Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học hữu cơ

docx 13 trang thaodu 5770
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_huu_co.docx

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học hữu cơ

  1. TỔNG HỢP HỮU CƠ MỨC ĐỘ 3. Câu 1: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH 8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai? A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.B. Chất Q là H 2NCH2COOH. C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2. D. Chất X là (NH4)2CO3. Câu 2: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất sau: C2H5NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (°C) 182,0 33,4 16,6 184,0 pH (dung dịch nồng độ 0,1 mol/l) 8,8 11,1 11,9 5,4 Nhận xét nào sau đây đúng? A. Y là C6H5OH. B. T là C6H5NH2. C. Z là C2H5NH2. D. X là NH3. Câu 3: Este X mạch hở, có công thức phân tử C6H10O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được hai hợp chất hữu cơ Y và Z. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc cho Z tác dụng với nước brom đều thu được hợp chất hữu cơ T. Công thức cấu tạo thu gọn của X là A. CH3CH2COOC(CH3)=CH2. B. CH3CH2COOCH2CH=CH2. C. CH3H2COOCH=CHCH3. D. CH2=CHCOOCH2CH=CH2. Câu 4: Cho các phát biểu sau: (a) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực. (b) Thành phần chính của cồn 750 mà trong y tế thường dùng để sát trùng là metanol. (c) Để ủ hoa quả nhanh chín và an toàn hơn, có thể thay thế C2H2 bằng C2H4. (d) Hàm lượng tinh bột trong ngô cao hơn trong gạo. (e) Axit glutamic là thuốc ngăn ngừa và chữa trị các triệu chứng suy nhược thần kinh (mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt,.) Số phát biểu sai là A. 1.B. 2. C. 4. D. 3. Câu 5: Thủy phân este X có công thức phân tử C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 là 16. Tên của Y là A. axit propionic. B. metanol. C. metyl propionat.D. natri propionat. Câu 6: X là hidrocacbon mạch hở có công thức phân tử C4Hx, biết X không tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là A. 7.B. 9. C. 11. D. 8. Câu 7: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C 3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3, Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức của X và Y lần lượt là A. C2H5COOH và HCOOC2H5. C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO. B. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3.D. C 2H5COOH và CH3CH(OH)CHO. Câu 8: Cho sơ đồ các phản ứng sau:
  2. X + NaOH (dư) → Y + Z + H2O. Y + HCl (dư ) → T + NaCl. t Z + CuO  CH2O + Cu + H2O. Biết Y là muối Na của axit glutamic. Công thức phân tử của X và T lần lượt là A. C6H11O4N và C5H10O4NCl. B. C7H13O4N và C5H10O4NCl. C. C6H11O4N và C5H9O4N. D. C7H13O4N và C5H9O4N. Câu 9: Cho các phát biểu sau: (1) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (2) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng tráng bạc. (3) Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. (4) CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. Số phát biểu đúng là A. 1.B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10: Các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ (1) Thêm 3-5 giọt glucozơ vào ống nghiệm. (2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết. (3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-700C trong vòng vài phút. (4) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Thứ tự tiến hành đúng là A. 1, 4, 2, 3. B. 4, 2, 3, 1. C. 1, 2, 3, 4.D. 4, 2, 1, 3. Câu 11: Cho các mệnh đề sau: (1) Phản ứng giữa axit axetic và ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp) tạo thành benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín. (2) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch. (3) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu sản xuất tơ nhân tạo. (4) Trong dung dịch, saccarozơ, glucozơ, fructozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. (5) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ axetat. Số mệnh đề đúng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 12: Cho các chất sau: Saccarozơ, glucozơ, etyl fomat, Ala-Gly-Ala. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là A. 2. B. 4. C. 1.D. 3. Câu 13: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Chuyển màu hồng
  3. Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím Z AgNO3/NH3 Kết tủa Ag T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin. B. Anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic. C. Axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin. D. Axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. Câu 14: Cho các chất sau: caprolactam, phenol, toluen, metyl acrylat, isopren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 15: Cho các chất sau: metan, axetilen, etilen, vinylaxxetilen, toluen, stiren. Số chất làm mất màu nước brom là: A. 6. B. 5.C. 4. D. 3. Câu 16: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch I2 Có màu xanh tím Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng T Nước Br2 Kết tủa trắng Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ. B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ. C. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin. D. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin. Câu 17: Cho các dung dịch chứa các cacbohydrat X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau: - Cho từng giọt dung dịch brom vào X thì dung dịch brom mất màu. - Đun nóng Y với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa Ag. - Z có màu xanh tím khi nhỏ vào đó một giọt dung dịch iot. X, Y, Z lần lượt là A. glucozơ, fructozơ, hồ tinh bột. B. glucozơ, fructozơ, saccarozơ. C. glucozơ, saccarozơ, hồ tinh bột. D. fructozơ, glucozơ, tinh bột. Câu 18: Cho các mệnh đề sau: (a) Thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa. (b) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit và ancol có cùng C. (c) Trimetylamin là một amin bậc 3. (d) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala. (e) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic. (g) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
