Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 7 - Mã đề 421 - Năm học 2018-2019

doc 4 trang thaodu 2990
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 7 - Mã đề 421 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_lop_12_bai_7_ma_de_421_n.doc

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học Lớp 12 - Bài 7 - Mã đề 421 - Năm học 2018-2019

  1. Ngày -04 -2019 ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2018-2019 Môn: HOÁ HỌC lớp 12 - Bài 7 ĐỀ THI THỬ Thời gian làm bài: phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang, 50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 421 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ba = 137. Câu 1. Cho dãy các kim loại: Cs, Cr, Rb, K. Ở điều kiện thường, kim loại cứng nhất trong dãy là A. Cr. B. K. C. Rb. D. Cs. Câu 2. Sắt (Fe) ở ô số 26 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của ion Fe3+ là A. [Ar]3d6. B. [Ar]4s23d3. C. [Ar]3d5. D. [Ar]4s13d4. Câu 3. Cho dãy các kim loại: Al, Fe, Cr, Zn, Cu. Khi đun nóng với lưu huỳnh, số kim loại bị oxi hoá đến số oxi hoá +2 là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 4. Oxit nào dưới đây thuộc loại oxit bazơ ? A. Cr2O3. B. CO. C. CuO. D. CrO3. Câu 5. Chất chỉ có tính khử là A. Fe. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. FeCl3. Câu 6. Chất có tính oxi hoá nhưng không có tính khử là A. FeO. B. Fe2O3. C. FeCl2. D. Fe. Câu 7. Ở nhiệt độ thường, không khí oxi hoá được hiđroxit nào sau đây ? A. Mg(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2.D. Cu(OH) 2. Câu 8. Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra hỗn hợp muối ? A. Al2O3. B. Fe 3O4. C. CaO. D. Na 2O. Câu 9. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là A. Fe.B. Fe 3O4.C. Fe 2O3.D. FeO. Câu 10. Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện A. kết tủa màu trắng hơi xanh. B. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. C. kết tủa màu xanh lam. D. kết tủa màu nâu đỏ. Câu 11. Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn A. Fe. B. K. C. Na. D. Ca. Câu 12. Chất rắn X màu lục thẫm, không tan trong nước. X có các tính chất sau: - Là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm đặc. Không tan trong dung dịch kiềm loãng. - X được dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thuỷ tinh. X là A. Al2O3. B. Cr 2O3. C. ZnO. D. CrO 3. Câu 13. Dung dịch Na2CrO4 có màu gì ? A. Màu da cam.B. Màu đỏ thẫm.C. Màu lục thẫm.D. Màu vàng. Câu 14. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu da cam sang màu vàng. B. không màu sang màu da cam. C. không màu sang màu vàng. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 15. Có hai chất rắn là Fe2O3 và Fe3O4. Dung dịch có thể phân biệt được hai chất rắn đó là A. HCl. B. H2SO4 (loãng). C. HNO3 (loãng). D. NaOH. Câu 16. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2 ? A. Dung dịch CuSO4. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch KCl. D. Dung dịch K 2SO4. Câu 17. Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây ? A. FeCl3. B. KCl. C. HCl loãng. D. H2SO4 loãng. Đề thi chương 7,8,9-Sắt và một số kim loại khác - Bài 7. Trang 1/4 - Mã đề thi 421
  2. Câu 18. Hợp kim của đồng như đồng thau , có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Đồng thau được tạo thành từ hai kim loại chính gồm kim loại đồng và kim loại X. Kim loại X là A. Sn. B. Ag. C. Ni. D. Zn. Câu 19. Cho 1,56 gam Cr phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng (dư), đun nóng, thu được khí H2 và dung dịch chứa m gam muối sunfat. Giá trị của m là A. 5,92. B. 4,44. C. 5,88. D. 3,92. Câu 20. Cho dung dịch muối X đến dư vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được dung dịch T và khí không màu hóa nâu trong không khí. X và Y lần lượt là A. AgNO3 và FeCl2. B. AgNO3 và FeCl3. C. Na2CO3 và BaCl2. D. AgNO3 và Fe(NO3)2. Câu 21. Cho các chất sau: Cr(OH) 3, Zn(OH)2, CaCO3, Al(OH)3 và Al2O3. Số chất vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là A. 3.B. 1.C. 2.D. 4. Câu 22. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. CrO3 là oxit axit, tác dụng với nước tạo ra axit H2CrO4 và H2Cr2O7. B. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, tan trong dung dịch axit và kiềm loãng. C. Hỗn hợp tecmit (dùng để hàn đường ray) gồm bột Fe và Al2O3. D. Công thức hóa học viết gọn của phèn chua là NaAl(SO4)2.12H2O. + X + Y Câu 23. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe  FeCl2  Fe(OH)2 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X và Y lần lượt là A. NaCl, Cu(OH)2. B. Cl2, NaOH. C. HCl, Al(OH)3. D. CuCl2, KOH. Câu 24. Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Zn là A. CuSO4 và MgCl2. B. CuSO4 và HCl. C. MgCl2 và FeCl3. D. HCl và AlCl3. Câu 25. Phản ứng nào sau đây tạo ra muối sắt(II) ? A. Fe(OH)2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư). B. Fe (dư) tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. C. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl. D. Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Câu 26. Nung hỗn hợp gồm a mol Al và b mol Fe3O4 trong điều kiện không có không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X gồm ba chất. Cho chất rắn X vào dung dịch NaOH loãng dư thu được chất rắn Y là một chất duy nhất. Quan hệ giữa a và b là A. 8a > 3b. B. 3a = 8b. C. 3a 8b. Câu 27. Phát biểu nào sau đây sai ? A. Quặng pirit có thành phần chính là FeS2. B. Bột nhôm trộn với bột crom(III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm. C. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH đặc. D. Sắt là nguyên tố kim loại phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất (sau nhôm). Câu 28. Cho sơ đồ phản ứng sau: to R + H2SO4 (loãng)  RSO4 + H2 o R + S t RS 4R(OH)2 + O2 (không khí) + 2H2O 4R(OH)3 . Kim loại R là A. Zn. B. Al.C. Cr.D. Fe. Câu 29. Cho kim loại M phản ứng với Cl2 đun nóng, thu được muối X. Cho M tác dụng với dung dịch HCl đun nóng, thu được muối Y. Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch muối X, thu được ZnCl 2 và muối Y. Kim loại M là A. Zn. B. Al. C. Cr.D. Mg. Câu 30. Cho 9,12 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam FeCl 2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là A. 7,80 gam. B. 9,75 gam. C. 6,50 gam. D. 8,75 gam. Đề thi chương 7,8,9-Sắt và một số kim loại khác - Bài 7. Trang 2/4 - Mã đề thi 421
  3. Câu 31. Nhiệt phân hoàn toàn 2 mol kali đicromat ở 500oC, thu được 48 gam oxi, 1 mol crom(III) oxit và chất X. Khối lượng phân tử của X là A. 152.B. 194. C. 294. D. 94. Câu 32. Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm K 2O, KHCO3, Ca(NO3)2, NH4NO3 có cùng số mol vào nước dư, đun nóng cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chứa 60,6 gam chất tan. Giá trị của m là A. 78,84. B. 98,55.C. 87,60. D. 65,70. Câu 33. Để khử hoàn toàn hỗn hợp CuO, Fe 2O3 cần 4,48 lít H2 (ở đktc). Nếu cũng khử hoàn toàn hỗn hợp đó bằng CO thì lượng khí CO2 thu được khi cho qua nước vôi trong (dư) tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2. B. 10.C. 20. D. 15. Câu 34. Cho m (gam) kim loại X tác dụng hết với H 2SO4 loãng thu được 5m (gam) muối. Kim loại X là A. Mg.B. Al.C. Zn. D. Fe. Câu 35. Nung hỗn hợp X gồm 8,1 gam Al và 15,2 gam Cr2O3, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H 2SO4 1M (loãng, đun nóng). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 500. B. 600. C. 650. D. 400. Câu 36. Cho V lít khí amoniac (ở đktc) đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 gam CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X. Chất rắn X phản ứng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là A. 0,224. B. 0,448.C. 0,336. D. 0,56. Câu 37. Cho a mol crom tác dụng với 1,5a mol khí clo, thu được chất rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trong các chất: Zn, Ag, KOH, NaCl, Br2 (trong dung dịch NaOH dư), số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch Y là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 38. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (b) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Na2SiO3. (c) Sục khí H2S tới dư vào dung dịch ZnCl2. (d) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (e) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2. (g) Sục khí etilen tới dư vào dung dịch KMnO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa ? A. 3.B. 4.C. 6.D. 5. Câu 39. Cho các phát biểu nào sau: 3+ (a) Cr phản ứng với axit H2SO4 loãng, đun nóng tạo thành Cr . (b) Cr(OH)3 tan được trong dung dịch KOH. 2 (c) Trong môi trường kiềm, Br2 oxi hóa CrO2 thành CrO4 có màu vàng. (d) Cu(OH)2 tan trong dung dịch NH3 dư tạo dung dịch có màu xanh lam đậm. (e) Khí NH3 khử được CuO nung nóng. (g) Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch hỗn hợp KNO3 và HCl. Số phát biểu đúng là A. 3.B. 5.C. 6.D. 4. Câu 40. Cho sơ đồ chuyển hoá: + S, to + dd HCl + Cl2 + T Fe  X  Y  Z  Fe(NO3)3 Các chất X và T lần lượt là A. FeS và AgNO3. B. FeS2 và AgNO3. C. FeS và Cu(NO3)2. D. Fe2S3 và AgNO3. Câu 41. Cho sơ đồ các phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường: ®iÖn ph©n dung dÞch FeCl2 Z NaCl mµng ng¨n  khí X  Y  CuCl2 Các chất X, Y, Z lần lượt là A. NaOH, FeCl3, Cu. B. H 2, FeCl3, Cu. C. Cl2, FeCl3, Cu. D. Cl2, FeCl3, CuO. Đề thi chương 7,8,9-Sắt và một số kim loại khác - Bài 7. Trang 3/4 - Mã đề thi 421
  4. Câu 42. Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) đun nóng khi không có không khí, thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với bột lưu huỳnh (dư) thu được 20,0 gam muối sunfua duy nhất. Giá trị của V là A. 2,24.B. 4,48.C. 3,36.D. 6,72. Câu 43. Khử hoàn toàn một lượng Fe 3O4 bằng CO dư, thu được chất rắn X và khí CO 2. Hấp thụ hết khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 4,0. B. 7,5. C. 4,5. D. 6,0. Câu 44. Hỗn hợp gồm FeCl 2 và FeCl3 đem hòa tan vào nước, được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư ngoài không khí, thu được 0,5 mol Fe(OH)3. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được 1,3 mol AgCl. Số mol Ag thu được ở phần 2 là A. 0,15. B. 0,20. C. 0,25. D. 0,3. Câu 45. Nung 7,84 gam Fe trong bình chứa khí clo, sau một thời gian, thu được 18,49 gam hỗn hợp rắn X. Cho X phản ứng hết với dung dịch HNO 3 (loãng, dư), thu được V ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Giá trị của V là A. 2240. B. 3136. C. 2688. D. 896. Câu 46. Nhỏ từ từ dung dịch X chứa x mol K 2CO3 và y mol KHCO3 vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Biết x + y = 0,2. Giá trị của x và y tương ứng là A. 0,1 và 0,1. B. 0,05 và 0,15. C. 0,15 và 0,05. D. 0,08 và 0,12. Câu 47. Cho a gam Fe tan hết vào dung dịch H 2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H 2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 5,60 gam. B. 5,04 gam. C. 4,48 gam. D. 6,16 gam. Câu 48. Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Chia X thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 5,32 lít khí H2 (ở đktc); - Phần 2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,225 mol NaOH, sinh ra V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 41,40. B. 39,40. C. 44,15. D. 42,75. Câu 49. Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H 2SO4 (tỉ lệ mol x : y = 2 : 5), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Khối lượng muối sắt sunfat tạo thành trong dung dịch là A. 70,4y gam. B. 152y gam. C. 40y gam. D. 100y gam. Câu 50. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr 2O3; 0,04 mol FeO và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng). Phần hai phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối clorua. Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr 2O3 chỉ bị khử thành Cr. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 9,4. B. 10,2. C. 11,9. D. 12,6. –––––––––––HẾT–––––––––– Đề thi chương 7,8,9-Sắt và một số kim loại khác - Bài 7. Trang 4/4 - Mã đề thi 421