Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề 33

pdf 6 trang thaodu 2960
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_de_33.pdf

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Đề 33

  1. HÓA HỌC 33 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H =1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S =32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba=137. Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit axit A. CrO B. Al2O3 C. CrO3 D. Fe2O3 Câu 2: Trong dung dịch H2N-CH2-COOH tồn tại chủ yếu ở dạng : A. Anion B. Cation C. Phân tử trung hòa D. Ion lưỡng cực Câu 3: Trong tự nhiên chất hữu cơ X có nhiều trong bông, đay, tre, , khi cho tác dụng với hõn hợp HNO3/H2SO4 đặc đun nóng tạo chất hữu cơ Y dễ cháy, nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói. X là A. Xenlulozo B. Tinh bột C. Glucozo D. Saccarozo Câu 4: Trường hợp nào sau đây tạo sản phẩm là ancol và muối natri của axit cacboxylic t0 A. HCOOCH=CH-CH3 + NaOH  B. HCOOC(CH3)=CH2 + NaOH C. CH2=C(CH3)COOH + NaOH D. HCOOCH2CH=CH2 + NaOH Câu 5: Thí nghiệm nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra? A. Cho dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch AgNO3. B. Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng. C. Nhỏ dung dịch Br2 vào dung dịch chứa NaCrO2 và NaOH. D. Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. Câu 6: Cho V1 ml dung dịch NaOH 0,4M vào V2 ml dung dịch H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Tỉ lệ V1 : V2 là A. 1 : 3 B. 2 : 3 C. 3 : 2 D. 3 : 1 Câu 7: Polime X là chất rắn trong suốt, cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Monome tạo thành X là : A. H2N-[CH2]5-COOH B. CH2=C(CH3)COOCH3 C. CH2=CHCOOH D. CH2=CHCOOCH3 Câu 8: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ, và hồ tinh bột có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử ? A. AgNO3/NH3 và NaOH. B. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3. C. HNO3 và AgNO3/NH3. D. Nước brom và NaOH. Câu 9: Hỗn hợp X gồm FeCl2 và KCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Hòa tan hoàn toàn 16,56 gam X vào nước dư thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là A. 40,92 gam B. 37,80 gam C. 49,53 gam D. 47,40 gam Câu 10: Nhận định nào sau đây là sai A. Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn, dễ tan trong nước. B. Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử). C. Axit glutamic là thuốc hổ trợ thần kinh. Page 1 of 6
  2. D. Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic thu được nilon-6 có chứa liên kết peptit. Câu 11: Cho 15,94 gam hỗn hợp gồm alanin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X. Cho 450 ml dung dịch HCl 0,8M vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là A. 32,75 gam B. 33,48 gam C. 27,64 gam D. 33,91 gam Câu 12: Cho các polime : tơ visco, len, tơ tằm , tơ axetat, bông, tinh bột. Số polime thiên nhiên là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 13: Lên men hoàn toàn m gam glucozo thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư tạo ra 40 gam kết tủa. Giá trị m là : A. 64,8 B. 72 C. 144 D. 36 Câu 14: Dầu mở để lâu dễ bị ôi thiu là do : A. Chất béo bị phân hủy thành các mùi khó chịu B. Chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi C. Chất béo bị phân hủy với nước trong không khí D. Chất béo bị rữa ra Câu 15: Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nào dưới đây A. Điện phân nóng chảy AlCl3. B. Điện phân dung dịch AlCl3. C. Cho kim loại Na vào dung dịch AlCl3. D. Điện phân nóng chảy Al2O3. Câu 16: Ứng dụng nào sau đây không phải là của protein : A. Là thành phần tạo nên chất dẻo. B. Là thành phần cấu tạo nên tế bào. D. Là cơ sở tạo nên sự sống. C. Là dinh dưỡng trong thức ăn của người và động vật. Câu 17: Thực hiện các thí nghiệm sau (1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư). (2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp. (3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 và H2SO4. (4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. (5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm thu được đơn chất là. A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 18: Trong các dung dịch sau: fructozơ, glixerol, saccarozo, ancol etylic và tinh bột. Số dung dịch có thể hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: A. 4 B. 5 C. 3 D. 1 Câu 19: Cho dãy các chất sau: etyl axetat, triolein, tơ visco, saccarozơ, xenlulôzơ và fructôzơ. Số chất trong dãy thủy phân trong dung dịch axit là : A. 4 B. 5 C. 3 D. 6 Câu 20: Thực hiện sơ đồ phản ứng (đúng với tỉ lệ mol các chất) sau: t0 (1) X NaOH  X1 X 2 2H 2 O (2) X1 H 2 SO 4  Na 2 SO 4 X 3 t0 t0 (3) nX2 nX 4  Nilon 6,6 2nH 2 O (4) nX35 nX  Tơ lapsan + 2nH2 O Nhận định nào sau đây là sai? A. X có công thức phân tử là C14H22O4N2. B. X2 có tên thay thế là hexan-1,6-điamin C. X3 và X4 có cùng số nguyên tử cacbon. D. X2, X4 và X5 có mạch cacbon không phân nhánh. Câu 21: Phát biểu nào dưới đây không đúng ? Page 2 of 6
