Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thuận Thành 2

doc 6 trang thaodu 5110
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thuận Thành 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_d.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 132 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Thuận Thành 2

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 2 NĂM HỌC: 2018 – 2019 Môn thi: Hóa học – Lớp 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 26 tháng 01 năm 2019 Mã đề thi 132 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: SBD: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; He=4; Be=9; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K =39; Ca= 40; Cr= 52; Mn= 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br=80; Ag=108; Ba = 137; Sn = 119; Sr = 88; Cd=112; Pb=207; Ni=59; P=31. Câu 1: Thủy phân không hoàn toàn một lượng hexapeptit mạch hở X chỉ thu được hỗn hợp Y gồm Ala- Gly; 2,925 gam Val; 8,6 gam Val-Ala-Val-Gly; 18,375 gam Ala-Val-Gly; 12,25 gam Ala-Gly-Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần dùng a mol O2. Giá trị của a là A. 1,425. B. 3,136. C. 2,550. D. 2,245. Câu 2: Hỗn hợp X gồm ancol metylic, etylen glicol và glixerol. Cho 43,2 gam X phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc) và hỗn hợp muối Y. Đốt cháy hoàn toàn 43,2 gam X, rồi thổi sản phẩm cháy qua bình chứa CuSO4 khan dư, thì khi kết thúc thí nghiệm khối lượng bình này tăng A. 9 gam. B. 18 gam. C. 36 gam. D. 54 gam. + + 2- 2- Câu 3: Có 500 ml dung dịch X chứa Na , NH4 , CO3 và SO4 . Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Tính khối lượng muối trong 300 ml dung dịch X? A. 71,4 gam. B. 119,0 gam. C. 86,2 gam. D. 23,8 gam. Câu 4: Cho 9,3 gam chất X có công thức phân tử C 3H12N2O3 đun nóng với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm đổi thành màu xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là A. 10,350 gam. B. 13,150 gam. C. 9,950 gam. D. 10,375 gam. Câu 5: Dung dịch X chứa a (mol) Ca(OH)2. Sục vào dung dịch X b (mol) hay 2b (mol) CO2 thì lượng kết tủa sinh ra đều bằng nhau. Tỉ số a/b có giá trị là A. 1,25. B. 1. C. 2. D. 1,5. Câu 6: Cho các phát biểu sau: (1) Khi điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (điện cực trơ), tại anot H2O bị khử tạo thành khí O2. (2) Để lâu hợp kim Fe-Cu trong không khí ẩm thì Fe bị ăn mòn điện hóa học. (3) Các kim loại Na, K, Ba đều phản ứng mạnh với nước. (4) Hỗn hợp Al2O3 và Na (tỉ lệ mol tương ứng 1:1) tan hoàn toàn trong nước dư. (5) Các kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm diện, cấu trúc tương đối rỗng. (6) Các kim loại dẫn điện khác nhau là do mật độ electron tự do của chúng không giống nhau. (7) Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng). (8) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành kim loại. Số phát biểu đúng là A. 5 B. 7 C. 6 D. 4 Câu 7: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây: X Y Z T Nước brom Không mất màu Mất màu Không mất màu Không mất màu Nước Tách lớp Tách lớp Dung dịch đồng Dung dịch đồng nhất nhất Dung dịch Không có kết tủa Không có kết tủa Có kết tủa Không có kết tủa AgNO3/NH3 X, Y, Z, T lần lượt là: Trang 1/6 - Mã đề thi 132
