Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 7 trang thaodu 10910
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 THCS NĂM HỌC: 2018 - 2019 MÔN: NGỮ VĂN Đề chính thức Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi có: 01 trang Câu 1 (8 điểm) Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương? Em hãy viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ, quan điểm của em để trả lời cho câu hỏi trên. Câu 2: (8 điểm) Hãy nghe một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: “Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ.” Bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện trên? Cảm thấy lý thú với chuyến đi của hòn sỏi hay xúc động trước ánh mắt lạc quan của nó đối với cuộc đời đầy biến động? Đã bao giờ bạn thấy được rằng chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng, dù là hình hài được tạo bởi chính những vết thương và sự đớn đau? [ ] a) Hãy đặt nhan đề thích hợp cho mẩu chuyện. b. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy, nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản. c. Câu chuyện muốn gửi đến thông điệp gì ? d. Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 3: (8 điểm) Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con” (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004) Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (có độ dài không quá 500 từ) nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống? Câu 4 : HÒN ĐÁ GIỮA ĐƯỜNG Ngày xưa có một ông vua ra lệnh đặt một tảng đá giữa đường. Sau đó ông nấp kín để chờ xem liệu có ai dời hòn đá to ấy đi không. Một vài viên quan và những thương gia nhà giàu nhất vương quốc đi ngang, nhưng họ chỉ vòng qua tảng đá. Nhiều người lớn tiếng phiền trách đức vua không giữ cho đường sá quang quẻ, nhưng chẳng ai làm gì để hòn đá ra khỏi mặt đường. Sau đó một người nông dân đi tới, vai mang một bao rau củ nặng trĩu. Khi đến gần hòn đá, ông hạ cái bao xuống và cố đẩy hòn đá sang lề đường. Sau một hồi cố gắng hết sức, cuối cùng ông cũng làm được. Cùng lúc ấy ông nhìn thấy cái túi nằm trên đường, 1
  2. ngay chỗ hòn đá khi nãy. Cái túi đựng nhiều tiền vàng và một mảnh giấy ghi rõ số vàng trên sẽ thuộc về người nào đẩy hòn đá ra khỏi lối đi. Người nông dân đã học được điều mà người khác không hiểu (Những tấm lòng cao cả - NXB trẻ, TP Hồ CHí Minh) Theo em bài học mà những người khá không hiểu là bài học gì? Hãy viết một bài nghị luận (khoảng 300 từ) phát biểu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện trên. Họ và tên thí sinh: SBD: Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./. Bé Hải An ra đi nhẹ nhàng vào đầu giờ chiều ngày 22/2/2018 khi mới bước vào tuổi thứ 7 được 3 tháng do mắc u thần kinh đậm cầu não lan tỏa. Đây là căn bệnh ung thư hiếm có ở trẻ em, điều trị vô cùng khó khăn. Trong những ngày điều trị, mẹ và bé đã đi tới quyết định sẽ hiến mô tạng cho các bạn nhỏ kém may mắn hơn. Nhưng do quy định chỉ nhận tạng của người đủ 18 tuổi trở lên, nên bệnh viện chỉ có thể nhận giác mạc của bé. Hai giác mạc này sẽ giúp ít nhất hai bệnh nhân mù lòa có thể nhìn thấy ánh sáng. Chiều tối cùng ngày, các bác sĩ của Bệnh viện Mắt trung ương đã đến tận nhà để nhận giác mạc và chứng kiến những lời âu yếm của mẹ bé dành cho con gái: "Con hãy tặng ánh sáng của mình cho những bạn nhỏ khác nhé!". Bé Hải An thuở sinh thời. Ảnh gia đình cung cấp. Ngày 24/2/2018, trong tang lễ của bé, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã gửi vòng hoa đến viếng và lời tri ân đến bé cùng gia đình: " Món quà này thực sự là một viên ngọc sáng giữa đời! Đôi giác mạc của con nay mai sẽ giúp được hai người mù lòa có cơ hội được nhìn thấy ánh sáng. Như vậy, tuy thân thể con rời xa chúng ta nhưng con vẫn tiếp tục được sống thêm một lần nữa, con sẽ vẫn được ngắm nhìn cuộc sống tươi đẹp này. Tôi tin rằng, ở một nơi nào đó, con đang thấy hạnh phúc vì đã làm được một việc tốt và mang lại vô vàn tình thương yêu cho cuộc sống! Con gái nhỏ Hải An sẽ mãi hiện diện trong tim của cha mẹ con, ông bà con, trong tim của tôi và tất cả mọi người ". Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về những bài học cuộc sống được rút ra từ câu chuyện của bé Hải An và gia đình 2