  4. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 3. C. 4.D. 5. Câu 19: Cho các chất sau: axit glutamic, amoni propionat, trimetylamin, metyl amoni axetat, nilon-6,6. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH (trong điều kiện thích hợp) là A. 2. B. 3. C. 5.D. 4. Câu 20: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức xanh lam. (d) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và saccarozơ chỉ thu được một loại monosaccarit. (e) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 thu được sobitol. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 3.C. 4. D. 5. Câu 21: Trong số các polime sau: [-NH-(CH2)6-NHCO-(CH2)4-CO-]n (1); [-NH-(CH2)5-CO-]n (2); [NH-(CH2)6-CO-]n (3); [C6H7O2(OOCCH3)3]n (4); (-CH2-CH2-)n (5); (-CH2-CH=CH-CH2-)n (6). Polime được dùng để sản xuất tơ là A. (3); (4); (1); (6). B. (1); (2); (6).C. (1); (2); (3); (4). D. (1); (2); (3). Câu 22: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là: A. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3. B. H-COO-CH3, CH3-COOH. C. CH3-COOH, CH3-COO-CH3.D. CH 3-COOH, H-COO-CH3. Câu 23: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tượng X Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Y Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để nguội. Dung dịch màu xanh lam Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4 Z Đun nóng với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ. Thêm Tạo kết tủa Ag tiếp dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng T Tác dụng với dung dịch I2 loãng Có màu xanh tím Các chất X, Y, Z, T lần lượt là A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột. B. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat. C. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột. D. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.
  5. Câu 24: Cho dãy các chất: CH4, C2H4, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là A. 2. B. 4. C. 5.D. 3. Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho etyl axetat tác dụng với dung dịch KOH (2) Cho KHCO3 vào dung dịch axit axetic (3) Cho glixerol tác dụng với dung dịch Na (4) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng (5) Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường (6) Đun nóng hỗn hợp triolein và hiđro (xúc tác Ni) Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 26: Cho các thí nghiệm sau: (1) Saccarozơ + Cu(OH)2 (2) Fructozơ + H2 (Ni, tº) (3) Fructozơ + AgNO3/NH3 dư (tº) (4) Glucozơ + H2 (Ni, tº) (5) Saccarozơ + AgNO3/NH3 dư (6) Glucozơ + Cu(OH)2 Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 27: Cho các chất: glucozơ; fructozơ; tinh bột; xenlulozơ; benzyl axetat; glixerol. Số chất có thể tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 28: Cho các dãy đồng đẳng: (1) ankan (2) anken (3) ankin (4) ankađien (5) ancol no, đơn chức, mạch hở (6) axit no, đơn chức, mạch hở (7) anđehit no, đơn chức, mạch hở (8) ancol không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở (9) axit không no, đơn chức, mạch hở (10) ancol no, hai chức, mạch hở. Dãy gồm các chất khí đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol H2O bằng số mol CO2
  6. A. (2); (6); (7); (8). B. (2); (6); (8); (9). C. (2); (5); (7); (10). D. (2); (3); (6); (8). Câu 29: Một dung dịch có các tính chất sau: - Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 khi đun nóng và làm mất màu dung dịch brom - Hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh lam - Không bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ Dung dịch đó là A. fructozơ.B. glucozơ. C. xenlulozơ. D. saccarozơ. Câu 30: Cho các phát biểu sau: (1) Các amino axit là những chất rắn, dạng tinh thể ở điều kiện thường (2) Các peptit đều có phản ứng màu biure (3) Polietilen được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng ancol etylic (4) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch (5) Các trieste (triglixerit) đều có phản ứng cộng hiđro (6) Các este thường dễ tan trong nước và có mùi thơm (7) Phenol và anđehit fomic có thể tham gia phản ứng trùng ngưng Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 6.D. 3. Câu 31: Cho các phát biểu sau: (a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. (b) Đipeptit là những peptit chứa 2 liên kết peptit. (c) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. (d) Ở điều kiện thường, metylamin và etylamin là những chất khí có mùi khai. Số phát biểu đúng là A. 3.B. 1. C. 4. D. 2. Câu 32: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, tơ nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là A. 2.B. 3. C. 5. D. 4. Câu 33: Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng A Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng – B Cu(OH)2/OH đun nóng Kết tủa Cu2O đỏ gạch C Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường Dung dịch xanh lam D Nước brom Nhạt màu nước brom E Quỳ tím Hoá xanh Các chất A, B, C, D, E lần lượt là A. Etanal, axit etanoic, metyl axetat, phenol, etylamin.
