Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2012-2013 - Phòng giáo dục và đào tạo Lý Nhân

doc 1 trang thaodu 4990
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2012-2013 - Phòng giáo dục và đào tạo Lý Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_de_1_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Đề 1 - Năm học 2012-2013 - Phòng giáo dục và đào tạo Lý Nhân

  1. Phòng GD–ĐT Lý Nhân KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2012 – 2013 Môn : Hóa Học (đề 1) Thời gian làm bài 150 phút,không kể thời gian giao đề Câu I (4,0điểm) 1. Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa hóa học sau: FeS2 SO2 S SO2 H2SO4 CuSO4 CuS. 2. Từ đá vôi, muối ăn, nước và các điều kiện cần thiết,hãy điều chế : a. Na2CO3 . b. NaHCO3 . c. CaCl2 . d. Nước Gia-ven Câu II (3,0 điểm) Có ba lọ bị mất nhãn chứa các dung dịch : Lọ X chứa dung dịch NaHCO3 và K2CO3. Lọ Y chứa dung dịch KHCO3 và Na2SO4 . Lọ Z chứa dung dịch Na2CO3 và K2SO4 . Chỉ dùng dung dịch HCl , dung dịch BaCl2 và các dụng cụ cần thiết. Hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các bình trên? Viết phương trình phản ứng minh họa. Câu III (3,5điểm) 1. Giải thích vì sao đồ dùng bằng nhôm không dùng đựng dung dịch kiềm. 2. Cho các nguyên liệu Fe3O4 , KMnO4 , HCl. Hãy viết các các phương trình phản ứng điều chế FeCl3 . Câu IV(5điểm) Nhúng một thanh sắt và một thanh kẽm vào cùng một cốc chứa 500ml dung dịch CuSO4 . Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra khỏi cốc thì mỗi thanh có Cu bám vào. Khối lượng dung dịch trong cốc bị giảm mất 0,22 gam. Trong dung dịch sau phản ứng, nồng độ mol của ZnSO4 gấp 2,5 lần nồng độ mol FeSO4. Thêm dung dịch NaOH dư vào cốc lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 14,5 gam chất rắn. a. Tính khối lượng Cu bám trên mỗi thanh kim loại. b. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu. Câu V( 4,5điểm) Hòa tan 19,5g FeCl3 và 27,36g Al2(SO4)3 vào 200g dung dịch H2SO4 9,8% được dung dịch A,sau đó hòa tan tiếp 77,6g NaOH nguyên chất vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa B và thu được được dung dịch C. Lọc lấy kết tủa B. a. Nung B tới khối lượng không đổi , hãy tính khối lượng chất rắn thu được? b. Thêm nước vào dung dịch C thu được dung dịch D có khối lượng là 400g. Tính lượng nước cần thêm vào và nồng độ % của các chất tan trong dung dịch D. ( Cho : H=1;C=12;O=16;N=14;S=32;Cl=35,5;Na=23;Br=80;Ca=40; Mg=24; Si=28;Fe=56;Zn=65;Cu=64;K=39;Ag=108;Ba=137;Sr =88; Ni=59;Mn=55;Be=9)