Đề thi đề xuất trại hè Hùng Vương môn Hóa học Lớp 10 lần thứ XV năm 2019 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

docx 4 trang thaodu 4380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất trại hè Hùng Vương môn Hóa học Lớp 10 lần thứ XV năm 2019 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_de_xuat_trai_he_hung_vuong_mon_hoa_hoc_lop_10_lan_thu.docx

Nội dung text: Đề thi đề xuất trại hè Hùng Vương môn Hóa học Lớp 10 lần thứ XV năm 2019 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI ĐỀ XUẤT THHV LẦN XV LÊ QUÝ ĐÔN LAI CHÂU MÔN: Hóa học 10 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1. (2,5 điểm) 1. Người ta qui ước trị số năng lượng electron trong nguyên tử có dấu âm (-). Electron (e) trong He+ khi chuyển động trên một lớp xác định, e có một trị số năng lượng tương ứng, đó là năng lượng của một mức. Có 3 trị số năng lượng (theo đơn vị eV) của hệ He+ là -13,6; -54,4; -6,04. a. Hãy chỉ ra trị năng lượng mức 1; 2; 3 từ 3 trị số trên. Sự sắp xếp đó dựa vào căn cứ nào về cấu tạo nguyên tử? b.Từ trị số nào trong 3 trị trên ta có thể xác định được một trị năng lượng ion hoá của heli? Hãy trình bày cụ thể. 2. Thực nghiệm cho biết các độ dài bán kính ion theo đơn vị A như sau: 1,71; 1,16; 1,19 ; 0,68 ; 1,26 ; 0,85. Mỗi ion trong dãy này có cùng tổng số electron như ion khác trong dãy. Số điện tích hạt nhân Z của các ion đó trong giới hạn 2 < Z < 18. Hãy gán đúng trị số bán kính cho từng ion và xếp theo thứ tự tăng của các trị số này. Cần trình bày rõ về cơ sở cấu tạo nguyên tử và cấu hình electron của sự gán đúng đó. 3. Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng hạt nhân sau đây ( có định luật bảo toàn nào được dùng khi hoàn thành phương trình trên ? ) . 238 230 a. 92U 90Th + 235 206 b. 92U 82Pb + Câu 2. (2,5 điểm) Một ống thủy tinh hàn kín, có gắn hai sợi tungsten (vonfram) cách nhau 5mm, chứa đầy không khí sạch và khô tại nhiệt độ và áp suất chuẩn. Phóng điện giữa hai sợi này. Vài phút sau khí trong ống nghiệm nhuốm màu nâu đặc trưng. 1. Tiểu phân nào gây nên sự biến đổi màu quan sát được nêu trên?. Ước lượng giới hạn nồng độ lớn nhất trong ống thủy tinh. Trang 1 / 4
  2. 2. Màu nâu tương tự cũng thấy xuất hiện khi oxy và nitơ (II) oxit gặp nhau trong bầu thủy tinh chân không. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong bầu thủy tinh. 3. Từ các thí nghiệm ở 25oC có các số đo sau: -1 -1 -1 -1 [NO] (mol.L ) [O2] (mol.L ) Tốc độ đầu (mol.L .s ) 1,16.10-4 1,21.10-4 1,15.10-8 1,15.10-4 2,41.10-4 2,28.10-8 1,18.10-4 6,26.10-5 6,24.10-9 2,31.10-4 2,42.10-4 9,19.10-8 5,75.10-5 2,44.10-5 5,78.10-9 Xác định bậc phản ứng theo O2, theo NO và bậc phản ứng chung. Xác định hằng số phản ứng tại 298oK. Câu 3. (2,5 điểm) Amoni hidrosunfua là một chất không bền, dễ phân huỷ thành NH3 (k) và H2S (k). Cho biết: Hợp chất H0 (kJ/mol) S0 (J/K.mol) NH4HS (r) 156,9 113,4 NH3(k) 45.9 192,6 H2S (k) 20,4 205,6 o o o 1. Hãy tính H 298 , S 298 và G 298 của phản ứng trên 2. Hãy tính hằng số cân bằng Kp tại 250C của phản ứng trên 3. Hãy tính hằng số cân bằng Kp tại 35 0C của phản ứng trên, giả thiết H0 và S0 không phụ thuộc nhiệt độ. 4. Giả sử cho 1,00 mol NH4HS (r) vào một bình trống 25,00 L. Hãy tính áp suất toàn phần trong bình chứa nếu phản ứng phân huỷ đạt cân bằng tại 250C. Bỏ qua thể tích của NH4HS (r). Nếu dung tích bình chứa là 100,00L, hãy tính lại áp suất toàn phần trong thí nghiệm trên. Trang 2 / 4
  3. Câu 4. (2,5 điểm) Silic có cấu trúc tinh thể giống kim cương. 1. Tính bán kính nguyên tử silic. Cho khối lượng riêng của silic tinh thể bằng 2,33g.cm-3; khối lượng mol nguyên tử của Si bằng 28,1g.mol-1. 2. So sánh bán kính nguyên tử của silic với cacbon (rC = 0,077 nm) và giải thích. 3. Xét các phân tử POX3 Các phân tử POF3 và POCl3 có cấu hình hình học như thế nào? Góc liên kết XPX trong phân tử nào lớn hơn? Câu 5. (2,5 điểm) Tính axit của một mẫu nước tùy thuộc sự hấp thụ khí. Nói chung, khí quan trọng nhất gây nên tính axit là cacbon dioxit. 1. Viết ba phương trình phản ứng minh họa ảnh hưởng của CO2 trong không khí lên tính axit của nước. 2. Xếp các hệ sau (trong nước) theo thứ tự khả năng hoà tan của CO 2. Giả thiết rằng trước khi phơi dưới hỗn hợp 10% CO2 trong Ar, chúng đã đạt cân bằng với không khí. a. Nước cất. b. Dung dịch HCl 1M c. Dung dịch CH3COONa 1M 3. Giả thiết rằng không khí có chứa 350ppm CO2 (theo thể tích), và đã đạt cân bằng giữa CO 2 khí và tan (trong nước), hãy tính độ pH của một giọt nước o - mưa ở áp suất không khí. Các hằng số thích hợp tại 25 C là: kH(CO2) = 3,39.10 2 -1 -1 - -8 2- -4 mol.L .atm ; Kb(HCO3 ) = 2,24.10 ; Kb(CO3 ) = 2,14.10 . 4. Tính độ pH của một chai nước có ga (P(CO2(k)) = 1atm) Câu 6. (2,5 điểm) Dung dịch A gồm AgNO3 0,050 M và Pb(NO3)2 0,100 M. 1. Tính pH của dung dịch A. 2. Thêm 10,00 ml KI 0,250 M và HNO3 0,200 M vào 10,00 ml dung dịch A. Sau phản ứng người ta nhúng một điện cực Ag vào dung dịch B vừa thu Trang 3 / 4
  4. được và ghép thành pin (có cầu muối tiếp xúc hai dung dịch) với một điện cực có Ag nhúng vào dung dịch X gồm AgNO3 0,010 M và KSCN 0,040 M. a) Viết sơ đồ pin . b) Tính sức điện động E pin tại 250C . c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động. d) Tính hằng số cân bằng của phản ứng . + + –11,70 Cho biết : Ag + H2O AgOH + H (1) ; K1= 10 2+ + + –7,80 Pb + H2O PbOH + H (2) ; K2= 10 Chỉ số tích số tan pKs : AgI là 16,0 ; PbI2 là 7,86 ; AgSCN là 12,0 . 0 RT E = 0 ,799 V ; ln = 0,0592 lg Ag+/Ag F Câu 7. (2,5 điểm) Khí A có tỷ khối so với không khí là 3. Khi tác dụng với nước lạnh trong bóng tối khí A tạo nên axit B. Axit B này có khả năng biến thành hai axit C và D. Sản phẩm nhiệt phân của khí A khi đi qua dung dịch kiềm tùy điều kiện có thể tạo nên muối của hai axit C và D. Hỏi A,B, C và D là những chất gì? Cho biết muối Kali của axit D chứa 31,8% K và 39,1% O. Câu 8. (2,5 điểm) Hòa tan một mẫu sắt sunfua có lẫn tạp chất sắt vào một lượng dư dung dịch HCl. Toàn bộ khí thoát ra được làm sạch HCl và làm khô có thể tích 306 ml (đktc). Đốt cháy toàn bộ khí đó, thu sản phẩm khí vào nước và thêm một lượng dư H2O2 (đã axit hóa bằng dung dịch HCl) rồi thêm một lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 2,55 gam kết tủa trắng. Xác định hàm lượng FeS trong mẫu sắt sunfua đem thí nghiệm. Giáo viên: Phan Thanh Sơn ĐT 0389933568 Trang 4 / 4