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS B. Yêu cầu về nội dung: 1. Giải thích, xác định được vấn đề cần nghị luận (Phần này cho: 2,0 điểm) - Những điều ngọt ngào: là những lời nói ngọt, những cử chỉ thái độ cư xử dịu dàng, âu yếm , những hành động mang ý nghĩa tích cực như: động viên, khen ngợi, tán dương, chiều chuộng, cưng nựng - Yêu thương: là tình cảm yêu mến, ưu ái, gắn bó giữa người với người. => Ý kiến này đã gợi ra cho mỗi chúng ta suy ngẫm về cách thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống: Người ta thường nghĩ những điều ngọt ngào mới là biểu hiện của tình yêu thương, nhưng thực ra có nhiều cách biểu hiện tình yêu thương 2. Bàn luận về vấn đề: (Phần này cho: 4,0 điểm) Luận điểm 1 : Trước hết những điều ngọt ngào sẽ làm nên tình yêu thương. - Dẫn chứng và phân tích. (những lời ngọt ngào của thầy cô dành cho học sinh, lời của cha mẹ dành cho co cái trước mỗi việc làm và sự tiến bộ) - TẠI SAO ? Những điều ngọt ngào luôn đem lại cho người ta cảm giác vui sướng, hạnh phúc. Nó làm ta thấy hài lòng, thích thú, đôi khi khiến ta có thêm niềm say mê, quyết tâm (Ví dụ: sự quan tâm, chiều chuộng , những lời khen ngợi, động viên khích lệ của thầy cô, cha mẹ , lời khen, lời tán dương của bạn bè ) => Vì vậy khi đón nhận những điều ngọt ngào thì ta thường coi đó là biểu hiện của tình yêu thương (HS lấy dẫn chứng, phân tích ) - LẬT NGƯỢC VẤN ĐỀ. Có phải khi nào ngọt ngào cũng làn nên yêu thương không ? Có phải yêu thương là phải ngọt ngào không ? Luận điểm 2 Nhưng không phải lúc nào những điều ngọt ngào cũng làm nên yêu thương. Nhiều khi sự khắt khe, nghiêm khắc, thậm chí những điều cay đắng cũng là biểu hiện của tình yêu thương. Những điều ấy có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, nhưng nó lại xuất phát từ sự chân thành, từ mong muốn những điều tốt cho ta , đó cũng chính là biểu hiện của yêu thương thật sự. (Phân tích Dẫn chứng truyện cổ tích Lưu Bình Dương Lễ- xem trên mạng ) Luận điểm 3 : Trong thực tế cuộc sống, có những ngọt ngào không xuất phát từ yêu thương và có những điều cay đắng không làm nên yêu thương. - Dẫn chứng : Chỉ vì lỡ lời mà một em học sinh phải đón nhận 231 cái tát của cô giáo và bạn bè. - Chỉ vì - Cuộc sống phong phú và muôn màu muôn vẻ, nếu chúng ta có cái nhìn phiến diện, đơn giản về tình yêu thương như vậy, nếu chỉ biết đón nhận tình yêu thương thông qua những ngọt ngào thì nhiều khi ta sẽ bỏ lỡ nhiều yêu thương thực sự, cũng như phải nhận những yêu thương giả dối (HS lấy dẫn chứng, phân tích ) Luận điểm 3 : Mỗi chứng ta cần nhận thức đúng tình yêu thương chân thành để có cách đón nhận phù hợp (Bài học nhận thức và hành động) (Phần này cho:2,0 điểm) - Cần nhận thức đúng đắn về tình yêu thương: không phải chỉ ngọt ngào mới làm nên yêu thương. Cần biết lắng nghe, trân trọng cả những điều "không ngọt ngào", nếu những điều ấy xuất phát từ sự chân thành, nếu những điều ấy là cần thiết để giúp ta hoàn thiện hơn bản thân mình - Biết trân trọng những tình yêu thương chân thành mà bản thân nhận được từ mọi người xung quanh 3
