (g) vinyl axetat. Số este thoả mãn các điều kiện trên là A. 1.B. 3. C. 2.D. 4. Câu 25. Nhận xét nào sau đây đúng ? A. Khi thủy phân CH3COOCH=CH2 bằng dung dịch NaOH thu được muối và ancol tương ứng. B. Muối natri stearat không thể dùng để sản xuất xà phòng. C. Vinyl axetat, metyl metacrylat đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều. Ôn thi học kì I - Năm học 2018-2019 tháng 12/2018. Trang 2/4 - Mã đề thi 517
- Câu 26. Cho các nhận xét sau: (a) Khi đun nóng, glucozơ oxi hóa được dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo amoni gluconat và Ag. (b) Glucozơ và saccarozơ đều là cacbohiđrat. (c) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được một loại monosaccarit. (d) Glucozơ có thể tạo este chứa 5 gốc axit axetic trong phân tử khi tham gia phản ứng với anhiđrit axetic (CH3COO)2O, có mặt piriđin. (e) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau. (g) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. Số nhận xét đúng là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 27. Khi thủy phân hoàn toàn một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng vừa đủ để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X là A. 17,472 lít. B. 16,128 lít. C. 20,160 lít. D. 15,680 lít. Câu 28. Từ m gam tinh bột điều chế được 575 ml ancol etylic 10 0 (khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml) với hiệu suất cả quá trình là 75%. Giá trị của m là A. 135. B. 75,9375. C. 108. D. 60,75. Câu 29. Chất M có công thức phân tử là C2H7O2N. Cho 7,7 gam M tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X và khí Y, tỉ khối hơi của Y so với H2 nhỏ hơn 10. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 12,20. B. 14,60. C. 18,45. D. 10,70. Câu 30. Cho 0,2 mol một amino axit (X) phản ứng vừa đủ với 0,2 mol NaOH thu được 28 gam muối natri. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa hết với 0,2 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 19,1. B. 18,4. C. 38,2. D. 19,2. Câu 31. Thủy phân 28,35 gam một tripeptit mạch hở X với hiệu suất 80% thu được 27 gam một -amino axit Y. Công thức cấu tạo của Y là A. H2N-[CH2]2COOH. B. H2N-CH(CH3)COOH. C. H2N-CH2COOH. D. H2N-CH(C2H5)COOH. Câu 32. Khi tiến hành đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,96% nitơ. Tỉ lệ giữa số mắt xích butađien và số mắt xích acrilonitrin trong cao su buna-N trên gần giá trị nào nhất sau? A. 1 : 2. B. 1 : 1. C. 2 : 1. D. 3 : 1. Câu 33. Cho 20,3 gam Gly-Ala-Gly tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 11,2.B. 48,3.C. 35,3.D. 46,5. Câu 34. Cho 38,8 gam peptit X mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 38,8 gam muối natri của glyin và 22,2 gam muối natri của alanin. Số liên kết peptit trong phân tử X là A. 4. B. 6. C. 5. D. 3. Câu 35. Hỗn hợp Q gồm amin X có công thức dạng C nH2n+3N và amino axit Y có công thức dạng CnH2n+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 14,2 gam hỗn hợp Q tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 21,5 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 14,2 gam hỗn hợp Q tác dụng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 11,64 B. 13,32. C. 7,76. D. 8,88. Câu 36. Trong các kim loại sau đây, kim loại nào dẻo nhất? A. Sn. B. Au. C. Cu. D. Al. Câu 37. Kim loại có các tính chất vật lí chung là A. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi. B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng. Câu 38. Để làm sạch một mẫu thuỷ ngân có lẫn tạp chất là kẽm, thiếc, chì, người ta khuấy mẫu thuỷ ngân này trong dung dịch muối A. Hg(NO3)2 (dư). B. Pb(NO 3)2 (dư). C. Sn(NO3)2 (dư). D. Zn(NO 3)2(dư). Ôn thi học kì I - Năm học 2018-2019 tháng 12/2018. Trang 3/4 - Mã đề thi 517
- Câu 39. Trong các kim loại: Na, Ca, Fe và Cu, số kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 40. Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch HNO 3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của V là A. 1,12. B. 3,36. C. 4,48. D. 2,24. Câu 41. Cho 15,2 gam hỗn hợp bột Mg và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Cu trong hỗn hợp là A. 6,4 gam. B. 12,8 gam. C. 9,6 gam. D. 4,8 gam. Câu 42. Phản ứng nào sau đây không xảy ra ? A. Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu. B. 2Ag + Cu(NO3)2 Cu + 2AgNO3. C. Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2. D. Hg + S HgS. Câu 43. Một vật làm bằng gang, thép đặt trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa, tại anot A. sắt bị oxi hóa. B. oxi hòa tan trong nước bị khử. C. sắt bị khử. D. electron được chuyển đến từ catot. Câu 44. Sục 3,36 lít CO 2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,125 mol Ca(OH) 2. Khối lượng kết tủa thu được là A. 10 gam. B. 15 gam. C. 20 gam. D. 25 gam. Câu 45. Cho hỗn hợp bột gồm 0,54 gam Al và 1,12 gam Fe vào 400 ml dung dịch AgNO 3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 4,32. B. 9,39. C. 9,20. D. 8,64. Câu 46. Cho các phát biểu sau: (a) Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra. (b) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử. (c) Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa. (d) Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng. (e) Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước. (g) Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 47. Điện trở đặc trưng cho tác dụng cản trở dòng điện của một vật dẫn. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho X, Y, Z, T là các kim loại trong số bốn kim loại sau: Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở suất của các kim loại như sau: Kim loại X Y Z T Điện trở suất (Ωm) 2,82.10-8 1,72.10-8 1,00.10-7 1,59.10-8 Y là kim loại A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Al. Câu 48. Cho hỗn hợp bột Fe và Al vào dung dịch chứa Cu(NO 3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối, đó là A. Cu(NO3)2 và AgNO3. B. Cu(NO3)2 và Al(NO3)3. C. Al(NO3)3 và Fe(NO3)3. D. Al(NO3)3 và Fe(NO3)2. Câu 49. Cho 3,24 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch X là A. 19,98 gam. B. 20,88 gam. C. 13,32 gam. D. 9,78 gam. Câu 50. Đốt 8,4 gam bột sắt trong khí clo một thời gian, thu được 15,5 gam chất rắn X. Cho toàn bộ chất rắn X vào dung dịch AgNO 3 dư, khuấy đều, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 57,7. B. 55,7. C. 39,5. D. 28,7. –––––––––––HẾT–––––––––– Ôn thi học kì I - Năm học 2018-2019 tháng 12/2018. Trang 4/4 - Mã đề thi 517