Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 4 - Mã đề 214 - Năm học 2018-2019

doc 4 trang thaodu 3710
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 4 - Mã đề 214 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_bai_4_ma_de_214_n.doc

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 4 - Mã đề 214 - Năm học 2018-2019

  1. Ngày -12 -2018 ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018-2019 Môn: HOÁ HỌC lớp 12 - Bài 4 ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang, 50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 214 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32; Cl = 35,5; K = 39. Câu 1. Số amin bậc một có công thức phân tử C 3H9N là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 2. Số amin chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C7H9N là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 3. Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với A. nước Br2. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaCl. Câu 4. Ảnh hưởng của gốc phenyl (C 6H5-) đến nhóm amino (-NH2) trong phân tử anilin thể hiện qua phản ứng anilin A. với dung dịch HCl. B. không làm đổi màu quỳ tím. C. với dung dịch H2SO4 loãng.D. với nước Br 2. Câu 5. Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là A. C6H5NH2. B. CH3NH2. C. C2H5OH. D. H2NCH2COOH. Câu 6. Hợp chất H2NCH(CH3)COOH có tên gọi là A. valin. B. anilin. C. alanin. D. glyxin. Câu 7. Axit aminoaxetic không có phản ứng với A. dung dịch NaOH. B. dung dịch H 2SO4 loãng. C. dung dịch KCl. D. CH3OH (có mặt HCl khí). Câu 8. Nhóm –CO–NH– giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là A. nhóm cacbonyl. B. nhóm peptit. C. nhóm amino axit. D. nhóm amit. Câu 9. Một chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng không tạo ra glucozơ. Chất đó là A. saccarozơ. B. tinh bột. C. xenlulozơ. D. protein. Câu 10. Axit -aminocaproic không tham gia phản ứng A. trùng hợp. B. trùng ngưng. C. với NaOH. D. với HCl. Câu 11. Loại chất (hoặc chất) nào sau đây không tham gia phản ứng màu biure ? A. đipeptit. B. tripeptit. C. tetrapeptit. D. anbumin. Câu 12. Peptit bị thủy phân hoàn toàn nhờ xúc tác axit tạo thành các A. ancol. B. anđehit. C. amin. D. α-amino axit. Câu 13. Khi cho alanin tác dụng với ancol metylic khi có mặt khí HCl (dư), sản phẩm hữu cơ thu được là A. ClH3N CH(CH3) COOCH3. B. H 2N CH(CH3) COOCH3. C. ClNH3 CH2 COOCH3. D. H 2N CH2 COOCH3. Câu 14. Trong số các chất sau, chất nào có độ tan trong nước nhỏ nhất ở điều kiện thường ? A. saccarozơ. B. propyl axetat. C. alanin. D. glucozơ. Câu 15. Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác gây nên. Khử mùi tanh của cá, sau khi mổ để nấu, ta dùng chất nào sau đây ? A. muối ăn. B. giấm ăn. C. mì chính. D. nước vôi trong. Câu 16. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở thu được 2 mol alanin, 2 mol glyxin và 1 mol valin. Nếu thủy phân không hoàn toàn X chỉ thu được các đipeptit: Ala–Val, Val–Gly, Gly–Ala. Cấu tạo của X là A. Gly–Ala–Val– Ala–Gly. B. Gly–Ala–Val–Gly–Ala. C. Ala–Val–Ala–Gly–Gly. D. Val–Gly– Ala–Gly–Ala. Chương 3, 4 - Amin-Amino axit. Polime. Bài kiểm tra 4 Trang 1/4 - Mã đề thi 214
  2. Câu 17. Đun nóng chất X có công thức phân tử C2H7O2N với dung dịch NaOH thu được một chất hữu cơ làm đổi màu quỳ tím ẩm thành xanh. Công thức cấu tạo của X là A. HCOONH3CH3. B. H2N-CH2COOH. C. CH3COONH4. D. CH 3CH2COONH4. Câu 18. Qua nghiên cứu thực nghiệm, cho thấy cao su thiên nhiên có thể coi là polime của momome nào sau ? A. etilen. B. butađien. C. isopren. D. stiren. Câu 19. Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là A. poliacrilonitrin.B. polietilen. C. poli(metyl acrylat).D. poli(metyl metacrylat). Câu 20. Ứng với công thức phân tử C 5H11NO2 có bao nhiêu -amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau ? A. 5. B. 4. C. 3.D. 2. Câu 21. Nhúng giấy quỳ tím vào các dung dịch riêng biệt: Natri aminoaxetat (H2N-CH2COONa), anilin, phenylamoni clorua, etylamin, glyxin. Có bao nhiêu dung dịch làm giấy quỳ tím hoá xanh ? A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 22. Có bốn dung dịch sau có cùng nồng độ mol là: glyxin, alanin, lysin, axit glutamic. Dung dịch có pH lớn nhất là dung dịch A. axit glutamic. B. glyxin. C. lysin.D. alanin. Câu 23. Khi thủy phân hoàn toàn một tripeptit X ta được alanin và glyxin. Có bao nhiêu chất khác nhau của X phù hợp thí nghiệm trên ? A. 3. B. 6. C. 4. D. 8. Câu 24. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là A. 2.B. 3.C. 4. D. 1. Câu 25. Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2? A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH. Câu 26. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là A. glyxin. B. axit ađipic. C. etylen glicol. D. axit propionic. Câu 27. Hai chất nào dưới đây tham gia phản ứng trùng ngưng với nhau tạo poli(etylen terephtalat) (hoặc tơ lapsan) ? A. Axit ađipic và etylen glicol. B. Axit picric và etylen glicol. C. Axit terephtalic và etylen glicol. D. Axit ađipic và hexametylenđiamin Câu 28. Teflon là sản phẩm trùng hợp của A. 1,1,2,2- tetrafloetan. B. tetrafloetilen. C. 1-clo-2-floeten. D. 1,2- đifloeten. Câu 29. Khi thủy phân hoàn toàn nilon-7 ( (-NH-[CH2]6CO-) n ) (polienantamit hoặc tơ enang) trong dung dịch NaOH nóng, dư thu được sản phẩm nào sau đây ? A. H2N-[CH2]6COOH.B. H 2N-[CH2]6COONa . + C. H2N-[CH2]5COONa. D. H3N-[CH2]6COO Câu 30. Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa 27,875 gam muối. Giá trị của m là A. 37,50. B. 18,75. C. 21,75. D. 28,25. Câu 31. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit mạch hở X cần vừa đủ 0,4 mol KOH. Số liên kết peptit trong phân tử X là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở bằng O2, thu được 4,48 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, cho 19,4 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 34,0. B. 37,5. C. 31,0.D. 35,5. Chương 3, 4 - Amin-Amino axit. Polime. Bài kiểm tra 4 Trang 2/4 - Mã đề thi 214
  3. Câu 33. Đốt cháy hoàn toàn một amino axit X (phân tử có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH 2) X bằng O2, thu được 1,12 lít N2, 8,96 lít CO2 (các khí đo ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của X là A. C3H9NO2. B. C4H11NO2. C. C4H9NO2. D. C3H7NO2. Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol một amino axit X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Công thức của X là A. C4H9O2N. B. C4H7O2N. C. C3H7O2N. D. C3H5O2N. Câu 35. Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch chứa 38,1 gam muối. Công thức của X là A. H2N-[CH2]4-COOH.B. H 2N-[CH2]2-COOH. C. H2N-[CH2]3-COOH.D. H 2N-CH2-COOH. Câu 36. Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly–Ala trong dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 21,8. B. 22,5. C. 20,8. D. 23,7. Câu 37. Thuỷ phân hoàn toàn 18,8 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 20,6 gam hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 20,6 gam hỗn hợp X tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng chất rắn khan thu được là A. 31 gam. B. 29 gam. C. 27 gam. D. 25 gam. Câu 38. Cho các phát biểu sau: (a) Anilin hầu như không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH. (b) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím. (c) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen. (d) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng. (e) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime (nhựa anilin-fomanđehit). (g) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 39. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: C 6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NH3 và các tính chất được ghi trong bảng sau: Chất X Y Z T Nhiệt độ sôi (oC) 182 184 -6,7 -33,4 pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 6,48 7,82 10,81 10,12 Nhận xét nào sau đây đúng ? A. X tạo kết tủa trắng với nước brom. B. Dung dịch Y làm xanh quỳ tím. C. Z tác dụng được với dung dịch NaOH. D. T hầu như không tan trong nước, tác dụng với dung dịch HCl tạo muối tan. Câu 40. Peptit mạch hở X có công thức phân tử C 6H12N2O3 được tạo nên từ các -amino axit phân tử chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2. Số đồng phân cấu tạo của X là A. 5. B. 7. C. 6. D. 4. Câu 41. Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường, metylamin, etylamin, đimetylamin và trimetylamin là chất khí. (b) Anilin tác dụng với dung dịch HCl tạo muối phenylamoni clorua tan trong nước. (c) Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm. (d) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím hoá đỏ. (e) Ở nhiệt độ thường, axit axetic và axit aminoaxetic đều ở trạng thái lỏng. (g) Thuỷ phân hoàn toàn anbumin thu được hỗn hợp các -amino axit. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Chương 3, 4 - Amin-Amino axit. Polime. Bài kiểm tra 4 Trang 3/4 - Mã đề thi 214
  4. Câu 42. Cho các chất: HOOC-CH2-NH3Cl, HO-C6H4-CH2OH, (CH3COO)2C2H4, CH2Cl-CH2Cl, C6H4(OH)2, CH3-COOC6H5. Số chất có thể tác dụng với NaOH (trong điều kiện thích hợp) theo tỉ lệ mol 1 : 2 là A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Câu 43. Đốt cháy hoàn toàn một amino axit có dạng H 2N-[CH2]n-COOH cần x mol O2, sau phản ứng thu được y mol CO2 và z mol H2O, biết 2x = y + z. Công thức của amino axit là A. H2N-[CH2]4-COOH. B. H2N-CH2-COOH. C. H2N-[CH2]2-COOH. D. H2N-[CH2]3-COOH. Câu 44. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1M thu được 8,8 gam muối. Giá trị của m là A. 5,6. B. 6,4. C. 4,8. D. 7,2. Câu 45. Thuỷ phân hoàn toàn 13,86 gam peptit mạch hở X chỉ thu được 16,02 gam alanin. Số liên kết peptit trong X là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 46. Peptit X mạch hở có công thức sau C 8H15O4N3 (được tạo thành từ các α-amino axit đều chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2). Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn là A. 35,9 gam. B. 22,2 gam. C. 28,6 gam.D. 31,9 gam. Câu 47. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có công thức phân tử C 3H7NO2 và C4H9NO2. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y chứa 28,2 gam muối của một axit cacboxylic đơn chức và 6,72 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H 2 bằng 10,83. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau ? A. 26 gam. B. 30 gam. C. 28 gam. D. 31 gam. Câu 48. X là -amino axit phân tử chứa một nhóm -NH 2 và một nhóm -COOH. Y là muối amoni của X với HCl. Cho a gam chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH thu được 33,9 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của a là A. 26,40. B. 25,10. C. 22,59. D. 22,30. Câu 49. Cho 0,02 mol lysin tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng tối đa với V ml dung dịch hỗn hợp H 2SO4 0,1M và HCl 0,6M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 10,43. B. 13,18. C. 14,48. D. 12,62. Câu 50. Khi thủy phân hoàn toàn 13,8 gam một pentapeptit X mạch hở bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 21,08 gam hỗn hợp muối khan của glyxin và alanin. Tỉ lệ các gốc glyxin và alanin trong X tương ứng là A. 3 : 2. B. 4 : 1. C. 2 : 3. D. 1 : 4. –––––––––––HẾT–––––––––– Chương 3, 4 - Amin-Amino axit. Polime. Bài kiểm tra 4 Trang 4/4 - Mã đề thi 214