Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hậu Lộc
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hậu Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_ho.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Hậu Lộc
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN HẬU LỘC NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn Thi: HÓA HỌC Đề thi chính thức Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2đ) Cho các chất Zn, S, Cu, Fe, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng. a. Hãy chọn các chất có thể dùng để điều chế hiđro? Viết các PTHH xảy ra. b. Để thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm người ta có thể dùng những cách nào? Mô tả bằng hình vẽ. Câu 2: (2đ) Cân bằng các phản ứng hóa học sau: to FeS + O2 Fe2O3 + SO2 to FexOy + CO Fe + CO2 to Fe2O3 + H2 FeaOb + H2O to CxHy(COOH)2 + O2 CO2 + H2O Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + N2O + H2O to CnH2n-2 + O2 CO2 + H2O Câu 3: (2đ) Cho các oxit sau: CO2, P2O5, CaO, Fe2O3, Mn2O7, SiO2, CO, N2O5. a. Đọc tên các oxit trên. b. Viết các axit hoặc bazơ tương ứng (nếu có) của các oxit đó. Câu 4: (2đ) Nêu phương pháp phân biệt các chất riêng biệt sau: Na 2O, P2O5, SiO2, CuO, Ca. Câu 5: (2đ) a. Dẫn một luồng khí hiđro nóng đi qua các ống mắc nối tiếp chứa lần lượt các chất sau: MgO, CuO, Fe2O3, BaO. Viết các PTHH xảy ra ở mỗi ống (nếu có). b. Tính số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 68,4 gam Al2(SO4)3. Câu 6: (2đ) 1. Tại sao hỗn hợp của hiđro và oxi lại gây nổ khi cháy? Hỗn hợp gây nổ mạnh nhất khi nào? 2. Trong phòng thid nghiệm người ta thường điều chế hiđro bằng cách cho kẽm viên tác dụng với dung dịch axit clohiđric và thử tính chất của hiđro bằng cách đốt hiđro ở đầu ống dẫn khí. Để tránh nguy hiểm cần chú ý điều gì? Câu 7: (2đ) Hợp chất A có công thức R 2X, trong đó R chiếm 74,19% về khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử R có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1 hạt. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt mang điện bằng số hạt không mang điện. Tổng số proton trong phân tử R2X là 30. Tìm công thức phân tử của R2X. Câu 8: (2đ) Hỗn hợp khí A gồm N 2 và H2 có tỉ khối đối với H 2 là 3,6. Nung nóng một thời gian sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu thu được hỗn hợp khí B gồm 3 khí N 2, H2 và NH3 có tỉ khối đối với H2 bằng 4,5. a. Tính phần trăm về thể tích mỗi khí trong A và B. b. Tính hiệu suất phản ứng. 1
- Câu 9: (2đ) Dẫn từ từ 8,96 lít H2 (đktc) qua m gam oxit FexOy nung nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp A gồm 2 chất rắn nặng 28,4 gam (phản ứng xảy ra hoàn toàn). a. Tìm giá trị m? b. Tìm công thức phân tử oxit sắt, biết A có chứa 59,155% khối lượng sắt đơn chất. Câu 10: (2đ) Cho 11,3 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Mg và Zn vào dung dịch chứa 36,5 gam axit HCl, phản ứng xảy ra hoàn toàn. a. Axit HCl hết hay dư? b. Nếu sau phản ứng thu được 8,96 lít khí ở đktc, hãy tính khối lượng ZnCl 2 và MgCl2 thu được. (Cho N = 14; H = 1; Fe = 56; O = 16; Mg = 24; Zn =65; Cl = 35,5; Số proton: PNa = 11; PCa = 20; PO = 8; PC = 6; PN = 7) 2