  7. B. Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metylamin. C. Metanal, glucozơ, axit metanoic, fructozơ, metylamin. D. Metanal, metyl fomat, axit metanoic, metylamin, glucozơ. Câu 34: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit Y, thu được 3 mol glyxin, 1 mol valin và 1 mol alanin. Khi thủy phân không hoàn toàn Y thu được các đipeptit Ala-Gly, Gly-Val và 1 tripeptit Gly-Gly-Gly. Cấu tạo của Y là A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. B. Gly-Gly-Ala-Gly-Val. C. Gly-Ala-Gly-Val-Gly.D. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. Câu 35: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân triolein, thu được etylen glicol. (b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim. (c) Thủy phân vinyl fomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc. (d) Trùng ngưng ε-aminocaproic, thu được policaproamit. (e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic. (f) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 36: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: t as 1. n-pentan  A + B và D + E 2. A + Cl2  CH3-CHCl-CH3 + F as 3. CH3COONa + NaOH  D + G 4. D + Cl2  L + F 5. CH3-CHCl-CH3 + L + Na  M + NaCl Các chất A, B, D, E và M lần lượt có cấu tạo là: A. CH3-CH2-CH3, CH4, CH3-CH3, CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3. B. CH4, CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH2-CH3, CH3-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3. C. CH3-CH3, CH3-CH(CH3)-CH3, CH4, CH3-CH2-CH2-CH3, CH3-CH2-CH3. D. CH3-CH2-CH3, CH2=CH2, CH2=CH-CH2-CH3, CH4, CH3-CH(CH3)-CH3. Câu 37: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: t (a) X + 2NaOH  X1 + 2X2 (b) X1 + H2SO4  X3 + Na2SO4 t, xt (c) nX3 + nX4  poli(etylin terephtalat) + 2nH2O t, xt (d) X2 + CO  X5 H2SO4 đ, t (e) X4 + 2X5  X6 + 2H2O Cho biết: X là este có công thức phân từ C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là A. 146. B. 104. C. 132. D. 118. Câu 38: Cho các phát biểu sau:
  8. (a) Sau khi mổ cá, có thể dùng chanh để giảm mùi tanh. (b) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo. (c) Cao su được trùng hợp từ isopren được gọi là cao su thiên nhiên. (d) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein. (e) Thành phần chính của tóc là protein. (g) Đề giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi giấm ăn vào vết đốt. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4.C. 3. D. 2. Câu 39: Cho các phát biêu sau: (a) Đipeptit Val-Lys có phản ứng màu biure. (b) Dung dịch axit glutamic đổi màu quỳ tím thành xanh. (c) Etyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất. (d) Phenylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac. (e) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường axit. (g) Vinyl axetat làm mất màu dung dịch brom. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2.D. 3. Câu 40: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p-HOC6H4-COOH, p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau? (a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1: 1. (b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng. A. 2. B. 4.C. 1. D. 3. Câu 41: Cho các nhận định sau: (1) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng. (2) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn không màu, dễ tan trong nước. (3) Dung dịch axit acrylic làm hồng dung dịch phenolphtalein. (4) Dung dịch lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng. (5) Dung dịch phenol làm đổi màu quỳ tím. (6) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t0) thu được tripanmitin. (7) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ. Số nhận định đúng là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 42: Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Khi đun nóng X với dung dịch NaOH, thu được muối của axit cacboxylic và ancol no. Số đồng phân của X thõa mãn là: A. 6.B. 5. C. 3. D. 4.
