Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng giáo dục và đào tạo Quỳnh Lưu
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng giáo dục và đào tạo Quỳnh Lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi huyện môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng giáo dục và đào tạo Quỳnh Lưu
- PHÒNG GD&ĐT QUỲNH LƯU KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Đề thi môn: Hóa học Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) 1. Từ các hoá chất: Mg, H2O, không khí, S. Hãy viết các phương trình phản ứng điều chế 3 oxit, 2 axit, 2 muối. 2. Cho các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể tồn tại, cặp chất nào không thể tồn tại trong cùng một dung dịch? Giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra (nếu có): HCl và Fe; NaOH và KNO3; NaOH và CuSO4; BaCl2 và Na2SO4; NaHCO3 và H2SO4. 3. Hòa tan hoàn toàn một oxit kim loại chỉ có hóa trị II bằng dung dịch H2SO4 12,25% vừa đủ thì thu được một dung dịch muối có nồng độ 14,29%. Xác định công thức của oxit kim loại trên. Câu 2: (2,0 điểm) 1. Không dùng thêm hoá chất khác hãy phân biệt 5 lọ mất nhãn trong đó mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: (NH4)2SO4 , Ba(NO3)2 , K2SO4 , NaOH, Fe(NO3)3. 2. Cho V lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn vào 1 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,05M và Ca(OH)2 0,025M thu được 2 gam kết tủa. Tính V. Câu 3: (2,0 điểm) 1. Hòa tan hoàn toàn 14,36g hỗn hợp A gồm Fe, FeO và Al 2O3 trong 1lít dung dịch HCl 0,72M thì phản ứng vừa đủ, thu được dung dịch B và 0,224 lít khí (đktc). a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất có tronghỗn hợp A. b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch B, kết thúc phản ứng thu được kết tủa. Lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn (phản ứng hoàn toàn). Tính m. 2. Cho 14 gam Sắt vào 84 gam dung dịch H2SO4 70% đun nóng. Kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch A và khí SO 2. Viết phương trình hóa học và tính nồng độ % các chất trong dung dich A. Câu 4: (2,0 điểm) o Có 2 bình A, B dung tích như nhau và đều ở O C. Bình A chứa 1 mol O2, bình B chứa 1 mol Cl2, trong mỗi bình đều chứa 10,8 gam kim loại M hóa trị n duy nhất. Nung nóng các bình tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó làm lạnh các bình xuống O oC. Người ta nhận thấy tỉ lệ áp suất trong bình A và bình B bây giờ là 7/4. Thể tích các chất rắn không đáng kể. 1. Hỏi M là kim loại gì? 2. Thả một miếng kim loại M nặng 5,4 gam vào 500 ml dung dịch HCl nồng độ a mol/l. Sau khi khí ngừng thoát ra thấy còn lại m gam kim loại M. Cho khí thoát ra đi chậm qua ống đựng CuO dư đốt nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, hòa tan chất rắn còn lại trong ống bằng axit H 2SO4 đặc nóng dư, thấy bay ra 1,344 lít khí (đktc). a) Tính a. b) Lấy m gam kim loại M để trong không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên 0,048 gam. Tính % khối lượng kim loại M bị oxi hóa thành oxit. Câu 5: (1,5 điểm) Nung 23,2 gam hỗn hợp A gồm FeCO 3 và FexOy trong oxi dư tới phản ứng hoàn toàn thu được khí B và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào 545 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M thu được 7,88 gam kết tủa. Tìm công thức phân tử của Fe xOy và tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất trong A. (Cho H:1;Na:23;; C:12;O:16;Al:27; S:32; Cl:35,5;Ca: 40 Fe:56; Cu:64;Ba:137) Hết Họ và tên thí sinh: SBD: