Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 003 - Lê Thanh Tâm

doc 4 trang thaodu 2870
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 003 - Lê Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_nam_2019_ma_de_003_le_th.doc

Nội dung text: Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2019 - Mã đề 003 - Lê Thanh Tâm

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ÔN THI THPTQG 2019 – MÃ ĐỀ 003 KIÊN GIANG MÔN: HÓA HỌC Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; S=32; Cl=35,5; Na=23; Mg=24; Al=27; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Ag=108; Ba=137; Li=7; Cr=52; Zn=65; Br=80; Sr=88; Cs=133; Rb=85,5. Câu 41: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa? A. Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng. B. Đốt dây sắt trong không khí. C. Thanh thép để trong không khí ẩm. D. Cho kim loại Cu vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl. Câu 42: Dãy ion nào sau đây tồn tại đồng thời trong một dung dịch? + + - - 2+ + - - A. H , Na , Cl , OH . B. Ba , Ag , Cl , NO3 . 2+ + - - 2+ + - - C.Cu , Na , Cl , OH . D. Fe , Na , Cl , NO3 . Câu 43: Có bốn chất: CH2=CH-CH3, CH3-CH2-C CH, CH2=CH-CH=CH2 và CH3-CH2-CH3. Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 44: Khi thủy phân tinh bột, ta thu được sản phẩm cuối cùng là A. MantozơB. Saccarozơ C. GlucozơD. Fructozơ Câu 45: Tên gọi của chất béo có công thức (C17H33COO)3C3H5 là: A. Glixerol Tristerat. B. Tristearin.C. Triolein.D. Tripanmitin. Câu 46: Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên, nhưng hiếm là A. hematit B. manhetitC. xiđeritD. pirit Câu 47: Dung dịch metylamin trong nước làm A. phenolphtalein hóa xanh B. quỳ tím không đổi màu C. phenolphtalein không đổi màuD. quỳ tím hóa xanh Câu 48: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là A. liên kết hiđro B. Liên kết ion C. liên kết cộng hóa trịD. Liên kết kim loại Câu 49: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện ly yếu? A. H2S, H2SO4, NH3. B. H2S, CH3COOH, HClO. C. H2CO3, H2SO3, Al2(SO4)3. D. H2CO3, H3PO4, Ba(OH)2. Câu 50: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Al2O3 là một oxit trung tính B. Al(OH)3 là một bazơ lưỡng tính C. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tínhD. Nhôm là một kim loại lưỡng tính Câu 51: Số oxi hóa của crom trong hợp chất K2Cr2O7 là A. +6B. +4 C. +2D. +3 Câu 52: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau tạo thành những phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng A. nhiệt phân B. trùng ngưng C. trùng hợpD. trao đổi Câu 53: Cho các phản ứng sau: (1) M + 2HCl MCl2 + H2; (2) MCl2 + 2NaOH M(OH)2 + 2NaCl; (3) M(OH)2 + O2 + H2O M(OH)3; (4) M(OH)3 + NaOH NaMO2 + 2H2O. Kim loại M là A. FeB. Cu C. AlD. Cr Ôn thi THPTQG 2019 GV: Lê Thanh Tâm Trang 1/4
  2. Câu 54: Cho các chất sau:CH2=CHCl (1); CH3-CH=C(CH3)2 (2); CH3-CH=CH-CH=CH2 (3); CH2=CH-CH=CH2 (4); CH3-CH=CH-Br (5). Chất nào có đồng phân hình học? A. (3),(5)B. (2),(4)C. (1),(4)D. (1),(2) Câu 55: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: KCl, (NH4)2SO4, NH4Cl, có thể dùng A. dung dịch CaCl2 B. dung dịch AgNO 3 C. dung dịch NaOHD. dung dịch Ba(OH) 2 Câu 56: Cho các chất sau: Etyl axetat, fructozo, saccarozo, andehit axetic, glucozo, tinh bột. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit là A. 5. B. 3.C. 2.D. 4. Câu 57: Có các phát biểu sau: (a) Khi xà phòng hóa tristearin thu được glixerol và muối của axit béo tương ứng. (b) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo (c) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOH=CH2 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O (d) Triolein không làm mất màu dung dịch brom Số phát biểu đúng là A. 2B. 1C. 4D. 3 Câu 58: Một hợp chất X có công thức phân tử C3H6O2. Biết X không tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là A. CH3CH2COOH B. HCOOCH2CH3 C. HOCH2CH2HO D. CH3COOCH3 Câu 59: Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng? A. ZnSO4. B. Ca(HCO 3)2. C. AlCl3. D. FeCl3. Câu 60: Cho sơ đồ phản ứng sau: Al  HCl X  Na2CO3 H2O Y . X và Y lần lượt là A. AlCl3 và Al2O3 B. AlCl3 và Al2(CO3)3 C. AlCl3 và NaAlO2 D. AlCl3 và Al(OH)3 Câu 61: Cho các phát biểu sau: (a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozo và fructozo. (b) Glucozo và fructozo là hai đồng phân của nhau (c) Glucozo và fructozo tác dụng với Cu(OH)2 đều cho cùng một loại phức đồng (d) Glucozo là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực, tráng gương, tráng ruột phích. (e) Trong môi trường axit, glucozo và fructozo có thể chuyển hóa lẫn nhau Số phát biểu sai là A. 3.B. 4.C. 2 D. 5. Câu 62: Cho các hợp chất sau: aminoaxit (X); muối amoni của axit cacboxylic (Y); amin (Z); este của aminoaxit (T). Dãy gồm các hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và tác dụng được với dung dịch HCl là: A. X, Y, Z, T. B. X, Y, Z.C. Y, Z, T.D. X, Y, T. Câu 63: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin. B. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. + - C. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N -CH2-COO . D. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. Ôn thi THPTQG 2019 GV: Lê Thanh Tâm Trang 2/4
  3. Câu 64: Trong các dung dịch: HNO 3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Fe2(SO4)3, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là: A. HNO3, Ca(OH)2 KHSO4 Mg(NO3)2. B. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. C. HNO3 NaCl Na2SO4. D. HNO 3 Ca(OH)2 KHSO4 Na2SO4. Câu 65: Hòa tan hoàn toàn 47,4 gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng với 175 ml dung dịch Ba(OH) 2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 40,775. B. 44,675.C. 7,80. D. 44,60. Câu 66: Cho 7,4 gam etyl fomat tác dụng với 120 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 6,80. B. 7,60.C. 8,16. D. 8,20. Câu 67: Khi cho 2,24 lít CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là A. 31,8 gam. B. 14,6 gam.C. 10,6 gam. D. 8,4 gam. Câu 68: Cho 0,92 gam một hỗn hợp X gồm C2H2 và CH3CHO tác dụng vừa đủ với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 5,64 gam một hỗn hợp rắn. Phần trăm của CH3CHO trong hỗn hợp X là A. 72,05%. B. 28,26%.C. 71,74%. D. 50,00%. Câu 69: Cho các chất X (C 2H5OH); Y (CH3CHO); Z (HCOOH); G (CH3COOH). Nhiệt độ sôi được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: A. X < Y < Z < G. B. Y < X < G < Z.C. Y < X < Z < G. D. Z < X < G < Y. Câu 70: Trộn 100 ml dung dịch NaOH có pH=12 với 100 ml dung dịch HCl 0,012M. Giá trị pH của dung dịch thu được sau khi trộn là (Giả sử thể tích dung dịch sau khi trộn thay đổi không đáng kể) A. 3. B. 2.C. 12. D. 13. Câu 71: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với V ml HCl 0,5M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị V là A. 320. B. 200.C. 100. D. 50. Câu 72: Thổi V lít khí CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì thu được 0,2 gam kết tủa. Giá trị của V là: A. 44,8 ml hoặc 224ml. B. 44,8 ml hoặc 89,6 ml. C. 224 ml . D. 44,8 ml. Câu 73: Cho 86,3 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 13,44 lít khí H 2 (đktc). Cho 3,2 lít dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa, giá trị của m là A. 23,4. B. 10,4.C. 54,5. D. 27,3. Câu 74: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm các chất có cùng một loại nhóm chức với 600 ml dung dịch NaOH 1,15M, thu được dung dịch Y chứa muối của một axit cacboxylic đơn chức và 15,4 gam hơi Z gồm các ancol. Cho tìan bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 5,04 lít H 2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 7,2 gam một chất khí. Giá trị của m là A. 34,51. B. 22,60.C. 34,30. D. 40,60. Câu 75: Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH 2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là A. 15 gam. B. 20 gam.C. 13 gam. D. 10 gam. Ôn thi THPTQG 2019 GV: Lê Thanh Tâm Trang 3/4
  4. Câu 76: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(HCO 3)2, MgSO3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 30% thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y và dung dịch Z có nồng độ 36%. Tỉ khối hơi của Y so với He bằng 8. Cô cạn Z được 72 gam muối khan. Giá trị của m là A. 20. B. 10.C. 15. D. 25. Câu 77: Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M (loãng). Để hòa tan hết phần 2 cần vừa đủ dung dịch chứa b mol HCl. Giá trị của b là A. 0,9. B. 1,3.C. 0,5. D. 1,5. Câu 78: Hợp chất thơm X có công thức phân tử C 6H8N2O3. Cho 28,08 gam X tác dụng với 200 ml dung dịch KOH 2M sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 30,5. B. 38,8.C. 21,5. D. 18,1. Câu 79: Hỗn hợp X gồm Fe 2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M dư, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là A. 36. B. 20.C. 24. D. 32. Câu 80: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO 2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là A. 486. B. 297.C. 405. D. 324. HẾT Ôn thi THPTQG 2019 GV: Lê Thanh Tâm Trang 4/4