Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 THPT - Năm học 2014-2015 - Sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 6771
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 THPT - Năm học 2014-2015 - Sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_ngu_van_lop.doc

Nội dung text: Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn Lớp 12 THPT - Năm học 2014-2015 - Sở giáo dục và đào tạo Đăk Lăk (Có đáp án)

  1. UBND TỈNH ĐẮK LẮK KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP TỈNH LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 22/10/2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. (8,0 điểm) Dân gian Việt Nam có câu: “Không có mợ thì chợ vẫn đông Mợ đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”. Nhà thơ Nga lại viết: “Chẳng có ai tẻ nhạt ở trên đời Mỗi số phận chứa một phần lịch sử Mỗi số phận rất riêng, dù rất nhỏ Chẳng hành tinh nào sánh nổi đâu?” (“Chẳng có ai tẻ nhạt mãi trên đời” - Evtushenko) Từ vấn đề đặt ra trong hai trích dẫn trên, anh (chị) hãy trình bày quan niệm sống của mình? Câu 2. (12,0 điểm) Nhà văn Nguyễn Minh Châu nhận định: “ Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”. Bằng những hiểu biết về văn học, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên? Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh Số báo danh Giám thị 1 Giám thị 2 .
  2. UBND TỈNH ĐẮK LẮK KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẤP TỈNH LỚP 12 THPT - NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 22/10/2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 180 phút (không kể thời gian phát đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THI (Bản Hướng dẫn chấm thi gồm có 04 trang) A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Giám khảo chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất giữa các giám khảo trong Hội đồng chấm thi. - Điểm của toàn bài thi vẫn được giữ nguyên, không làm tròn số. B. Đáp án và thang điểm Câu 1. (8,0 điểm) I.Yêu cầu về kĩ năng - Xây dựng một bài văn nghị luận xã hội chặt chẽ, hợp lí. - Đáp ứng yêu cầu của văn nghị luận: sắc bén, thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt về các mặt chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách lập luận chặt chẽ, văn sắc bén, thuyết phục, có nét riêng. II. Yêu cầu về kiến thức Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây: 1. Giải thích - “Không có mợ . thì chợ vẫn vui”: cá nhân chỉ là một phần tử của xã hội; không có cá nhân ấy thì xã hội vẫn tồn tại, xã hội bao gồm nhiều con người,nhiều cá tính và nhiều mối quan hệ. - “Chẳng có ai sánh nổi đâu?”: mỗi cá nhân là duy nhất, mang trong nó một phần đặc tính, lịch sử phát triển của cả cộng đồng. Mỗi cá nhân dù hết 2,0 đ sức nhỏ bé nhưng góp phần làm nên sự đa dạng cho xã hội. - Tác giả dân gian Việt Nam và nhà thơ Nga đã nêu lên mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Hai quan niệm ấy không mâu thuẫn nhau mà phản ánh hai mặt của vấn đề: mỗi cá nhân rất nhỏ bé, thiếu đi một người thì xã hội vẫn tồn tại, nhưng chính mỗi con người nhỏ bé ấy lại góp phần và sự phát
  3. triển phong phú của xã hội, tạo nên nét đặc trưng cho cộng đồng. 2. Phân tích và chứng minh - Xã hội hợp thành từ hàng triệu con người, thiếu đi một cá thể thì sẽ có một cá thể khác điền vào vị trí thiếu hụt ấy, xã hội vẫn hoạt động. - Mỗi con người là một cá thể độc đáo không lặp lại. Nếu chịu khó tìm hiểu con người, đi sâu vào thế giới nội tâm của họ thì ta sẽ thấy mỗi cá nhân - dù thoạt nhìn có vẻ tẻ nhạt, nhàm chán - là một thế giới không cùng, một quyển sách đọc không bao giờ hết. Những nét đặc sắc ấy hợp thành màu sắc đa dạng, phong phú cho xã hội. Nếu thiếu đi một gam màu, bức tranh sẽ bớt sống động, cuộc sống bớt thú vị đi. - Đối với xã hội, mất đi một công nhân, sẽ có ngay công nhân khác thay vào vị trí ấy để guồng máy sản xuất vận hành liên tục. Thế nhưng đối với 2,0 đ cha mẹ, người yêu, người vợ, con cái, bạn thân của người công nhân ấy thì anh ta là duy nhất, không thể thay thế bất kì ai (dẫn chứng) (Chẳng hành tinh nào sánh nổi đâu). - Không có từng cá nhân thì không thể có xã hội, cũng không thể có lịch sử phát triển của xã hội. Dù không phải là tướng lĩnh tài ba, lãnh tụ xuất chúng hay nhà bác học lỗi lạc, bất kì cá nhân nào cũng có thể góp sức vì sự phát triển chung (dẫn chứng) (Mỗi số phận chứa một phần lịch sử) 3. Bàn bạc mở rộng - đề xuất phương hướng phấn đấu: Hiểu đúng mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, nhận thức rõ vai trò cá nhân sẽ giúp ta: tăng cường tinh thần đoàn kết để tạo nên sức mạnh chung; tránh bệnh ngôi 2,0 đ sao; tôn trọng giá trị của mỗi con người, dù họ làm những việc rất giản đơn, bình thường hay không có tài năng gì đặc biệt. 4. Liên hệ: quan niệm sống của bạn như thế nào?. Dù thiếu đi một cá nhân thì xã hội vẫn tồn tại nhưng khi bạn được may mắn sinh ra, trưởng thành thì xã hội sẽ cá tính và sẽ thêm phong phú. Chính vì vậy bạn phải sống hết mình để khẳng định mình. Sau đây là một vài gợi ý: - Sống có lý tưởng, có mục đích 2,0 đ - Sống có hành trang (niềm tin tưởng, kiến thức, kỹ năng ) - Sống có bản lĩnh, ý chí và tình cảm (dám nghĩ, dám làm, sống hữu ích, giá trị và sống có trách nhiệm). - Một số biểu hiện của lối sống tiêu cực nên tránh: sống nhạt, dựa dẫm, đua đòi v.v  Lưu ý : Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả khuyến khích những bài làm sáng tạo. Câu 2 . (12,0 điểm) I . Yêu cầu về kĩ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp: vừa giải thích, bình luận vừa phân tích phong cách nghệ thuật của các tác giả tiêu biểu để làm sáng tỏ một vấn đề lý luận văn học.