  9. Câu 43: Cho các phát biểu sau: (a) Dầu mỡ sau khi sử dụng, có thể tái chế thành nhiên liệu. (b) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính). (c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên. (d) Chất độn amiăng làm tăng tính chịu nhiệt của chất dẻo. (e) Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì thấy có kết tủa xuất hiện. (g) Thành phần chính của khi biogas là metan. Số phát biểu đúng là A. 5.B. 6. C. 4. D. 3. Câu 44: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân tripanmitin và etyl axetat đều thu được ancol. (b) Mỡ động vật và dầu thực vật đều chứa nhiều chất béo. (c) Hiđro hóa triolein thu được tripanmitin. (d) Thủy phân vinyl fomat thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc. (e) Ứng với công thức đơn giản nhất là CH2O có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở. Số phát biểu đúng là A. 2.B. 4. C. 3. D. 5. Câu 45: Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ (1) Thêm 3 - 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm. (2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết. (3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 - 70°C trong vài phút. (4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch. Thứ tự tiến hành đúng là A. 4, 2, 1, 3. B. 1, 4, 2, 3. C. 1, 2, 3, 4. D. 4, 2, 3, 1. Câu 46: Cho các sơ đồ phản ứng sau: C8H14O 4 + NaOH → X1 + X2 + H2O X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy của X1 cao hơn X3. B. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng. C. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic. D. Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon phân nhánh. Câu 47: Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân saccarozơ trong môi trường kiềm thu được glucozơ và fructozơ.
  10. (b) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. (c) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi. (d) Lực bazơ của metylamin lớn hơn của amoniac. (e) Bản chất của quá trình lưu hóa cao su là tạo ra cầu nối –S−S− giữa các mạch cao su không phân nhánh tạo thành mạch phân nhánh. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 4.C. 2. D. 3. Câu 48: Cho các sơ đồ phản ứng sau (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng): (1) C6H8O4 + NaOH → X1 + X2 + X3 (2) X1 + H2SO4 (loãng) → X4 + Na2SO4 (3) X3 + O2 → X4 (4) X2 + H2SO4 (loãng) → X5 + Na2SO4. Công thức cấu tạo của X5 là: A. HOOC-CH2-COOH. B. CH3-COOH. C. HO-CH2-CH2-COOH.D. HO-CH 2-COOH. Câu 49: Cho các dung dịch: saccarozơ, glucozơ, anilin và alanin được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z và T. Kết quả thí nghiệm với các dung dịch trên được ghi lại ở bảng sau: Thuốc thử Mẫu thử Hiện tượng Dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng Y Kết tủa trắng bạc Cu(OH)2 (lắc nhẹ) Y, T Dung dịch xanh lam Nước brom Z Kết tủa trắng Các chất X, Y, Z và T lần lượt là: A. Saccarozơ, alanin, anilin, glucozơ. B. Glucozơ, alanin, anilin, saccarozơ. C. Anilin, saccarozơ, alanin, glucozơ.D. Alanin, glucozơ, anilin, saccarozơ. Câu 50: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho metyl axetat tác dụng với dung dịch NaOH. (b) Cho NaHCO3 vào dung dịch CH3COOH. (c) Cho glixerol tác dụng với Na kim loại. (d) Cho dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. (e) Cho glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (f) Sục khí hiđro vào triolein đun nóng (xúc tác Ni). Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là: A. 4. B. 2.C. 3. D. 5. Câu 51: Có các nhận xét sau: (a) Amino axit là chất rắn vị hơi ngọt (b) Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