  2. A. etyl axetat, anilin, axit aminoaxetic, fructozơ. B. axit aminoaxetic, anilin, fructozơ, etyl axetat. C. etyl axetat, fructozơ, anilin, axit aminoaxetic. D. etyl axetat, anilin, fructozơ, axit aminoaxetic. - - 2- Câu 8: Cho phương trình hóa học: a Zn + bNO3 + c OH + d H2O→ e [Zn(OH)4] + f NH3 Tổng các hệ số (các số nguyên tối giản) của các chất tham gia phản ứng (a+b+c+d) là A. 16 B. 13 C. 15 D. 18 Câu 9: Sục 0,112 lít khí HCl (đktc) vào 100 ml dung dịch CH 3COOH 1M (biết CH 3COOH có Ka = 1,75.10-5, ở 25oC) thì thu được 100 ml dung dịch X có pH = x (bỏ qua sự điện li của nước). Giá trị của x là A. 1,3. B. 2,82. C. 2,0. D. 3,46. Câu 10: Hỗn hợp X gồm CH3COOC2H5, C2H5COOCH3 và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của C2H5OH bằng A. 50,00%. B. 20,72%. C. 51,11%. D. 34,33%. Câu 11: Cho các chất: isoamyl axetat, phenylamoni clorua, phenyl clorua, anilin, m-crezol, Gly-Ala-Val, valin, natri phenolat. Số chất trong dãy tác dụng được với NaOH loãng, đun nóng là A. 5 B. 4 C. 3 D. 6 Câu 12: Hỗn hợp khí X có thể tích 4,48 lít (đo ở đktc) gồm H 2 và vinylaxetilen có tỉ lệ mol tương ứng là 3:1. Cho hỗn hợp X qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H 2 bằng 14,5. Cho toàn bộ hỗn hợp Y ở trên từ từ qua dung dịch nước brom dư (phản ứng hoàn toàn) thì khối lượng brom đã phản ứng là A. 16,0 gam. B. 32,0 gam. C. 3,2 gam. D. 8,0 gam. Câu 13: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X. Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây: A. C2H5NH3Cl + NaOH → C2H5NH2 (k) + NaCl + H2O. B. C2H5OH → C2H4 (k) + H2O. C. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 (k) + H2O. D. CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl. Câu 14: Cho dung dịch NaOH dư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5M và BaCl2 0,4M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? A. 19,7 gam. B. 23,64 gam. C. 17,73 gam. D. 29,55 gam. Câu 15: Giải thích nào sau đây là không đúng? A. Rót dung dịch HCl vào vải sợi bông, vải mủn dần do phản ứng: ddHCl (C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6 B. Xenlulozơ trinitrat hình thành nhờ phản ứng: o H2SO4d,t [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3  [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O C. Rót H2SO4 đặc vào vải sợi bông, vải bị đen và thủng do phản ứng: o H2SO4d,t (C6H10O5)n  6nC + 5nH2O D. Xenlulozơ triaxetat hình thành nhờ phản ứng: [C6H7O2(OH)3]n + 3nCH3COOH → [C6H7O2(OOCCH3)3]n + 3nH2O Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe vần V ml dung dịch HNO3 0,5M thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị nhỏ nhất của V là Trang 2/6 - Mã đề thi 132
  3. A. 1200. B. 600. C. 400. D. 800. Câu 17: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI dư. (2) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (3) Axit HF tác dụng với SiO2. (4) Cho kim loại Be vào H2O. (5) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (6) Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2. (7) O3 tác dụng với dụng dịch KI. (8) KClO3 tác dụng với HCl đặc, đun nóng. o (9) Clo tác dụng với sữa vôi (30 C). (10) Cho kim loại Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa-khử xảy ra là A. 6 B. 7 C. 8 D. 5 Câu 18: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl 3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,16 gam. B. 2,88 gam. C. 4,32 gam. D. 5,04 gam. Câu 19: Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch X gồm AlCl 3, ZnCl2, FeCl2 thu được kết tủa Y. Nung kết tủa Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Cho luồng khí H 2 dư qua Z (đun nóng) thu được chất rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trong T có chứa A. Al2O3, Zn. B. Fe. C. Al2O3, Fe. D. Al2O3, ZnO, Fe. Câu 20: Hợp chất hữu cơ C 4H7O2Cl (X) khi thủy phân trong môi trường kiềm được các sản phẩm trong đó có hai chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo đúng của X là A. CH3COO-CH2-CH2Cl. B. HCOO-CH2-CHCl-CH3. C. HCOO-CHCl-CH2-CH3. D. ClCH2-COO-CH2-CH3. Câu 21: Hỗn hợp X gồm CaCl2, CaOCl2, KCl, KClO3. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 1,792 lít khí oxi (đo ở đktc) và 25,59 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch K2CO3 1,0 M được kết tủa T và dung dịch Z. Lượng KCl trong Z gấp 4,2 lần lượng KCl có trong X. Thành phần phần trăm về khối lượng của CaOCl2 trong X có giá trị gần đúng là A. 40,67%. B. 43,24%. C. 45,12%. D. 38,83% Câu 22: Cho các hạt sau: Al, Al3+, Na, Na+, Mg, Mg2+, F-, O2-. Dãy các hạt xếp theo chiều giảm dần bán kính là A. Na > Mg > Al > F-> O2 - > Al3+ > Mg2+ > Na+. B. Na > Mg > Al > O 2-> F - > Na+ > Mg2+ > Al3+. C. Na > Mg > Al > O 2-> F - > Al3+ > Mg2+ > Na+. D. Al > Mg > Na > O 2-> F - > Na+ > Mg2+ > Al3+. Câu 23: Cho các nhận xét sau: (1) O2 có thể phản ứng trực tiếp với Cl2 ở điều kiện thường. (2) Khi pha loãng H2SO4 đặc thì nên đổ từ từ nước vào axit. (3) Trong một nguyên tử, số khối bằng tổng số hạt proton và nơtron. (4) Nitrophotka là hỗn hợp gồm KNO3 và (NH4)2HPO4. (5) Các chất: Cl2, NO2, P, SO2, N2, Fe3O4, S, NH3 đều vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. (6) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa ba muối. (7) Kim loại Li được dùng làm tế bào quang điện. (8) Cho dung dịch AgNO3 vào 4 lọ đựng các dung dịch HF, HCl, HBr, HI thì ở cả 4 lọ đều có kết tủa. (9) Trong điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ, có màng ngăn xốp), trên catot xảy ra sự oxi hóa nước. Trong số các nhận xét trên, số nhận xét không đúng là A. 6 B. 4 C. 7 D. 5 Câu 24: Vào năm 1832, phenol (C6H5OH) lần đầu tiên được tách ra từ nhựa than đá. Phenol rất độc, khi con người ăn phải thực phẩm có chứa phenol có thể bị ngộ độc cấp, tiêu chảy, rối loạn ý thức, thậm chí tử vong. Ở dạng lỏng, phenol không có khả năng phản ứng với A. dung dịch KOH đặc. B. KCl. C. kim loại K. D. nước brom. Câu 25: Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được chất rắn khan gồm A. KH2PO4 và K2HPO4. B. K2HPO4 và K3PO4. C. H3PO4 và KH2PO4. D. K3PO4 và KOH. Câu 26: Trong phòng thí nghiệm, hiđrohalogenua (HX) được điều chế từ phản ứng sau: NaX (rắn) + H2SO4 (đặc,nóng) → NaHSO4 (hoặc Na2SO4) + HX(khí) Hãy cho biết phương pháp trên có thể dùng để điều chế hiđrohalogenua nào sau đây? Trang 3/6 - Mã đề thi 132
  4. A. HF và HCl. B. HF, HCl, HBr, HI. C. HBr và HI. D. HCl, HBr và HI. Câu 27: Cho các chất: buta-1,3-đien, benzen, ancol anlylic, anđehit axetic, axit acrylic, vinyl axetat. Khi o cho các chất đó cộng H2 dư (xúc tác Ni, t ) thu được sản phẩm hữu cơ, đốt cháy sản phẩm hữu cơ này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Số chất thỏa mãn là A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 Câu 28: Cho các monome sau: stiren, toluen, metyl axetat, vinyl axetat, metyl metacrylat, metyl acrylat, propilen, benzen, axit etanoic, axit ε-aminocaproic, caprolactam, etylenoxit. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là: A. 7 B. 5 C. 8 D. 6 Câu 29: Cho các nguyên tố sau 11Na; 13Al; 17Cl; 21Sc. Hãy cho biết đặc điểm chung trong cấu tạo của nguyên tử các nguyên tố đó. A. Electron cuối cùng thuộc phân lớp p. B. Đều có 1 electron độc thân ở trạng thái cơ bản. C. Đều là các nguyên tố thuộc các chu kì nhỏ. D. Đều có 3 lớp electron. Câu 30: Dãy chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường? A. butađien, metan. B. benzen, etilen. C. axetilen, isopren. D. propan, butan. Câu 31: Vitamin A (retinol) là một vitamin tốt cho sức khỏe (có trong lòng đỏ trứng, dầu gan cá, ) không tan trong nước, hòa tan tốt trong dầu (chất béo). Cấu tạo của vitamin A như hình dưới. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi có trong vitamin A là A. 10,72%. B. 9,86%. C. 5,59%. D. 10,50%. Câu 32: Chất hữu cơ có công thức phân tử C4H6O4 không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Cho a mol X phản ứng với dung dịch KOH dư, thu được ancol Y và m gam một muối. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol Y ở trên thu được 0,2 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Giá trị của a và m lần lượt là: A. 0,1 và 16,6. B. 0,12 và 24,4. C. 0,2 và 16,8. D. 0,05 và 6,7. Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H 2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH) 2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiện 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,70. B. 2,34. C. 3,24. D. 3,65. Câu 34: Cho các kết quả so sánh sau: (1) Tính axit: CH3COOH > HCOOH. (2) Tính bazơ: C2H5NH2 > CH3NH2. (3) Tính tan trong nước: CH3NH2 > CH3CH2CH2NH2. (4) Số đồng phân của C3H8O > C3H9N. (5) Nhiệt độ sôi: CH3COOH > CH3CHO. Trong số các so sánh trên, số so sánh đúng là: A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 35: Cho các dung dịch riêng biệt sau: K2CO3, C6H5ONa, CH3COOH, KHSO4, C2H5NH2, C6H5CH2NH2, NaHCO3, NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COONa, lysin, valin, Na[Al(OH)4] hay NaAlO2, Al(NO3)3. Số lượng các dung dịch có pH > 7 là A. 9 B. 7 C. 8 D. 10 Câu 36: Lên men m kg gạo chứa 80% tinh bột điều chế được 10 lít rượu (ancol) etylic 36,8 o. Biết hiệu suất cả quá trình điều chế là 50% và khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 gam/ml. Giá trị của m là A. 16,200. B. 20,250. C. 8,100 D. 12,960. Trang 4/6 - Mã đề thi 132
  5. Câu 37: Este đơn chức X không có nhánh, chỉ chứa C, H, O và không chứa các nhóm chức khác. Biết tỉ khối hơi của X so với oxi là 3,125. Khi cho 15 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 21 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COO-CH2-CH=CH2.B. HCOO-CH 2-CH2-CH=CH2. C. CH3-CH-CH2 D. CH 2-CH2-C=O C=O CH-O CH2-CH2-O Câu 38: Oxi hóa anđehit X đơn chức bằng oxi (xúc tác thích hợp) với hiệu suất phản ứng là 75% thu được hỗn hợp Y gồm axit cacboxylic tương ứng và anđehit dư. Trung hòa axit trong hỗn hợp Y cần 100 ml dung dịch NaOH 0,75M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,1 gam chất rắn khan. Nếu cho hỗn hợp Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng thì thu được khối lượng Ag là: A. 21,6 gam. B. 5,4 gam. C. 27,0 gam. D. 10,8 gam. Câu 39: Một hợp chất hữu cơ X mạch hở có chứa (C, H, O) có khối lượng phân tử là 60(u). X tác dụng với Na giải phóng H2. Số các chất thỏa mãn giả thiết trên là A. 5 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 40: Cứ 49,125 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 30 gam brom trong CCl 4. Tỉ lệ số mắt xích stiren và butađien trong loại cao su trên tương ứng là A. 1:3 B. 2:1 C. 2:3 D. 1:2 Câu 41: Cho hỗn hợp X gồm Na, Ba có cùng số mol vào 125 ml dung dịch gồm H 2SO4 1M và CuSO4 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y, m gam kết tủa và 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 25,75. B. 16,55. C. 23,42. D. 28,20. Câu 42: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được (m + 18,25) gam muối khan. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), kết thúc phản ứng tạo ra (m + 8,8) gam muối. Giá trị của m là A. 43,9. B. 44,0. C. 58,5. D. 58,7. Câu 43: Cho các nhận định sau: (1) Có thể phân biệt axit fomic và anđehit fomic bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3. (2) Peptit chứa từ hai gốc α-amino axit trở lên thì có phản ứng màu biure. (3) Tơ tằm là loại tơ thiên nhiên. (4) Điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin. (5) Ancol etylic và axit fomic có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các chất đồng phân với nhau. (6) Phenol là một axit yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ. (7) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước. (8) Alanin làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Trong các nhận định trên, số nhận định đúng là A. 3 B. 5 C. 6 D. 4 Câu 44: Este X có công thức phân tử là C5H10O2. Thủy phân X trong NaOH thu được ancol Y. Đề hiđrat hóa ancol Y thu được hỗn hợp 3 anken. Vậy tên gọi của X là A. tert-butyl fomiat. B. isopropyl axetat. C. etyl propionat. D. sec-butyl fomiat. Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một loại chất béo X thu được CO 2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Tính thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,3 mol chất béo X? A. 1,20 lít. B. 2,40 lít. C. 0,36 lít. D. 1,60 lít. Câu 46: Cho 19,55 gam hỗn hợp X gồm Zn, ZnO, Mg, MgCO 3 vào dung dịch chứa 108,8 gam KHSO 4 và 9,45 gam HNO3 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 125,75 gam và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí, tỉ khối của Z so với H 2 bằng 22. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 10 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp X là A. 19,95%. B. 26,60 %. C. 33,25%. D. 16,62%. Trang 5/6 - Mã đề thi 132
  6. Câu 47: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm –COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 11,76 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 1792 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 4,96 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 41%. B. 35%. C. 38%. D. 29%. Câu 48: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH) 2 vào dung dịch hỗn hợp Al 2(SO4)3 và AlCl3 thu được kết tủa có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị: Tổng giá trị (x + y) bằng A. 136,2. B. 132,6. C. 162,3. D. 163,2. Câu 49: Tiến hành điện phân (điện cực trơ, màng ngăn) một dung dịch hỗn hợp RSO4 0,3M và KCl 0,2M với cường độ dòng điện I = 0,5A sau thời gian t giây thu được kim loại ở catot và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí ở anot. Sau thời gian 3t giây thu được hỗn hợp khí có thể tích là 4,256 lít (đktc). Biết hiệu suất phản ứng đạt 100%, R có hóa trị không đổi. Giá trị của t là A. 27020. B. 28950. C. 19300. D. 23160. Câu 50: Cho các chất hữu cơ mạch hở: X là axit no, hai chức; Y và Z là hai ancol không no, đơn chức (MY > MZ); T là este của X, Y, Z (chỉ chứa chức este). Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp M gồm Z và T, thu được 0,27 mol CO2 và 0,18 mol H2O. Cho 0,06 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được muối khan E và hỗn hợp ancol G. Đốt cháy hoàn toàn E thu được CO 2, H2O và 0,04 mol Na2CO3. Đốt cháy hoàn toàn G thu được 0,3 mol CO 2. Phần trăm khối lượng của T trong M có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 64,80%. B. 38,80%. C. 88,89%. D. 86,40%. HẾT Trang 6/6 - Mã đề thi 132