  4. - Bố cục rõ ràng chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, văn giàu hình ảnh. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể kết cấu bài làm theo nhiều cách khác nhau miễn là làm sáng tỏ vấn đề, thuyết phục người đọc. Có thể giải quyết được những nội dung sau đây: 1. Giới thiệu về mối quan hệ giữa văn học, đời sống và con người. Dẫn ý (1 điểm) kiến của Nguyễn Minh Châu. 2. Giải thích nhận định : - Văn học là một loại hình nghệ thuật – nghệ thuật ngôn từ. Văn học phản (0,75 ánh hiện thực đời sống bằng hình tượng được xây dựng bằng ngôn từ. điểm) - Đời sống ở đây được hiểu theo nghĩa rộng chính là hiện thực cuộc đời, bao gồm thiên nhiên, xã hội mà trung tâm là con người. Hiện thực đời sống tạo ra nhu cầu đồng thời cung cấp đề tài và chất liệu cho sáng tác văn (0,75 học. điểm) - Con người là trung tâm của đời sống và tất nhiên cũng là tâm điểm của (0,5 văn học. Con người vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ điểm) của văn học. - “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm” là vì văn học bắt nguồn từ đời sống, đồng thời văn học phục vụ đời sống, phản ánh hiện thực và con người. Đối tượng phản ánh của văn học là con người nhưng không phải là con người chung chung, trừu tượng mà là con người cụ thể, (2 điểm) cá thể và chủ yếu là con người tinh thần với tất cả những mối quan hệ xã hội phức tạp của nó. Đó là con người trong những hoàn cảnh cụ thể với tính cách và số phận riêng, với những buồn vui, đau khổ, hạnh phúc và bất hạnh, những trạng thái tình cảm, tâm lý tinh vi. 3. Bình luận: - Đây là một ý kiến đúng đắn và sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, về đối tượng của văn học được xây dựng trên tinh thần nhân văn (1 điểm) cao cả. Văn học luôn lấy con người làm trung tâm, phản ánh con người, phục vụ con người và nâng đỡ con người. - Văn học chân chính bao giờ cũng hướng con người đến chân, thiện, mỹ, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách con người. Vì vậy, ngay cả khi miêu tả cái xấu, cái ác, văn học vẫn hướng con người đến cái tốt đẹp. (1 điểm) Muốn vậy, nhà văn phải đứng trên lập trường của cái tốt, cái thiện, biết nhân danh công lý và những giá trị nhân bản cao đẹp của con người. 4. Chứng minh: (1 điểm) - Văn học bất nguồn từ đời sống. Dẫn chứng - Văn học phản ánh đời sống mà tâm điểm là con người:
  5. + Văn học phản ánh những số phận con người Dẫn chứng : Thúy Kiều, Chị Dậu, lão Hạc + Văn học phản ánh những tính cách sinh động của con người : Tào Tháo, AQ, Chí Phèo, Xuân tóc đỏ (3 điểm) + Văn học thể hiện những cung bậc tình cảm của con người. Dẫn chứng : thơ, văn xuôi + Văn học thể hiện những ước mơ, khát vọng chính đáng của con người : Chí Phèo, Hai đứa trẻ, Vợ nhặt + Văn học còn phản ánh những thói hư, tật xấu, những cái xấu, cái ác của con người và những chế độ xã hội đen tối chà đạp con ngườivới tinh thần phê phán. Dẫn chứng: các nhân vật phẩn diện trong cổ tích, trong văn học hiện thực phê phán 5. Đánh giá chung: Ý kiến của Nguyễn Minh Châu giúp ta hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa văn học và đời sống, về bản chất và đối tượng của văn (1điểm) học, trang bị cho chúng ta những tiêu chuẩn nhân bản và nghệ thuật để chiếm lĩnh, cảm thụ các tác phẩm văn học, các hiện tượng văn học.  Lưu ý: Bài làm đạt điểm tối đa khi diễn đạt đầy đủ các ý, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả Cần khuyến khích những bài làm sáng tạo