Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương

doc 3 trang thaodu 2450
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 10 THPT HẢI DƯƠNG NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn thi: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi:03/04/2019 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 02 trang) Câu I (1,0 điểm) 1. Nêu cấu tạo và chức năng chính của phôtpholipit trong tế bào? 2. Một gen của sinh vật nhân sơ có tổng số 2052 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T; trên mạch 2 của gen có số nuclêôtit loại X gấp hai lần số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp ba lần số nuclêôtit loại A. Hãy xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen. Câu II (1,0 điểm) Nhận định nào sau đây đúng hay sai? Giải thích? 1. Tế bào của lá thài lài tía ngâm trong dung dịch nhược trương sẽ vỡ ra. 2. Lizôxôm là một bào quan có nhiều trong tế bào của cánh hoa hồng. 3. Không bào, lizôxôm, ribôxôm là các bào quan đều có màng đơn. 4. Trong tế bào thực vật, chỉ có bào quan ti thể diễn ra quá trình tổng hợp ATP. Câu III (1,5 điểm) 1. Hô hấp tế bào là gì? Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa? 2. Cho sơ đồ hai pha của quá trình quang hợp như sau: D A ATP, B Pha sáng Pha tối ADP, C Cacbohydrat O2 Hãy xác định các chất phù hợp với các kí hiệu A, B, C, D trong sơ đồ trên? 3. Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu trong tế bào? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình? Câu IV (1,5 điểm) 1. Enzim là gì? Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn? 2. Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường? Giải thích? Trang 1
  2. 3. Khi tiến hành thí nghiệm về enzim, người ta chuẩn bị 4 ống nghiệm đều có chứa tinh bột loãng và lần lượt thêm vào: Ống 1: Thêm nước bọt + iôt. Ống 2: Thêm nước cất + iôt. Ống 3: Thêm enzim pepsin + iôt. Ống 4: Thêm nước bọt + vài giọt HCl + iôt. Tất cả các ống nghiệm trên đều đặt ở nhiệt độ 370C, tỉ lệ các chất và thời gian thí nghiệm đều thích hợp. a. Dự đoán phản ứng màu xảy ra trong 4 ống nghiệm trên? b. Từ kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét về đặc điểm hoạt động của enzim? Câu V (1,0 điểm) Trình bày những hoạt động của NST diễn ra ở kỳ đầu I và kỳ sau I của quá trình giảm phân. Nêu ý nghĩa sinh học của các hoạt động đó? Câu VI (2,0 điểm) 1. Quan sát tiêu bản tế bào của một loài đang phân bào dưới kính hiển vi, người ta đếm được trong một tế bào có 16 NST đơn. Tế bào này đang ở kì nào của quá trình phân bào? Xác định bộ NST lưỡng bội của loài? Biết quá trình phân bào không xảy ra đột biến. AB 2. Xét 2 tế bào sinh dục của một loài động vật có kiểu gen DdEeGgHh tiến hành ab giảm phân bình thường, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối thiểu và tối đa có thể được tạo ra từ 2 tế bào trên là bao nhiêu? AB 3. Một cơ thể có kiểu gen thực hiện giảm phân hình thành giao tử, trong đó một số ab tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Xác định số loại giao tử tối đa và thành phần gen trong các loại giao tử mà cơ thể này có thể tạo ra? Câu VII (2,0 điểm) 1. Trong quá trình sản xuất nước mắm từ cá, vì sao người ta không loại bỏ ruột cá và phải ủ kín trong thời gian dài? 2. Trong nuôi cấy không liên tục, nội bào tử vi khuẩn thường xuất hiện ở pha nào? Giải thích? Tại sao không thể sử dụng môi trường nuôi cấy vi khuẩn để nuôi cấy virut? 3. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt virut không? Vì sao? Virut thực vật xâm nhập vào tế bào chủ bằng những con đường nào? 4. Nuôi cấy 2000 tế bào vi khuẩn E. coli trong bình nuôi cấy không liên tục. Biết rằng pha tiềm phát kéo dài trong 1 giờ, pha cân bằng đạt được sau 10 giờ nuôi cấy và kéo dài trong 3 giờ. a. Cho thời gian thế hệ là 20 phút, xác định số tế bào vi khuẩn trong bình nuôi cấy sau 12 giờ nếu trong pha tiềm phát có 20% số tế bào ban đầu bị chết. b. Giả sử sau 3 giờ nuôi cấy thu được 64.000 tế bào, tính thời gian thế hệ của quần thể vi khuẩn. Biết rằng tất cả các tế bào trong quần thể ban đầu đều phân chia bình thường. Hết Họ tên thí sinh: SBD: Chữ kí của giám thị 1: Chữ kí của giám thị 2: Trang 2
  3. Trang 3