Đề thi chọn học sinh giỏi môn Văn 8 cấp trường - Năm học 2020-2021

docx 5 trang Hoài Anh 4812
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Văn 8 cấp trường - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_van_8_cap_truong_nam_hoc_2020.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Văn 8 cấp trường - Năm học 2020-2021

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HSG MÔN VĂN 8 CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG . Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2.0 điểm) Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích nghệ thuật sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong dẫn chứng thơ sau : “ Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia ” (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) Câu 2: (2.0 điểm) Giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong đoạn thơ sau: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ” (Trích “Quê hương” – Tế Hanh – Ngữ văn 8, tập 2) Câu 3: ( 6.0 điểm) Qua truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao, từ cái nhìn của Binh Tư, của vợ ông giáo đến cái nhìn của ông giáo về Lão Hạc, em có suy nghĩ gì về cái nhìn của nhà văn Nam Cao đối với người nông dân trước cách mạng tháng Tám? Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM: Câu 1: ( 2.0 điểm) 1.Yêu cầu: a. Về kĩ năng: Học sinh đạt được các kĩ năng sau: - Xác định được từ tượng thanh, tượng hình trong đoạn thơ - Kĩ năng phân tích giá trị nghệ thuật b. Về nội dung: - Từ tượng hình: Lom khom, lác đác (Tả dáng người, cảnh vật khi hoàng hôn xuống (1điểm) - Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia (gợi tiếng chim kêu thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà của nhân vật trữ tình (1điểm) Cách biểu hiện thời gian độc đáo của Bà Huyện Thanh Quan . 2.Biểu điểm: - Điểm 2: Đảm bảo được các yêu cầu trên - Điểm 1: Hiểu đúng yêu cầu đề nhưng nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn hạn chế. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề Câu 2: (2 điểm) 1.Yêu cầu: a. Về kĩ năng: Học sinh đạt được các kĩ năng sau: - Học sinh viết thành bài văn nghị luận, có bố cục 3 phần: rõ ràng, diễn đạt, - Trình bày rõ ràng, lưu loát. Văn phong giàu sức thuyết phục. b.Về nội dung: - Giới thiệu bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh và đoạn thơ, dẫn dắt đoạn thơ.
  3. - Cảm nhận tinh tế của của nhà thơ trước những hình ảnh thiên nhiên quê hương, đoàn thuyền, cánh buồm, dân trai tráng trong buổi sáng ra khơi bằng sự sáng tạo nghệ thuật với nhiều nét độc đáo. - Nghệ thuật: Với nhịp thơ nhanh, cách dùng các động từ mạnh, phép nhân hóa, hình ảnh ẩn dụ, so sánh độc đáo => Từ đoạn thơ trên, hiện lên một bức tranh thiên nhiên nhiên ở làng chài đẹp đẽ, trong sáng, khoáng đạt, nên thơ, hình ảnh con người khỏe khoắn, đầy sức sống, ra khơi với niềm tin và tình yêu biển cả, mang theo sức mạnh của quê hương – điểm tựa tinh thần cho người dân chài trong suốt hành trình (Cánh buồm không chỉ là phương tiện mưu sinh mà còn kết đọng hồn vía của quê hương) - Người đọc hiểu thêm về nhà thơ Tế Hanh qua bài thơ – Tình yêu thiên nhiên, gắn bó với làng quê, yêu quê hương sâu nặng, hồn thơ trong trẻo, tươi sáng đã tạo nên một sắc thái lạ trong phong trào thơ mới. Từ đó khơi gợi ở người đọc niềm tự hào, sự gắn bó với quê hương, đất nước yêu dấu của mình. 2.Biểu điểm: - Điểm 2: Đảm bảo được các yêu cầu trên - Điểm 1: Hiểu đúng yêu cầu đề nhưng nội dung còn sơ sài, diễn đạt còn hạn chế. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề Câu 3: ( 6.0 điểm) 1.Yêu cầu: a. Về kĩ năng: HS đạt được các kĩ năng sau: - Biết kết hợp nhiều thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận. - Bài viết có bố cục rõ ràng, trình bày chặt chẽ, thuyết phục, hành văn trong sáng, giàu tính biểu cảm và sức thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt, cách dùng từ
  4. b. Về nội dung: * Ý 1: Giới thiệu khái quát tác phẩm, nhân vật, giá trị tác phẩm. Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận "Không thầy đố mày làm nên": đánh giá cao vai trò giáo dục của người thầy trong việc học. * Ý 2: - Hiểu được cái nhìn của nhân vật, nhà văn trong tác phẩm văn học là cái nhìn nghệ thuật, thể hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn. - Khẳng định được cái nhìn của các nhân vật đối với nhân vật Lão Hạc, phân tích bằng dẫn chứng cụ thể: + Binh Tư: làm nghề ăn trộm, mánh khóe, lưu manh nên không ưa lão Hạc, nghĩ lão Hạc cũng không vừa “ lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó ” -> lão cũng có xấu xa, bẩn thỉu, “cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?”. + Vợ ông giáo: “Cho lão chết Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ ” -> Cái nhìn phiến diện, cái nhìn thiếu thiện cảm, không thương cảm với hoàn cảnh người khác + Ông giáo: con người tri thức, nhìn nhận khách quan, sâu sắc và đầy thương cảm với lão Hạc. Ông giáo luôn thấu hiểu những người xung quanh mình, nhất là lão Hạc “Chao ôi! Đối với người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ cho ta tàn nhẫn không bao giờ ta thương.” -> Cái nhìn của ông giáo vừa toàn diện vừa có chiều sâu suy nghĩ. => Cùng một nhân vật lão Hạc nhưng mỗi nhân vật trong truyện đều có một cái nhìn khác nhau, thể hiện một quan điểm, một cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau. Ẩn sâu sau cái nhìn của nhân vật ông giáo chính là cái nhìn của nhà văn
  5. Nam Cao. * Ý 3: Cái nhìn của nhà văn Nam Cao đối với người nông dân trước cách mạng tháng Tám là cái nhìn nhân đạo sâu sắc. - Lão Hạc là nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bần cùng, bế tắc nhưng thánh thiện, giàu đức hi sinh Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình đối với người nông dân. - Qua tác phẩm “Lão Hạc”, từ cái nhìn của nhà văn Nam Cao đối với người nông dân trước cách mạng tháng Tám, tác giả giúp người đọc tự nhận thức, tự chiêm nghiệm về cách đánh giá, nhìn nhận con người trong cuộc sống: khách quan, toàn diện, yêu thương và thông cảm! 2.Biểu điểm: - Điểm 6: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - Điểm 4-5: Biết vận dụng phương pháp lập luận giải thích đã học. Trình bày được những ý cơ bản nhưng có chỗ còn hạn chế. Bố cục rõ, ít mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 3-2: Hiểu yêu cầu của đề nhưng chưa làm sáng tỏ được nội dung. Kĩ năng lập luận còn lúng túng, còn mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài làm sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. *Lưu ý: - Cần khuyến khích những bài viết hay, sáng tạo.