  11. (c) Protein đơn giản là những protein chỉ được tạo thành từ các gốc α-aminoaxit (d) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit. Có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 4.B. 3. C. 2. D. 1. Câu 52: Có các phát biểu sau: (a) Mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol (b) Phản ứng tổng hợp este xảy ra chậm và thuận nghịch. (c) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên. (d) Cao su Buna–S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng (e) H2SO4 đặc chỉ đóng vai trò chất hút nước trong phản ứng tổng hợp este (f) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau (g) Protein dạng sợi dễ dàng tan vào nước tạo thành dung dịch keo (h) Amilozơ và amilopectin đều có các liên kết α-1,4-glicozit Có mấy phát biểu sai? A. 7. B. 6.C. 5. D. 4. Câu 53: Cho các nhận định sau: (1) Chất béo thuộc loại hợp chất este. (2) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động thực vật. (3) Khi đun nóng chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni thì thu được chất béo rắn. (4) Chất béo chứa gốc axit không no thường là chất béo lỏng ở nhiệt độ thường và gọi là dầu. (5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. Số nhận định đúng là A. 5. B. 3. C. 2.D. 4. Câu 54: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng T Quỳ tím Quỳ tím chuyển xanh Y Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng X, Y Cu(OH)2 Dung dịch xanh lam Z Nước brom Kết tủa trắng X, Y, Z, T lần lượt là A. Saccarozơ, anilin, glucozơ, etylamin.B. Saccarozơ, glucozơ, anilin, etylamin. C. Anilin, etylamin, saccarozơ, glucozơ. D. Etylamin, glucozơ, saccarozơ, anilin. Câu 55: Cho các phát biểu sau: (a) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π. (b) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn. (c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
  12. (d) Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ. (e) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước. (g) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ. Số phát biểu đúng là A. 3.B. 4. C. 5. D. 2. Câu 56: Cho các phát biểu sau: (1) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ. (2) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng. (3) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin. (4) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao. 0 (5) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3, t . (6) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn. (7) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π. Số nhận xét đúng là A. 6.B. 5. C. 4. D. 3. Câu 57: Cho các phát biểu sau: (1) Thành phần chính của tinh bột là amilozơ (2) Các gốc α-glucozơ trong mạch amylopectin liên kết với nhau bởi liên kết 1,4-glicozit và 1,6-glicozit. (3) Tinh bột và xenlulozơ đều là polime có cấu trúc không phân nhánh. (4) Tinh bột và xenlulozơ đều tan trong dung dịch H2SO4 khi đun nóng và tan trong nước svayde (5) Xenlulozơ được dùng để điều chế thuốc súng không khói, sản xuất tơ visco và tơ axetat. (6) Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào nhúm bông sẽ thấy nhúm bông chuyển thành màu xanh. (7) Các hợp chất glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều chứa ancol trong phân tử. Số phát biểu không đúng là: A. 3. B. 5. C. 6.D. 4. Câu 58: Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc. Khi con người ăn phải thức phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Phenol không có phản ứng với: A. kim loại kali. B. nước brom. C. dung dịch NaOH.D. dung dịch KCl. Câu 59: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Quỳ tím chuyển sang màu xanh Y Cu(OH)2 trong môi trường NaOH Hợp chất màu tím Z Nước brom Kết tủa trắng X, Y, Z lần lượt là: A. alanine, lòng trắng trứng, anilin. B. lysin, lòng trắng trứng, alanine.
  13. C. lysin, lòng trắng trứng, anilin. D. anilin, lysin, lòng trắng trứng. Câu 60: Este X có công thức phân tử C 6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ M, N, Q. Biết M không tác dụng với Cu(OH) 2 tạo dung dịch màu xanh lam. Nung nóng Q với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây sai? A. X có hai công thức cấu tạo phù hợp. B. M có mạch cacbon không phân nhánh. C. Q không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. D. N không làm mất màu dung dịch brom. BẢNG ĐÁP ÁN 1.B 2 3.C 4.B 5.D 6.B 7.D 8.C 9.B 10.D 11.C 12.D 13.A 14.A 15.C 16.C 17.A 18.C 19.D 20.C 21.C 22.D 23.A 24.D 25.A 26.C 27.A 28.A 29.B 30.C 31.B 32.B 33.B 34.D 35.C 36.D 37.A 38.C 39.D 40.C 41.A 42.B 43.D 44.B 45.A 46.A 47.C 48.D 49.D 50.C 51.A 52.C 53.C 54.B 55.B 56.D 57.D 58.D 59.C 60.A