  3. A. Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp dể chữa mốc sương cho cà chua. B. Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy. C. Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 có kết tủa xanh lam. D. Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng. Câu 22: Kim loại nào dưới đây được dùng để làm tế bào quang điện ? A. Na B. Li C. Ba D. Cs Câu 23: Cho 17,82 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO (trong đó oxi chiếm 12,57% về khối lượng) vào nước dư, thu được a mol khí H2 và dung dịch X. Cho dung dịch CuSO4 dư vào X, thu được 35,54 gam kết tủa. Giá trị của a là. A. 0,08 B. 0,12 C. 0,10 D. 0,06 Câu 24: Cho các phát biểu sau: (a) Gang là hợp kim của sắt có chứa từ 0,01 – 2% khối lượng cacbon. (b) Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. (c) Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch K2CrO4 thấy dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu da cam (d) Hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 dùng hàn đường ray. (e) Nước đá khô có công thức là CO2 (rắn), không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Số phát biểu sai là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 25: Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X chứa etyl fomat và etyl axetat với dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư) thu được 17,28 gam Ag. Nếu thủy phân hoàn toàn 28,84 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 37,24 gam B. 26,74 gam C. 31,64 gam D. 32,34 gam Câu 26: Oxit nào dưới đây không tan trong dung dịch NaOH loãng ? A. P2O5 B. Al2O3. C. Cr2O3 D. K2O Câu 27: Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức và được tạo bởi từ các axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hết 0,2 mol X cần dùng 0,52 mol O2, thu được 0,48 mol H2O. Đun nóng 24,96 gam X cần dùng 560 ml dung dịch NaOH 0,75M thu được hỗn hợp Y chứa các ancol có tổng khối lượng là 13,38 gam và hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ gần nhất a : b là A. 0,6 B. 1,2 C. 0,8 D. 1,4 Câu 28: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,09 mol khí H2 . Nếu cho m gam X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,15 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là A. 12,48 gam B. 10,80 gam C. 13,68 gam D. 13,92 gam Câu 29: Có bảy ống nghiệm đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm : (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3, K2Cr2O7 và (COONa)2. Cho Ba(OH)2 đến dư vào bảy ổng nghiệm trên. Sau khi các phản ứng kết thúc số ống nghiệm thu được kết tủa là : A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 30: Điều khẳng định nào sau đây là sai A. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH. Page 3 of 6
  4. B. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò là chất khử? C. Kim loại Al tan được trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội. D. Kim loại Al có tính dẫn điện tốt hơn kim loại Cu. Câu 31: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol Ba(AlO2)2 và b mol Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau: Tỉ lệ a : b là A. 7 : 4. B. 4 : 7. C. 2 : 7. D. 7 : 2. Câu 32: Dung dịch saccarôzơ không có phản ứng tráng gương, nhưng sau khi đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng tạo dung dịch có phản ứng tráng gương. Đó là do : A. Một phân tử saccarôzơ bị thủy phân thành một phân tử glucôzơ và một phân tử fructôzơ B. Một phân tử saccarôzơ bị thủy phân thành 2 phân tử fructôzơ C. Đã có sự tạo thành anđêhit axetic sau phản ứng D. Một phân tử saccarôzơ bị thủy phân thành 2 phân tử glucôzơ Câu 33: Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất. A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. C. Fe(NO3)2, AgNO3. D. Fe(NO3)3 và AgNO3. Câu 34: Tơ nào sau đây thuộc tơ nhân tạo A. tơ olon B. tơ tằm C. tơ visco D. tơ nilon-6,6 Câu 35: Chất A có công thức phân tử là C4H9O2N, biết : t0 A + NaOH  B + CH3OH (1) B + HCl dư C + NaCl (2) Biết B là muối cùa α-amino axit, công thức cấu tạo của A, C lần lượt là : A. H2NCH2CH2COOCH3 và ClH3NCH2CH2COOH B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH C. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH D. CH3CH2CH2(NH2)COOH và CH3CH2CH(NH3Cl)COOH Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X cần 1,106 mol O2, sinh ra 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho 24,64 gam chất béo X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là: A. 0,10. B. 0,12. C. 0,14. D. 0,16. Câu 37: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2 (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (e) Nhiệt phân AgNO3 (f) Điện phân nóng chảy Al2O3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là: Page 4 of 6
  5. A. 4 B. 2 C. 3 D. 5 Câu 38: Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được m gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,784 lít khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 2,7888 lít. Biết thể tích các khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là: A. 4,788. B. 4,480. C. 1,680. D. 3,920. Câu 39: Nhận định nào sau đây là đúng - 2- A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3 và SO4 B. Để làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng. C. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu. D. Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay. Câu 40: Xà phòng hóa hoàn toàn triglyxerit X trong dung dịch NaOH dư, thu được glyxerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Phân tử khối của X là A. 860 B. 862 C. 884 D. 886 Page 5 of 6
  6. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 C D A D C D B B A B Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 D B D B D A B C B C Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 D D A A D C D B B D Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40 A A B C B C C B C A Page 6 of 6