  4. - Có ý thức và hành động cụ thể để đem sự yêu thương đến cho mọi người và cho chính bản thân mình. (Liên hệ bản thân) 3. Kết bài : Đánh giá câu nói Phải chăng chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương?đúng nhưng chưa đủ. Vì tình yêu thương đôi khi còn được xây dựng từ những điều cay đắng và sự nghiêm khắc. Vì thế mỗi bản thân Câu 3: a) HS đặt nhan đề cho mẩu chuyện: Yêu cầu toát lên được chủ đề của mẫu chuyện (ví dụ: “Cuộc sống là những va đập”, “Gian nan rèn luyện mới thành công” c) HS viết bài văn ngắn: Gợi ý: - Cuộc sống không chỉ bao giờ chỉ mang lại nổi đau, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến niềm hạnh phúc. Nếu biết vượt qua gian khổ, thử thách là đã biết tự làm hoàn thiện chân dung mình Sẵn sàng đối đầu, chấp nhận và chiến thắng hoàn cảnh - Chính những chông gai mới tạo nên những hình hài đẹp và ấn tượng. Sự va đập, lăn lộn làm hòn sỏi đầy mình thương tích; nhưng cũng chính hoàn cảnh ấy đã làm cho hòn sỏi láng mịn như bây giờ Cuộc hành trình của hòn sỏi đầy đớn đau nhưng cũng tràn đầy lạc quan trước những biến cố, thử thách - Tự hoàn thiện bản thân con người trước hoàn cảnh: Hãy sống tự tin, đem những yêu thương trong cuộc sống để xoa dịu và làm lành những vết thương Đó là điều có ý nghĩa nhất trong cuộc đời này * Yêu cầu: - Bố cục chặt chẽ, ý rõ ràng. - Kỹ năng diễn đạt tốt, không (hoặc ít) sai phạm lỗi chính tả, dùng ừt và diễn đạt. Câu 3. Trong bài thơ “Một khúc ca”, Tố Hữu viết: Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình. 1. Nêu vấn đề nghị luận. - Học sinh dẫn dắt được vấn đề nghị luận. - Từ câu chuyện học sinh rút ra ý nghĩa về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống. 2. Giải quyết vấn đề: a. Tóm tắt và rút ra ý nghĩa của câu chuyện: - Học sinh tóm tắt được câu chuyện. - Giải thích đúng: “cho” và “nhận”. - Rút ra ý nghĩa: => Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc đời mỗi con người. Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó. Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống. b. Phân tích, chứng minh: - Biểu hiện mối quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống. + Quan hệ “cho” và “nhận” trong cuộc sống vô cùng phong phú bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần – dẫn chứng. + Mối quan hệ “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng ngang bằng trong cuộc sống: có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại – dẫn chứng. + Mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận của người đó, mà nhiều khi mình nhận ở người mà mình chưa hề cho. Và cái mình 4
  5. nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống – dẫn chứng. - Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống? + Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần – dẫn chứng. + Con người cần phải biết “cho” nhiều hơn là “nhận”. + Phải biết “cho” mà không hi vọng mình sẽ được đáp đền. + Để “cho” nhiều, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này. c. Bàn bạc: Bên canh việc “cho” và “nhận” đúng mục đích, đúng hoàn cảnh thì sẽ được mọi người quý trọng tin yêu. Còn: - “Cho” vì mục đích vụ lợi, vì tham vọng, dục vọng của bản thân. - “Nhận” không có thái độ, tình cảm biết đền đáp, biết ơn. => Thì chúng ta cần phê phán 3. Kết thúc vấn đề. - Khẳng định vấn đề đã nghị luận. - Rút ra bài học cho bản thân về nhận thức và hành động. Câu 4 : Bài học: Mọi trở ngại chúng ta gặp đều là cơ hội. Hãy học khi người khác ngủ; lao động khi người khác lười nhác; chuẩn bị khi người khác chơi bời; và có giấc mơ khi người khác chỉ ao ước - Tự giác và trách nhiệm HÒN ĐÁ VÀ VIÊN SỎI Có câu chuyện kể lại rằng Ngày ấy, trên đỉnh núi cao chót vót kia có một hòn đá to lớn và hùng dũng. Hòn đá đó đứng hiên ngang trước mọi sóng gió, tưởng như một thành trì không thể xuyên thủng hay phá vỡ. Thế nhưng, một ngày kia, mưa giông nổi lên. Hòn đá ấy bị những tia chớp đánh trúng, thế là nó nứt ra, dạn dần, rồi rơi vỡ và lăn lóc xuống lòng sông bên dưới nó. Những phần đá bị vỡ lăn lội trên lòng sông, bị bào mòn bởi dòng nước, bị đưa đẩy đi đến khắp mọi nơi. Dần dà, những góc sắc và cái bề mặt thô ráp của nó không còn, chỉ còn lại một bề mặt láng bóng. Chính nhờ sự rửa trôi và bào mòn của nước mà những hòn đá trở thành những hòn đá cuội lung linh trong nắng. Bài làm “Vì không có cảnh đông tàn, Thì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân”. Đúng như vậy! Giống như bao hiện tượng của tự nhiên, cuộc sống của muôn loài, cuộc đời của mỗi người là một hành trình mà ở đó ta phải vượt qua những gian nan trắc trở để có thể về đích và thành công. Cuộc sống như một chặng đường dài, chắc hẳn ở đó mỗi người phải gặp giông tố cản bước, những điều quan trọng là ta có chiến thắng số phận được không. Mượn hình ảnh về một cuộc hành trình đầy gian nan của một tảng đá, câu chuyện nhỏ đó đã là một ẩn dụ cho sự cố gắng vươn lên vượt qua khó khăn của con người. Vốn là tảng đá khổng lồ, trải qua sự khắc nghiệt của tự nhiên tảng đá đó bị nứt nẻ va đập, thương tích thế nhưng, do được va chạm như vậy nên tảng đá to lớn ngày nào giờ đã biến thành một hòn sỏi láng mịn. Quá trình tảng đá to lớn kia biến thành hòn sỏi xinh đẹp tượng trưng cho quá trình rèn luyện bản thân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách để có thể hoàn thiện chính mình. Tảng đá trên ý vẫn có thể biến thành viên sỏi xinh đẹp, thì con người ta dù có thế nào đi chăng nữa nếu có cố gắng rèn rũa, tôi luyện bản thân thì sẽ đạt được những điều quý giá mà công sức ta bỏ ra, đem lại. Như vậy, 5
  6. hành trình tiến đến sự hoàn thiện bản thân là một quá trình dài, gian nan, vất vả, thế nhưng hành trình thành công nó đem lại thì luôn đẹp đẽ đến bất ngờ. Trong cuộc sống mỗi người là một cá thể độc lập, nên đối mặt với những khó khăn thử thách là điều không thể tránh khỏi. Sự đối mặt đó không phải dẫn ta đến thất bại, mà ngược lại nó giúp mỗi người được rèn giũa được tôi luyện nhân cách bản thân, khiến mỗi người được hoàn thiện hơn. Cuộc sống như một đường chạy vậy, trên đường chạy đó không phải lúc nào cũng bằng phẳng để đi, mà cũng có lúc phải gặp ngoằn nghèo như thách thức mỗi con người. Đừng nhìn con đường ấy là một sự thử thách, bởi cuộc đời mỗi người nếu không có gian nan, không có khó khăn vất vả thì sao chúng ta có thể trưởng thành, có thể chín chắn và hoàn thiện. Mỗi người trong chúng ta là một cá thể độc lập và luôn sống trong cộng đồng. Nếu như không biết vượt qua khó khăn, thử thách thì khó khăn nhân cách tốt đẹp và ý chí cao cả. Nếu con đường họ đi chỉ là một con đường trải thảm đỏ và hoa hồng thì cuộc sống đó thật buồn, thật bằng phẳng và không có gì thú vị. Những gian nan trong cuộc đời là những cột mốc đánh dấu mỗi người đã trưởng thành. Những người giám đương đầu với chúng, giám vượt qua chúng là những người đáng ngưỡng mộ. Không có việc gì là khó, tất cả chỉ như một chướng ngại vật để thử thách con người, nếu mỗi người dám vượt qua nó thì đó là sự hoàn thiện, là sự cố gắng đánh tôn vinh, biểu dương. Trên con đường khó khăn để hoàn thiện bản thân mình có những lúc ta phải gặp những thất bại, thậm chí chính mình thấy gục ngã. Những con người đường đến với cái đẹp, cái hoàn thiện là một con đường vừa khó, vừa dài. Mỗi người cần biết vượt lên để chinh phục con đường đó, bởi thành quả nó đem lại cũng lớn lao vinh dự vô cùng. Đã có ý kiến cho rằng, “trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Thất bại trong cuộc đời là điều dễ thấy, nhưng điều quan trọng là mỗi người có dám tiếp tục đứng lên để đấu tranh tiếp với khó khăn hay là gục ngã đầu hàng. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng nói “bạn đừng để thất bại định hình mình, mà hãy để nó dạy cho mình những bài học”. Cuộc sống khó khăn có lúc thất bại đó, nhưng nó không là vô nghĩa bởi đằng sau đó ta nhận được những điều quý giá trong cuộc sống, trong cách hành xử để đến với thành công. Mỗi người trong quãng đường đời mà mình chạy cần phải biết đối mặt với khó khăn, thử thách bởi đó chính là con đường ngắn nhất, dễ dàng nhất để hoàn thiện mình. Trong thực tế cuộc sống, đã có không ít tấm gương dũng cảm đối đầu với thử thách cuộc đời để đến với thành công, tiêu biểu trong số đó là nhà soạn kịch vĩ đại người Đức Beethoven. Sinh ra là một người khiếm thính, sau đó bị điếc và câm hoàn toàn, tưởng chừng con người đó đành cam chịu số phận nghiệt ngã. Nhưng không! Ông đã cố gắng với mọi những gì mình có để tiến đến với sự nghiệp âm nhạc tưởng như không thể. Và điều đó đã thành công! Từ một người câm điếc Beethoven đã trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại của thế giới, là gương mặt tiêu biểu của âm nhạc giao thời được mọi người biết đến và thán phục. Hay đến với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, người thầy kính mến của dân tộc ta. Sinh ra thiệt thòi hơn so với các bạn cùng trang lứa, thầy bị cụt cả hai tay tưởng rằng ước mơ đi học sẽ dừng lại ở đó. Thế nhưng không! thầy đã cố gắng viết bằng chân để hiện được ước mơ đó. Thầy đã dũng cảm đối mặt với khó khăn cuộc đời, những ngày tập viết có lúc cơn chuột rút khiến thầy đau tê tái, nhưng vượt qua mọi điều đó thầy đã viết thành thạo được bằng chân. Giờ đây thầy đã là một nhà giáo ưu tú được! Toàn thể dân tộc Việt Nam tôn trọng và kính yêu. Mượn lời của tảng đá kể về một cuộc hành trình của mình bằng lối nói ẩn dụ, câu chuyện tuy ngắn nhưng đem lại bao ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Trong cuộc đời mỗi con người, khó khăn thử thách là điều không thể tránh khỏi. Nhưng không phải khó khăn thử thách là sự vô nghĩa, thách đố con người, mà đó là bài học, là phương châm đem con 6
  7. người ta đến cái hoàn thiện của nhân cách, của đạo đức tâm hồn. Không vượt qua khó khăn thử thách, chỉ sống một cách êm đềm thì đó là cuộc sống vô nghĩa, là một cuộc sống nhàm chán. Vượt qua được những thử thách trong cuộc đời đích mỗi người chúng ta đã trưởng thành hơn trong cuộc sống, đã chín chắn hơn với bước đi của thời gian. Sống với sự đương đầu, vượt qua giông tố đến với thành công là một lối sống mạnh mẽ đáng được học hỏi, tuyên dương. Tuy nhiên trong xã hội hiện nay bên cạnh những người sống có động lực sống để vượt qua khó khăn thử thách, thì vẫn còn một số người sống vô trách nhiệm, sống thụ động ngại khó khăn, ngại khổ, ngại thử thách, gian nan. Đó chính là một lối sống yếu đuối, một lối sống phẳng lặng không có ý nghĩa, không có chủ đích. Cách sống đó cần phải lên án, tố cáo loại bỏ khỏi cộng đồng và xã hội này. Sống trên cuộc đời là một con đường đầy vất vả, gian nan và thử thách, nhưng những thử thách đó không làm nhụt được ý chí của con người. Mỗi người chúng ta phải biết sống mạnh mẽ, sống giám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám đối mặt với bão tố của cuộc đời. Đó là cách duy nhất để mỗi chúng ta hoàn thiện được bản thân, hoàn thiện được nhân cách và đạo đức của mình. Bản thân đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, sinh ra trong một dân tộc giàu tính tự lập và được vượt khó khăn, mỗi chúng ta phải tự rèn dũa bản thân, tôi luyện con người để có thể trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng quê hương ngày một văn minh, giàu đẹp hơn. Trong nhật ký của mình, Đặng Thùy Trâm có viết “đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”. Đúng như vậy! Một hòn đá to lớn trải qua quá trình của tạo hóa, nó đã biến thành một viên sỏi xinh đẹp. Và mỗi con người cũng thế, phải trải qua khó khăn, thử thách của thời gian, của ý chí nghị lực, thì mới có thể hoàn thiện mình, khiến mình trở thành người hoàn thiện, có một công dân hoàn thiện có ích cho xã hội, cho đất nước./. 7